Statue of Liberty at war
Mỹ đã chán đánh khủng bố

David Norquist, quan chức phụ trách tài chính của Lầu Năm Góc, đã khẳng định rằng "sự cạnh tranh nước lớn, chứ không phải chủ nghĩa khủng bố, đã nổi lên như thách thức trung tâm đối với an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ" khi công bố đề xuất ngân sách trị giá 686 tỷ USD của Lầu Năm Góc vào tháng 1/2018.

Quan chức này cáo buộc Trung Quốc và Nga muốn định hình một thế giới nhất quán với các giá trị riêng, "thay thế trật tự tự do và cởi mở mà đã cho phép có được an ninh và sự thịnh vượng trên toàn cầu kể từ sau Thế chiến II".

Giới phân tích Mỹ cho rằng, với những tuyên bố và chính sách thời gian qua, quân đội Mỹ đã đưa ra quyết định về tương lai. Lực lượng này đã tự ràng buộc mình và nước Mỹ với một cuộc đấu tranh địa chính trị trên 3 mặt trận nhằm chống lại những bước tiến của Trung Quốc và Nga ở châu Á, châu Âu và Trung Đông.

Chiến lược này được coi như phiên bản Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ XXI, nhưng giờ đây Mỹ có nhiều hơn một đối thủ.

Sau vụ 11/9, giới chức quân sự Mỹ đã hoàn toàn chấp nhận cách tiếp cận "cuộc chiến trường kỳ chống khủng bố" tới thế giới. Tuy nhiên, "cuộc chiến không đi đến đâu" này đã khiến lòng nhiệt tình của giới quân sự Mỹ suy giảm nhất là khi họ chứng kiến Trung Quốc và Nga hiện đại hóa các lực lượng quân đội của mình.


Nhận xét: Vào thời điểm vụ 11/9, Mỹ cho rằng không còn nước nào có thể cạnh tranh với họ nên họ phải dựng lên bóng ma 'khủng bố' để tiếp tục duy trì quân đội khổng lồ của họ trên khắp thế giới. Giờ đây, Nga và Trung Quốc đã có đủ khả năng đứng lên nói "không" với họ, nên 'khủng bố' (thứ hoàn toàn do họ dựng lên) trở thành thứ yếu.

Tuy nhiên, sự ngạo mạn và ảo tưởng của Mỹ đã dẫn đến thực tế là giờ đây dù họ có đổ bao nhiêu tiền cũng không thể lấy lại được thế áp đảo tuyệt đối như trước nữa. Tiền đổ vào chỉ chảy vào túi giới siêu giàu và tạo ra những loại vũ khí thảm hại như 'lợn bay' F-35.


Cuộc chiến chống khủng bố đã khiến Lực lượng đặc nhiệm (SOF) của Lầu Năm Góc mở rộng trên quy mô lớn và hiện đã trở thành một đội quân bí mật với 70.000 người. Nghịch lý là một lực lượng quy mô như vậy không đem lại mục tiêu hay công việc thực sự nào cho các đơn vị "hạng nặng" của quân đội: lữ đoàn xe tăng của Lục quân, các nhóm tàu sân bay của Hải quân, phi đội máy bay ném bom của Không quân...

Không quân Mỹ dù đã đóng vai trò hỗ trợ chủ yếu trong các chiến dịch gần đây ở Iraq và Syria, nhưng ngay tại những nước này và những nơi khác, quân đội chính quy của Mỹ phần lớn đã bị các lực lượng SOF bị đánh giá là "trang bị sơ sài" và các máy bay không người lái gạt ra ngoài lề.

Cho đến gần đây, việc lên kế hoạch cho một "cuộc chiến thực sự" chống lại một "đối thủ ngang hàng" (một đối thủ với các lực lượng và vũ khí tương tự như của Mỹ) được ưu tiên ở mức thấp hơn nhiều so với các cuộc xung đột không có hồi kết trên khắp Đại Trung Đông và châu Phi.

Giới phân tích Mỹ cho rằng điều này đã gây lo lắng và thậm chí gây tức giận cho lực lượng quân đội chính quy, mà dường như thời khắc của họ cuối cùng đã tới.

Trong Chiến lược Quốc phòng mới của Lầu Năm Góc, Mỹ lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga cao hơn từ al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Bên cạnh đó, Iran và Triều Tiên cũng được Mỹ xác định là các mối đe dọa chủ yếu, nhưng có bản chất thứ cấp rõ rệt so với mối đe dọa mà 2 cường quốc cạnh tranh nói trên đặt ra.

Sự thay đổi trong đánh giá sẽ không chỉ đòi hỏi Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho các vũ khí quân dụng hạng nặng công nghệ cao tốn kém, mà còn đòi hỏi Lầu Năm Góc phác thảo lại bản đồ chiến lược toàn cầu để ưu tiên cho lực lượng quân đội chính quy.

Tìm vũ khí đối đầu Trung Quốc

Trong cuộc chiến "trường kỳ" chống khủng bố, địa lý và các ranh giới dường như kém quan trọng hơn khi quân đội Mỹ sẵn sàng triển khai (thường là các lực lượng đặc nhiệm) tới các chiến trường xa xôi trên khắp hành tinh mà không màng đến biên giới.

