G-7 foreign ministers in Toronto
Ngoại trưởng các nước G-7 họp tại Toronto
Reuers ngày 23/4 đưa tin, Ngoại trưởng nhóm các nước phát triển (G-7), đang họp tại thành phố Toronto của Canada cùng cho rằng Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi Msocow tham gia vào cơ chế của họ giải quyết cuộc xung đột ở Syria.

Nhóm này gồm Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, Ngoại trưởng Italy Angelino Alfano, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas.

Các ngoại trưởng cùng Quyền Ngoại trưởng Mỹ John J. Sullivan và Đại diện cao cấp về An ninh và Đối ngoại của EU Federica Mogherini đã nhất trí thành lập nhóm công tác nghiên cứu "hành xử xấu xa" của Nga, trong đó có can thiệp của Nga ở Ukraine và Syria.

"Chúng tôi quyết định thiết lập một nhóm công tác xem xét các hành vi xấu xa của Nga trong tất cả các trường hợp, như chiến tranh mạng, bịa đặt thông tin, ám sát,.. nghĩa là bất cứ điều gì xảy ra liên quan tới Nga", lời Ngoại trưởng Anh Johnson.

Như vậy, dường như G-7 đã ngày càng chọn gia tăng đối đầu Nga, khi mặc định Nga luôn liên quan đến những hành động xấu xa mà không quan tâm đến giá trị của sự thật, nghĩa là G-7 vẫn tiếp tục "bịt mắt đánh Nga".

Từ buộc Nga phải tự nhận tội khi không có chứng cứ buộc tội

Ngày 16/4, Bộ trưởng ngoại giao các nước G-7 đã kêu gọi Nga hãy làm sáng tỏ những hoài nghi liên quan đến vụ cựu điệp viên nhị trùng Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại Salisbury, Anh, theo The Straits Times.
Salisbury attack
© AP Photo / Andrew Matthews
"Chúng tôi kêu gọi Nga hãy khẩn trương trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vụ việc ở Salisbury", Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu, nêu rõ.

Các Ngoại trưởng G-7 yêu cầu Nga cung cấp "chi tiết và đầy đủ về chương trình phát triển chất độc thần kinh Novichok mà trước đây Moscow đã không báo cáo cho Tổ chức cấm Vũ khí hoá học theo đúng nghĩa vụ quốc tế của mình".

Tuyên bố của những người đứng đầu ngành ngoại giao các nước G-7 đưa ra sau khi Mỹ-Anh và nhiều nước phương Tây trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga nhằm ủng hộ London chống lại Moscow. Nga đã cũng trả đũa bằng những động thái tương tự.

Các Ngoại trưởng G-7 cho biết họ "thống nhất trong việc lên án cuộc tấn công ở Salisbury với lời lẽ mạnh mẽ và đồng ý với đánh giá của Anh rằng có thể Nga chịu trách nhiệm về cuộc tấn công và không có giải thích thay thế hợp lý nào khác".

Giới chức ngoại giao G-7 cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học được thực hiện bởi bất kỳ một quốc gia nào cũng là vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm Công ước về Vũ khí Hoá học, nên phải bị lên án và trừng phạt.

"Đó là một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Hành động của họ là đáng ghê tởm, hoàn toàn không chấp nhận được, vì vậy phải bị lên án một cách có hệ thống và trừng phạt nghiêm ngặt", Tuyên bố của Ngoại trưởng G-7 nhấn mạnh.

Theo quan điểm của G-7, để tránh bị trừng phạt và gia tăng trừng phạt, Moscow chỉ cần, hoặc xác nhận "sự kiện Salisbury" là kết quả từ hành động có chủ đích của Nga, hoặc là Moscow không kiểm soát được kho vũ khí hoá học của mình.

Nghĩa là Moscow chủ động nhận tội mà không cần London đưa ra bằng chứng chứng minh Moscow phạm tội, hoặc là thủ phạm trực tiếp - nếu đó là hành động có chủ đích, hoặc đồng phạm - nếu không kiểm soát được kho vũ khí hoá học Nga.

Rõ ràng, đây chỉ là một nước cờ phá thế bế tắc của London khi không thể trưng ra bằng chứng cáo buộc Moscow là thủ phạm-tòng phạm trong "sự kiện Salisbury" và đương nhiên Moscow không dễ gì chấp nhận.

Phản ứng với Tuyên bố chung của Ngoại trưởng G-7 về vụ đầu độc cựu điệp viên nhị trùng tại Anh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga Konstantin Kosachev cho rằng đó là một "sự đoàn kết thất bại".

"Hành động này chỉ là một sự che đậy tập thể với hàng loạt những cái mà Anh gọi là bằng chứng nhưng không thể kiểm chứng. Vụ việc đang bị làm cho đổi trắng thay đen ngay trước mắt chúng ta", ông Kosachev chỉ trích.

Đến tự khép tội Nga mà không cần chứng cứ buộc tội

Sau khi đồng thuận thiết lập nhóm công tác xem xét các hành vi xấu xa của Nga, Ngoại trưởng G-7 cũng thống nhất về việc cần giám sát Nga sau cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ và thực hiện vụ tấn công bằng khí độc thần kinh ở Salisbury, Anh.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết: "Ngoại trưởng các nước G-7 đã bày tỏ lo ngại về vụ tấn công ở Anh cũng như nỗ lực của Nga trong việc gây bất ổn đối với các nền dân chủ bằng cách can thiệp vào các cuộc bầu cử".

