Máy bay cường kích Su-25 của Nga tham chiến tích cực ở Syria
Ngay sau khi được Hội đồng LB cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh không kích vào các vị trí được cho là của lực lượng IS.
Từ hôm đó đến nay, các máy bay cường kích của Không quân Nga xuất kích từ sân bay căn cứ Latakia (Syria) đã liên tục tổ chức nhiều đợt bắn phá gây thiệt hại lớn cho lực lượng IS.
Dư luận quốc tế thân phương Tây hoặc bị truyền thông phương Tây chi phối, nhất là các nước theo liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, đã lập tức phản ứng với thái độ tiêu cực.
Họ cho rằng Nga can thiệp quân sự vào Syria để hỗ trợ cho chế độ của tổng thống Bashar al-Assad chống không chỉ IS, mà còn cả các tổ chức phiến quân chống chính phủ Syria do các nước Ảrập vùng Vịnh và Phương Tây hậu thuẫn.
Về phía mình, Nga kiên định tuyên bố mục tiêu của chiến dịch không kích là nhằm vào lực lượng IS theo lời kêu gọi của chính phủ hợp pháp của nước Cộng hoà Ảrập Syria.
Chiến dịch không kích dự kiến kéo dài trong 3 tháng này được cho là đủ để vô hiệu "độc tính" của lực lượng IS, mở đường cho lực lượng quân Chính phủ Syria phản công chiến lược đẩy lui IS ra khỏi Syria.
Vạch mặt "vở kịch" ở SyriaTại sao chỉ với một lực lượng không quân cấp trung đoàn (khoảng trên dưới 30 máy bay cường kích) mà Nga dám mạnh bạo tuyên bố mục tiêu đánh tan rã lực lượng IS chỉ trong một thời gian rất ngắn?
Trong khi chỉ tính số lượng máy bay cường kích mà Mỹ cùng các đồng minh Châu Âu và liên quân Ả rập huy động cho cùng mục tiêu này đã gấp hàng chục lần mà vẫn chưa làm nên trò trống gì trong suốt cả năm trời?
Câu trả lời đơn giản nằm ở chỗ Nga đã xuống tay đúng thời điểm và nhắm đúng bài chế ngự vở kịch bạo lực có sự can thiệp quân sự của nước ngoài nhằm lật đổ chế độ của tổng thống Bashar al-Assad đang diễn ra tại Syria.
Nga ra tay không kích khiến màn cuối cùng của vở kịch bạo loạn lật đổ chế độ Assad, với các tích tuồng gồm "thiết lập vùng cấm bay" của lực lượng do Mỹ dẫn đầu và "lực lượng gìn giữ hoà bình" của liên quân Ảrập theo dòng Hồi giáo Sunni, có nguy cơ đổ bể.
Về cơ bản, cả lực lượng Hồi giáo thánh chiến cực đoan "IS" lẫn lực lượng Hồi giáo ly khai ôn hoà trong thành phần "Liên minh dân tộc Syria" đều thuộc dòng Hồi giáo Sunni vốn được các quốc gia Hồi giáo đồng đạo ở Vùng Vịnh hậu thuẫn nhằm lật đổ Assad.Tuy có ngoài mặt giao chiến lẫn nhau, nhưng thực chất các lực lượng này thống nhất với nhau và với các nước Hồi giáo đứng sau chống lưng ở lý tưởng đưa dòng Hồi giáo chủ lưu Sunni lên nắm quyền ở Syria.
Trong "ván cờ Syria", lực lượng IS đóng vai ác với vô số hành động khát máu nhắm vào dân thường và quân chính phủ.
Đây được xác định là lực lượng tiên phong, được tạo ra để thu hút nguồn chiến binh Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới tới tham chiến thông qua bàn đạp là hành lang lãnh thổ Syria-Iraq.