Tuy nhiên, trên bản đồ địa chính trị mới, Mỹ phải đối mặt với các đối thủ được vũ trang tốt với mục đích cao nhất là bảo vệ đường biên giới của họ, do vậy các lực lượng Mỹ giờ đây đang được bố trí dọc theo một phiên bản được cập nhật của ranh giới đối đầu 3 mặt trận cũ kỹ và quen thuộc hơn.

Theo giới phân tích Mỹ, ở châu Á, Mỹ và các đồng minh then chốt của nước này (Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Australia) sẽ phải đối mặt với Trung Quốc qua một đường ranh giới kéo dài từ bán đảo Triều Tiên đến vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Tương tự, ở châu Âu, Mỹ và các đồng minh NATO của nước này sẽ phải đối mặt với Nga trên một mặt trận kéo dài từ bán đảo Scandinavia và các nước cộng hòa Baltic về phía Nam tới Romania và sau đó về phía Đông vượt Biển Đen sang vùng Caucasus.

Nằm giữa 2 chiến trường tranh chấp là khu vực Đại Trung Đông luôn rối loạn, với Mỹ và 2 đồng minh quan trọng của nước này ở đó là Israel và Saudi Arabia, đối mặt với thành trì của Nga ở Syria và một Iran ngày càng quyết đoán và đang xích lại gần hơn với Trung Quốc và Nga.

Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, đây sẽ là bản đồ chiến lược toàn cầu mang tính xác định trong tương lai có thể đoán trước. Hầu hết các khoản đầu tư và sáng kiến quân sự chủ yếu sắp tới nhiều khả năng tập trung vào việc tăng cường sức mạnh hải quân, không quân và lục quân Mỹ ở phía bên này của đường ranh giới, cũng như vào việc nhắm mục tiêu vào những điểm dễ bị tổn thương của Trung Quốc và Nga ở phía bên kia.

Theo nhiệm vụ của từng lực lượng Mỹ, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lực lượng của Mỹ ở châu Á; Bộ chỉ huy châu Âu (EUCOM) kiểm soát các lực lượng Mỹ từ Scandinavia đến Caucasus; và Bộ chỉ huy trung tâm (CENTCOM) giám sát Trung Đông và Trung Á, nơi mà rất nhiều cuộc chiến chống khủng bố của nước này vẫn đang được tiến hành.

Tại "mặt trận" Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chỉ huy PACOM là Đô đốc Harry Harris Jr., một phi công hải quân kỳ cựu. Trong buổi điều trần về lĩnh vực mình phụ trách hàng năm, được trình bày trước Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ vào ngày 15/3, Harris đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về lập trường chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông lập luận rằng ngoài những mối nguy hiểm mà một Triều Tiên được vũ trang hạt nhân gây ra, Trung Quốc cũng đang nổi lên như một mối đe dọa đáng gờm đối với các lợi ích sống còn của Mỹ.

Ông khẳng định: "Sự tiến triển nhanh chóng của Quân giải phóng nhân dân (PLA) trở thành một lực lượng chiến đấu hiện đại với công nghệ cao tiếp tục vừa gây ấn tượng vừa gây lo ngại. Các khả năng của PLA đang tiến triển nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, hưởng lợi từ việc được trang bị và ưu tiên mạnh mẽ".

Theo quan chức Mỹ, mối đe dọa lớn nhất là sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và các tàu chiến tiên tiến.

Đô đốc Harris giải thích rằng các tên lửa như vậy có thể tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản hoặc trên đảo Guam, trong khi lực lượng hải quân ngày càng mở rộng của Trung Quốc có thể thách thức Hải quân Mỹ ở các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc và một ngày nào đó có thể thách thức cả bộ chỉ huy của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Đô đốc Harris kêu gọi gia tăng mạnh mẽ đầu tư vào các loại vũ khí nhằm chế ngự các khả năng hiện tại và trong tương lai của Trung Quốc và bảo đảm ưu thế quân sự của Mỹ đối với vùng trời và vùng biển của Trung Quốc.

Ông Harris đã nêu ra một danh sách gồm các thế hệ máy bay và tên lửa mới có khả năng tấn công các khẩu đội IRBM của Trung Quốc và các hệ thống vũ khí khác được sử dụng để giữ một khoảng cách an toàn giữa các lực lượng của Mỹ và lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Harris cũng bóng gió đề cập các tên lửa hạt nhân khi phát biểu: "Chúng ta phải tiếp tục mở rộng các khả năng tấn công trên chiến trường mà tuân thủ Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung để chống lại các khả năng chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) và các chiến thuật bảo toàn lực lượng của đối thủ".

Để củng cố hơn nữa phòng tuyến của Mỹ trong khu vực, ông Harris đã kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự với nhiều đồng minh và đối tác khác nhau, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Australia và "lý tưởng" là mạng lưới này gồm cả Ấn Độ.