US Army soldiers Mosul Iraq Middle East
© REUTERS/ Ammar AwadIraq đánh tiếng "mời" Mỹ rút quân khỏi nước này, nhưng Mỹ đang giả điếc
Quốc hội Iraq đã yêu cầu chính quyền nước này quy định thời hạn quân đội nước ngoài phải rút quân khỏi lãnh thổ nước này. Baghdad bày tỏ lòng biết ơn đối với lực lượng quân đội nước ngoài vì đã hỗ trợ và giúp đỡ họ trong cuộc chiến chống khủng bố IS nhưng hiện tại khủng bố IS đã bị đánh bại và quân đội nước ngoài, đặc biệt là NATO nên rút khỏi lãnh thổ Iraq.

Trong khi đó lãnh đạo NATO, ông Jens Stoltenberg, cho rằng quân đội Liên minh sẽ tiếp tục ở lại Iraq và sẽ hoàn thành nhiệm vụ của họ cho tới khi tiêu diệt hoàn toàn khủng bố IS ở khu vực này.

Ông Stoltenberg một lần nữa lưu ý rằng, quân đội NATO tới Iraq theo yêu cầu của nước này, trong khi không thèm để ý đễn những chính sách của chính quyền Baghdad. Nói cách khác lực lượng liên minh sẽ sử dụng chính "lời mời" của Iraq để chống lại Iraq. Vì vậy quân đội nước ngoài sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch quân sự của họ cho dù Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tuyên bố khủng bố đã bị đánh bại và tình hình đất nước dần ổn định.

Tuy nhiên thực tế Mỹ ở lại Iraq một phần vì thành quả mà Iran đã đạt được, đặc biệt là chương trình hạt nhân. Mỹ và một số nước đồng minh đang tiếp tục gây áp lực lên Iran liên quan đến vấn đề hạt nhân của nước này. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Michael Pence đã tuyên bố rằng, thỏa thuận hạt nhân với Iran phải được xem xét lại hay nói cách khác Hoa Kỳ sẽ không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân. Phía Iran sau đó đã ký một thỏa thuận với Mỹ và các nước phương Tây tuy nhiên họ nhanh chóng vi phạm thỏa thuận này.

Mặc dù Iran đã tạm ngừng phát triển vũ khí hạt nhân, họ hợp tác với IAEA và mong rằng phương Tây sẽ thực hiện các nghĩa vụ của họ và loại bỏ các biện pháp trừng phạt, nhưng điều này đã không xảy ra. Chính vì lý do này đã khiến mối quan hệ căng thẳng giữa các nước này ngày càng tăng thêm. Nên nhớ rằng hiệp định này rất quan trọng trong việc ổn định tình hình khu vực, không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như bảo vệ đồng minh Mỹ, tuy nhiên phía Mỹ đã khiến thỏa thuận này đứng bên bờ vực bị hủy bỏ.

Mặc dù một số chuyên gia quân sự đã cảnh báo chính quyền Mỹ nhưng họ vẫn tiếp tục trò chơi ở Trung Đông với các trò chơi địa chính trị của mình. Vì vậy Iran cũng tiếp tục các chương trình phát triển vũ khí mới và trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với phương Tây. Đối với Mỹ họ gần như ít bị ảnh hưởng, trong khi đó họ thông qua các nước phương Tây để tiến hành chống lại Iran một cách hiệu quả.

Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến Mỹ và NATO không rút quân khỏi Iraq. Với tình hình hiện nay trong trường hợp xấu nhất có thể Mỹ và đồng minh ở châu Âu, Israel, Ả-rập Xê-út và các quốc gia Ả-rập có thể dùng Iraq làm bàn đạp để tấn công Iran. Trong khi đó, người Mỹ kiêng cử, chuẩn bị các đầu cầu trong tương lai cho cuộc tấn công. Lưu ý rằng, Iran có biên giới với một số nước không sẵn sàng cho Mỹ triển khai lực lượng chống lại Iran, vì vậy họ chọn cách ở lại Iraq.

Ngoài ra một trong những nguyên nhân nữa khiến Mỹ và NATO kiên quyết ở lại khu vực này đó là so sự tăng cường lực lượng không ngừng của Iran ở Syria cũng như ở Trung Đông, sự "táo bạo" của Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở khu vực này đã đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ. Vì vậy Mỹ và đồng minh của họ sẽ tiếp tục tìm mọi biện pháp để không bị đá bay ra khỏi Trung Đông.