bush blair chilcot
© Kevin Lamarque / ReutersChúng tôi xin lỗi vì đã dùng vài chiêu nho nhỏ để xỏ mũi các bạn, nhưng dù sao thì chúng tôi vẫn không hề ân hận về điều đó.
Anh thừa nhận xâm lược Iraq là một sai lầm

Ông John Chilcot, người đứng đầu Ủy ban điều tra Anh vừa công bố kết luận việc nước này tham gia chiến dịch quân sự chống chính quyền Saddam Hussein từ năm 2003-2009.

Theo ông Chilcot trước khi Anh tham gia cuộc tấn công vào Iraq, khả năng giải pháp hòa bình cho quốc gia này vẫn chưa cạn kiệt.

"Hành động quân sự của Vương quốc Anh tại thời điểm đó chưa phải là giải pháp cuối cùng", ông Chilcot nhấn mạnh.

Báo cáo của Ủy ban cũng khẳng định, chính phủ Anh đã đánh giá thấp những hậu quả của cuộc xâm lược Iraq và đưa quân vào quốc gia Trung Đông này mà không sự có sự hỗ trợ tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.


Nhận xét: Nói một cách khác, đây là hành vi xâm lược!


Báo cáo nhận định, mối đe dọa vũ khí hạt nhân ở Iraq, trên thực tế không phải vì biện pháp trừng phạt đã được áp đặt trong quan hệ với Baghdad, và quyết định xâm lược Iraq dựa trên "những dữ liệu chưa được kiểm chứng".


Nhận xét: Nói một cách khác, cuộc xâm lược đó được thực hiện dựa trên những lời dối trá!


Ông Chilcot nhấn mạnh, cựu Thủ tướng Tony Blair thời điểm đó cũng nhận được những cảnh báo rằng, sự sụp đổ của Baghdad và hành động bắt giữ Tổng thống Iraq Saddam Hussein sẽ là thời cơ cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda đe dọa Vương quốc Anh.

Ủy ban điều tra kết luận, cuộc xâm lược là một sai lầm và những hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu cho đến bây giờ.


Nhận xét: Nói một cách khác, Tony Blair đã được cảnh báo đầy đủ về tất cả hậu quả của cuộc xâm lược đối với cả Iraq và nước Anh, nhưng hắn vẫn cố ý thúc đẩy cuộc xâm lược bằng những lời dối trá.


chilcot protest
© Paul Hackett / ReutersNgười dân Anh biểu tình tại London khi bản báo cáo Chilcot về việc Anh xâm lược Iraq được công bố ngày 6/7/2016
Sau khi công bố báo cáo, hàng chục người dân Anh đã tụ tập trước tòa nhà trụ sở của Ủy ban điều tra, yêu cầu trừng phạt cựu Thủ tướng Tony Blair, người đứng đầu chính phủ Anh từ năm 1997 đến 2007.

Cựu Thủ tướng Blair tuyên bố ông sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những sai lầm tại Iraq, tuy nhiên nội các của ông khẳng định việc loại bