Iran Nuclear program
© IRNA/AFP/File / Kazem GHANEMột thanh sát viên IAEA tại nhà máy điện hạt nhân Natanz của Iran
Ngày 5/6, Phát ngôn viên của Cơ quan đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) Maja Kocijancic tuyên bố, đánh giá ban đầu chỉ ra rằng, các biện pháp mà Iran vừa thông báo không giúp làm tăng niềm tin vào chương trình hạt nhân của Iran nhưng nó không vi phạm các cam kết của nước này trong khuôn khổ Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).

EU tái khẳng định cam kết tuân thủ JCPOA về chương trình hạt nhân của Iran, miễn là Tehran cũng đảm bảo tuân thủ nó.

Theo thông báo của người phát ngôn Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), Behrouz Kamalvandi, họ đã thông báo cho cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về khả năng tăng cường làm giàu uranium của nước này.

Đây là hành động cho thấy Iran đang thể hiện họ vẫn được giám sát IAEA trong bất kỳ sự thay đổi nào về tăng cường khả năng làm giàu uranium của mình.

Iran cho biết, đây là bước đi đầu tiên nhằm tăng áp lực lên châu Âu để cứu thỏa thuận hạt nhân.

Tuy nhiên, Ali Akbar Salehi, một trong những phó tổng thống của Iran và là Giám đốc AEOI cho biết, nước này sẽ chỉ tăng cường làm giàu uranium nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ.

Iran sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng để lắp đặt các máy ly tâm tiên tiến tại cơ sở hạt nhân Natanz từ hôm 5/6.

Ông Salehi nói rằng tổ chức của ông được giao nhiệm vụ cải tạo nhà máy sản xuất uranium hexafluoride (UF6) với lượng cần thiết để sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho lò phản ứng và sản xuất vũ khí.

Cơ quan nguyên tử của Iran cũng đã bắt đầu chuẩn bị để đảm bảo an toàn nhiên liệu hạt nhân trong nước cho nhà máy điện Bushehr cần 280 tấn nguyên liệu urani.

Trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân nói trên, Iran phải chờ đến năm 2024 mới có quyền chế tạo máy ly tâm tối tân hơn những dàn máy hiện tại để gia tăng khả năng tinh lọc uranium có cường độ phóng xạ cao ở mức có thể phát triển bom nguyên tử.

Đổi lại, Iran nhận được cứu trợ từ các lệnh trừng phạt, hầu hết trong số đó đã được hủy bỏ vào tháng 1/2016.

Trước khi đạt được thỏa thuận, Tehran đã làm giàu uranium lên tới 20% độ tinh khiết. Thỏa thuận này cho phép Iran tiếp tục tăng thêm 3,67% uranium, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng khoảng 90% uranium có thể cung cấp cho một quả bom nguyên tử.

Giới chức Iran cho rằng nếu các nước châu Âu không duy trì được hiệp định JCPOA thì Tehran có một số lựa chọn, bao gồm việc tiếp tục làm giàu 20% uranium. Điều này rõ ràng vẫn nằm trong thỏa thuận được ký năm 2015 và do đó, châu Âu đã đồng ý.

Tổng thư ký IAEA, Yukiya Amano đã thúc giục Iran "phải biết trù liệu thời điểm thích hợp" nếu muốn tạo niềm tin với các thanh tra quốc tế.

Trong khi đó, cùng ngày 5/6, Bộ trưởng Tình báo Israel Yisrael Katz đã kêu gọi thành lập một liên quân chống Iran nếu nước Tehran coi thường các cường quốc bằng cách làm giàu Uranium cấp độ quân sự.

Ông Katz nhấn mạnh: "Nếu Iran không từ bỏ ngay bây giờ và cố gắng quay lại việc làm giàu Uranium không bị giám sát thì sẽ có một tuyên bố rõ ràng từ Tổng thống Mỹ và tất cả liên minh phương Tây. Các nước Arab và Israel chắc chắn cũng sẽ có".

Vị này nói thêm rằng thông điệp nên được hiểu là "Nếu người Iran quay trở lại làm giàu Uranium ở mức có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân thì một liên quân sẽ được thành lập để chống lại họ"?