Putin Borisov
© KremlinThủ tướng Bulgaria Boyko Borisov và Tổng thống Nga Putin
Đài Sputnik của Nga dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo sau hội đàm với Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov cho hay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc với nhau để tìm cách mở rộng dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sang Nam Âu thông qua cửa tiếp nhận là Bulgaria.

Theo đó, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh về việc Bulgaria muốn quay lại với Nga trong các dự án hợp tác năng lượng. Tổng thống Putin cho rằng điều này là đúng đắn.

"Chúng tôi đã bàn cụ thể, kể cả về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Chắc là mọi người đều biết, chỉ riêng một trong số các công ty của chúng tôi là Công ty Lukoil đã đầu tư vào Bulgaria hơn 3 tỷ USD. 9% GDP của Bulgaria được hình thành bởi hoạt động của nhà khai thác Nga, 25% doanh thu của Bungary được hình thành bởi hoạt động chỉ của một công ty của Nga, điều đó nói lên rất nhiều.

Chúng tôi có kinh nghiệm rất tốt trong hợp tác về năng lượng và năng lượng hạt nhân" - Tổng thống Putin nói.

Theo Tổng thống Nga, Thủ tướng Bulgaria đã từng bày tỏ ý định nối lại dự án đường ống dẫn khí đốt South Stream với Nga như trước đây nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất sẽ cấp khí đốt của Nga cho Bulgaria thông qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhắc lại về quyết định của Bulgaria từ năm 2014, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga đã nhận thấy sự hối tiếc của Bulgaria về quyết định bỏ dự án South Stream.

"Không ai nghi ngờ South Stream sẽ rất có lợi cho Bulgaria. Nhưng chúng ta hãy cố gắng đi từ phía bên kia, trong trường hợp này thông qua Thổ Nhĩ Kỳ" - Tổng thống Nga nói.
South Stream and Turkish Stream
Bulgaria bỏ lỡ cơ hội với Nga, đổi vận mệnh cho Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Putin cho rằng, Nga sẵn sàng làm việc về vấn đề năng lượng với các quốc gia châu Âu nếu Liên minh châu Âu (EU) cung cấp sự bảo đảm cho dự án. Bulgaria đã từ bỏ dự án vào tháng 6/2014 sau áp lực từ EU và Mỹ sau chuyến thăm của Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain, Chris Murphy và Ron Johnson.

"Chúng tôi hiểu và phía Bungari nhận thức rõ rằng khi thực hiện các dự án có quy mô lớn, cần sự đảm bảo, trước hết là đảm bảo tài chính phải dưới hình thức bảo lãnh của Chính phủ Bungari hoặc trong các quyết định có liên quan của Ủy ban châu Âu" - ông Putin nhấn mạnh hai bên đều quan tâm đến việc phải đi xa hơn trong các hợp tác năng lượng và không cho phép những sự kiện trong quá khứ xảy ra lần nữa.

Sự hợp tác trở lại giữa Nga và Bulgaria khó làm "sống lại" South Stream. Thay vào đó, nó tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ đặt đường ống dẫn dầu vào Bulgaria tỏa đi Nam Âu.

Tiến độ đẩy dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu này đã ảnh hưởng một cách khá mạnh mẽ vào quyết định hiện thực hóa đường ống Nord Stream-2 của Đức.

Cho đến nay, Nord Stream-2 vẫn chưa có đủ các giấy phép cần thiết để xây dựng đường ống nối từ Nga tới Đức. Dự án đường ống này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Ukraine tới việc trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu.

Tuy nhiên, quyết định này vẫn bị ảnh hưởng bởi Ukraine và Ba Lan phản đối dự án chạy dưới biển Baltic sẽ ảnh hưởng tới các khoản thu nhập của họ, đồng thời làm tăng khả năng cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu và biến thị trường này thành độc quyền.