Lực lượng IS vừa đóng vai trò xung kích trong việc mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của người Hồi giáo Sunni, vừa tạo cớ cho Mỹ và các đồng minh can thiệp quân sự vào Syria dưới danh nghĩa chống khủng bố.Mỹ và liên quân Ả-rập tuyên bố không kích IS tại Syria ẩn chứa hai mục tiêu: Vừa ngăn chặn quân chính phủ Syria mở rộng địa bàn truy quét lực lượng Hồi giáo ly khai chống chính phủ để giành lại lãnh thổ, vừa là công cụ để lái hướng tấn công của IS theo ý đồ bên ngoài.
Vì vậy, hành động không kích của Mỹ và một số nước ở Syria là không thực chất chống IS.Gần đây, khi con bài dùng lực lượng IS mở đường cho nhóm Sunni "ôn hoà" lên tiếm quyền không còn hiệu quả, thì một số nước Ả-rập Vùng Vịnh đã được Mỹ bật đèn xanh cho việc đưa quân can thiệp trực tiếp vào Syria.
Danh nghĩa được họ sử dụng một cách mỹ miều là "chống IS và gìn giữ hoà bình" nhằm hạ bệ chính quyền Assad.Máy bay Su-30SM làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không hỗ trợ cho các máy bay cường kích
Phá sản mưu đồ thiết lập "vùng cấm bay"Để chiến dịch trên bộ của liên quân Hồi giáo Sunni thành công và tránh khả năng đụng độ quân sự với lực lượng Hồi giáo Shiite của các nước ủng hộ chính quyền Assad, một chiếc ô phòng không không quân cần được thiết lập trên bầu trời Syria.
Chiếc ô đó chính là "vùng cấm bay" do Mỹ và các đồng minh chủ chốt trong khối NATO cầm trịch.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, dù được thiết lập hợp pháp trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hay áp đặt đơn phương bất hợp pháp bởi một nhóm nước, thì "vùng cấm bay" vẫn là công cụ được lạm dụng có chủ ý.
Mục đích chính là để không quân nước ngoài xâm phạm vào vùng trời của một quốc gia có chủ quyền nhằm tước đi sức mạnh không quân và khống chế các lực lượng trên bộ của nước đó.
Vì thế, mục tiêu của "vùng cấm bay" ở Syria sẽ là sự áp đặt ý chí bằng vũ lực của một nhóm nước do Mỹ dẫn đầu lên tương lai chính trị "không có Assad" của nhân dân Syria.
Và một "vùng cấm bay" như vậy hiện đang được Pháp ráo riết vận động thiết lập sau khi EU ngấm đòn từ dòng người tị nạn Syria.
Nếu Nga không kịp thời ra tay bằng không quân ở Syria trước khi "vùng cấm bay" được thiết lập tại đây, thì một "kịch bản Lybia" tất yếu sẽ diễn ra cho chế độ Assad.Trong mấy ngày qua, dù sử dụng lực lượng không quân cường kích khiêm tốn nhưng Nga vẫn đạt nhiều mục tiêu chiến dịch ở Syria.
Thứ nhất, Nga lái hướng mũi nhọn tấn công của IS.
Thứ hai, Nga không kích ngăn chặn làm tiêu hao và phân tán tiềm lực của các nhóm nổi dậy chống chính phủ Syria trong thành phần "Liên minh dân tộc Syria".
Thứ ba, Nga hỗ trợ ô phòng không không quân cho các chiến dịch phối hợp trên bộ để thu hồi lãnh thổ giữa quân chính phủ Syria và các lực lượng tình nguyện Hồi giáo Shiite.
Thứ tư, Nga làm phá sản ý đồ của Mỹ và các đồng minh khu vực can thiệp quân sự không-bộ vào Syria dưới danh nghĩa chống khủng bố IS nhằm xoá bỏ chế độ của tổng thống Bashar al-Assad.
Nga trực tiếp ra mặt kịp thời đã chặn đứng màn cuối vở kịch có sự can dự quân sự nước ngoài mà Mỹ và các đồng minh khu vực dày công dàn dựng bấy lâu.
Nhận xét: Xem thêm