Iran Iraq Syria railway
Theo RT ngày 26/8, Tehran đã thảo luận với Baghdad về khả năng xây dựng hệ thống đường ống nối Iran và Syria qua lãnh thổ Iraq, qua đó tránh sử dụng Eo biển Hormuz để vận chuyển dầu ở Vịnh Ba Tư. Kênh truyền hình al-Sumaria đưa tin, đường ống sẽ nối liền Iran với thành phố cảng Biniyas của Syria trên Biển Địa Trung Hải.

Đường ống đi qua Iraq sẽ cho phép Iran vượt qua eo biển Hormuz để vận chuyển dầu, vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Vịnh Ba Tư.

Nhiều người lo ngại eo biển Hormuz có thể bị đóng băng trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và đồng minh với Iran.

Theo nguồn tin, có hai phương án để lựa chọn. Thứ nhất, Iran sẽ xây dựng một đường ống mới dài 1.000km xuyên qua Iraq vào Syria, đi qua đồng bằng Nineveh ở miền bắc Iraq. Sau đó đường ống sẽ tiến vào lãnh thổ Syria qua tỉnh Deir Ezzor, tới bờ biển Syria.

Thứ hai, Iran sẽ mở lại đường ống Kirkuk-Baniyas, đã ngừng hoạt động từ năm 1982 trong Chiến tranh Iran-Iraq. Hệ thống này từng được "hồi sinh" vào năm 2000 nhưng đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi các cuộc không kích trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ.

Đề xuất này đi kèm điều kiện là toàn bộ việc sửa chữa, bảo trì đường ống sẽ do Tehran thực hiện.

Tổng công suất của đường ống ước tính khoảng 1,25 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với gần một nửa lượng dầu thô xuất khẩu trước khi Iran chịu lệnh trừng phạt, song lại ít hơn 10 lần so với tổng lượng dầu thô hiện đang vận chuyển qua eo biển Hormuz.

Thoát 'vòng kim cô' Mỹ

Baghdad có thể không xem trọng dự án này, bởi lẽ Iraq có thể xuất khẩu dầu thô thông qua cảng Baniyas sang các nước láng giềng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, giới truyền thông cho biết Baghdad vẫn chưa chính thức phản hồi đề xuất của Iran.

Trên thực tế, Iran trước đây đã đề xuất kế hoạch xây dựng đường ống dẫn tới Iraq, nhưng các cuộc đàm phán về dự án đã bị dừng lại vào năm 2014 khi Nhà nước Hồi giáo (IS, trước đây là ISIS) chiếm được những vùng đất rộng lớn ở cả Syria và Iraq.

Giới phân tích cho rằng, Iraq vốn đã quá mệt mỏi khi phải sống dưới sự kìm kẹp của Mỹ. Để có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ, Baghdad buộc phải chủ động trong các vấn đề kinh tế.

Có thể Iran không phải là một thế lực như Mỹ và đồng minh, như khi Iran, Iraq, Syria kết hợp cùng nhau lại là một câu chuyện khác. Đó cũng là lý do khiến Mỹ kịch liệt phản đối dự án đường sắt xuyên biên giới nối thủ đô Tehran với thành phố biển Latakia của Syria.

Theo kế hoạch, tuyến đường sắt mới sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thương mại trong vùng giữa Syria, Iraq và Iran. Dự án đường sắt này được chính phủ Iran tài trợ với sự hỗ trợ tài chính từ Syria và Iraq.

Mỹ muốn giữ Iraq bên cạnh mình để tiện thao túng, chi phối bàn cờ Trung Đông. Hệ thống đường sắt nối 3 nước Iran, Iraq, Syria có thể khiến Iraq "rời xa vòng tay" Mỹ.

Trở lại với kế hoạch dây dựng đường ống dẫn dầu nối Iran, Syria qua lãnh thổ Iraq. Một khi dự án này hoàn hành, Tehran có thể thoải mái cung cấp nguyên liệu cho Syria mà không phải băn khoăn về các lệnh trừng phạt của Mỹ. Mặt khác, thông qua hệ thống đường thống này, Iran có thể xuất khẩu dầu cho Trung Quốc, Nga thông qua các cảng biển lớn ở Syria mà không phải qua Vịnh Ba Tư.

Mỹ và đồng minh phương Tây sẽ không thể kiểm soát được Iran trong vấn đề này và Tehran vẫn có thể sống tốt sau hàng loạt lệnh trừng phạt từ Washington.