China space probe Chang’e-4
© CNSAĐồ họa mô phỏng tàu Hằng Nga 4
Tàu Hằng Nga 4 của Trung Quốc là tàu vũ trụ đầu tiên của nhân loại hạ cánh xuống "phần tối" của Mặt Trăng, được xem là một bước tiến lớn giúp nhân loại khám phá vũ trụ.

Tàu vũ trụ và thăm dò không người lái Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 3/1 đã hạ cánh thành công trên khu vực Cực Nam - lòng chảo Aitken. Đây là miệng núi lửa lớn nhất, sâu nhất và cổ xưa nhất trên bề mặt của Mặt Trăng, theo Guardian.

Khu vực này nằm trong "phần xa" của Mặt trăng, chỉ phần diện tích luôn bị che khuất do Mặt Trăng chỉ hướng một bề mặt về phía Trái Đất. Khu vực này cũng được ví von là "phần tối" của Mặt Trăng, do con người chưa bao giờ khám phá.

Thông báo sứ mệnh thám hiểm thành công được đăng tải đầu tiên trên mạng xã hội Twitter.

China’s Chang’e 4 lunar explorer after it landed on the far side of the moon.
© CNSAHình ảnh được tàu Hằng Nga 4 truyền về sau khi hạ cánh
"Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công trên phần xa của mặt trăng, mở ra một chương mới cho nhân loại trong lịch sử khám phá Mặt Trăng", theo China Daily.

Tuy nhiên, các kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc sau đó đồng loạt xóa thông báo về Hằng Nga 4 trên mạng xã hội, khiến dư luận hoang mang. Phải qua giữa trưa, xác nhận chính thức về kết quả sứ mệnh mới được thông báo bởi đài truyền hình quốc gia CCTV.

Theo đó, thiết bị thăm dò mặt trăng hạ cánh an toàn vào lúc 10h26 ngày 3/1.

Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 tiến vào quỹ đạo bay quanh Mặt Trăng vào tuần trước, cách bề mặt vệ tinh Trái Đất khoảng 15 km.