Quyền Ngoại trưởng Mỹ John Sullivan kêu gọi Nga ngừng cản trở việc kiến tạo hòa bình cho Syria và tham gia vào một cơ chế của Mỹ và các nước phương Tây nhằm kết thúc cuộc xung đột kéo dài 7 năm qua ở Syria.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chính thức kêu gọi Moscow hãy thực tâm đóng góp thực lực của mình vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, "vì Moscow đang ủng hộ Tổng thống Assad nên Nga phải góp phần của mình cho giải pháp như vậy".

Đây là cuộc họp cấp cao đầu tiên của nhóm G-7 sau khi Mỹ-Anh-Pháp phóng tên lửa vào các cơ sở vũ khí hóa học của Syria, trừng phạt chính quyền Assad vì bị cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào ngày 7/4 làm nhiều người thiệt mạng.

Ngoại trưởng Anh Johnson cho biết, dù Moscow phủ nhận liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Salisbury cũng như bác bỏ xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hoá học ở Douma, song G-7 phải cảnh giác với Nga, vì Moscow luôn hành động xấu xa.

Như vậy, sau khi kêu gọi Moscow tự nhận tội không thành, G-7 đã tiếp tục đi xa hơn trong kiểu hành động "bịt mắt đánh trống" khi tự mình kết tội Nga bởi mặc định Moscow liên quan đến các hành động xấu xa mà không cần bằng chứng.

Tạp chí Forbes của Mỹ năm 2016 từng nhận định, đã đến lúc G-7 nên kết thúc sự tồn tại của mình, một phần do G-7 quá mời nhạt trước G-20, một phần do G-7 không hành động theo những tiêu chí mà mình đề ra là hỗ trợ thúc đẩy phát triển và tiến bộ.

Song chẳng lẽ G-7 lại chọn kết thúc sứ mệnh theo một cách lạ lùng vậy sao?

Bởi các nước G-7 luôn để cao giá trị tự do - dân chủ và nguyên tắc pháp quyền, nhưng qua hành xử với Nga cho thấy G-7 đã phủ nhận tất cả những gì mà họ tự hào, tôn trọng.

Chỉ là đòn đánh hội đồng Nga hay là có ý đồ khác?

Giới phân tích cho rằng, Mỹ và các đồng minh không chỉ dựa vào cơ chế tập thể G-7 để đánh hội đồng Nga, ngay cả trong tư thế bị "bịt mắt", mà phía sau hành động đó là có ý đồ không trong sáng và có thể nhận diện đó là tạo ra những tiền lệ nguy hiểm.

Cho đến lúc này chỉ có nước Nga dưới thời Tổng thống Putin mới chứng tỏ được là một thực thể đủ mạnh để có thể tạo ra đối trọng với Mỹ và phương Tây cả về chính trị và quân sự lẫn tạo thế trong quan hệ đối ngoại.

Chỉ có nước Nga của Putin mới đủ khả năng chiếm lĩnh những mặt bằng sân khấu chính trị thế giới, mà vốn thuộc độc quyền chiếm giữ của Mỹ và các đồng minh trong hơn 1/4 thế của thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Chỉ có nước Nga của Putin mới có thể phá vỡ xu thế vận hành của lịch sử trong thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, qua đó thẩm định lại một cách chuẩn xác nhất những giá trị vốn là niềm tự hào của thế giới phương Tây.

Chỉ có nước Nga của Putin mới đủ khả năng tạo hình cho một xu thế vận hành mới của lịch sử thế giới, khi đối đầu ý thức hệ không còn và làm giảm công hiệu tới mức thấp nhất của bộ đôi công cụ "củ cà rốt Mỹ và cây gậy của Washington".

Chỉ có nước Nga của Putin mới đủ khả năng làm tái sinh những giá trị vĩ đại của lịch sử thế giới - trong đó có Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô cứu nhân loại khỏi hoạ phát xít - mà nhiều thế lực muốn phủ nhận, xóa nhoà.
Putin standing in rain
Nước Nga của Putin làm tái sinh nhiều giá trị lịch sử vĩ đại
Chỉ có nước Nga của Putin mới đủ khả năng đẩy lùi và chiến thắng chủ nghĩa khủng bố quốc tế bằng hành động chính nghĩa và nhân đạo - bởi hầu hết các nhóm khủng bố đều là hệ quả phái sinh từ mưu đồ và hành động của Mỹ và phương Tây.

Chỉ có nước Nga của Putin mới đủ khả năng làm thay đổi bản chất các mối quan hệ quốc tế, từ lệ thuộc trong quan hệ song phương - chủ nợ và con nợ - sang cân bằng trong quan hệ đa phương - qua việc xoá nợ cho hàng mấy chục quốc gia trên toàn thế giới.

Rõ ràng, nước Nga của Puin đã và đang được xem là tựu trung của tinh thần quốc tế cao cả và hành động của chính quyền Nga được cho là luôn hướng tới tiến bộ xã hội. Nhiều quốc hướng về nước Nga với sự thán phục, ngưỡng mộ và tin tưởng vào công lý.

Như vậy, chỉ cần chứng minh những gì cao cả và nhân văn gắn với hình ảnh nước Nga của Putin thực ra chỉ là che đậy những mưu đồ của Moscow với những hành động xấu xa cần phải lên án và bị trừng phạt, thì tất cả sẽ sụp đổ.

Khi những gì xấu xa của Nga bị lật tẩy thì không còn một thực thể nào có thể thay thế, đương nhiên Mỹ và phương Tây sẽ trở thành nơi cứu rỗi cho tiến bộ xã hội và niềm tin vào công lý. Và đó được xem là lý do G-7 liên tiếp đánh hội đồng Nga.

Tuy nhiên, khi phải "bịt mắt đánh Nga" thì rõ ràng ý đồ của những người nhân danh công lý và tiến bộ xã hội đã tự chứng minh mình không đáng tin cậy, chứ không phải là chính quyền Nga dưới thời thời Tổng thống Putin.