EU High Representative for Foreign Affairs Federica Mogherini and Britain, France and Germany foreign ministers take part in meeting with Iran's Foreign Minister Mohammad Javad Zarif in Brussels
© Yves Herman / ReutersĐại diện EU về chính sách đối ngoại cùng các Ngoại trưởng Iran, Pháp, Đức, Anh tại Brussels, Bỉ, ngày 15/5/2018
Các cường quốc châu Âu ngày 15.5 khẳng định quyết tâm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 bằng cách tiếp tục bán sản phẩm dầu khí của Tehran và bảo vệ những đầu tư vào quốc gia Trung Đông này.

Các ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức cùng với bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) vừa làm việc với người đồng cấp bên phía Iran về những bước đi tiếp theo sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân.

"Chúng tôi nhất trí rằng tất cả đều đang lo lắng và đều muốn thoát khỏi lo lắng này càng nhanh càng tốt", bà Mogherini phát biểu sau cuộc họp kéo dài 90 phút.

Bà Mogherini cho biết các bên thống nhất sẽ tìm ra những giải pháp thực tế trong vòng vài tuần tới, bao gồm tiếp tục bán sản phẩm dầu khí của Iran, duy trì các giao dịch ngân hàng và bảo vệ các khoản đầu tư của châu Âu tại Tehran. Theo bà: "Chúng tôi không thể nói về các đảm bảo, nhưng phía châu Âu đang làm việc nhanh chóng, nghiêm túc và quyết tâm".

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cuộc họp là một khởi đầu tốt đẹp, nhưng ông muốn thấy những đảm bảo được hiện thực hóa.

Duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là một nỗ lực khó khăn khi Mỹ khôi phục trừng phạt cũ và đưa thêm nhiều trừng phạt mới. Mới đây vào ngày 15.5, Bộ Tài chính Mỹ công bố trừng phạt nhắm vào một ngân hàng và 4 cá nhân Iran, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif.

Theo kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Washington vừa rút khỏi, nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì Tehran đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế.

Tổng thống Trump chỉ trích JCPOA không đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran, những hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025 (khi các điều khoản quan trọng của thỏa thuận hết hiệu lực) và vai trò trong các cuộc chiến tại Syria, Yemen. Các cường quốc châu Âu chia sẻ mối lo của ông Trump, nhưng cho rằng thỏa thuận này là cách tốt nhất để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Một quan chức cấp cao của châu Âu đánh giá: "Rất có ý nghĩa khi ông Zarif tái khẳng định sẽ giữ vững thỏa thuận nếu chúng ta giúp đỡ họ chút ít". Theo vài quan chức Iran, miễn nước này vẫn có thể bán sản phẩm dầu mỏ và có được ngoại tệ thì JCPOA vẫn còn "sống".

Hai bên hiện đã giao nhiệm vụ cho các chuyên gia, làm việc về các biện pháp thực tế, có thể bao gồm trừng phạt trả đũa Mỹ, cho phép Ngân hàng Đầu tư châu Âu đầu tư vào Iran và điều phối các hạn mức tín dụng. Quan chức châu Âu và Iran sẽ gặp lại vào tuần sau tại Vienna.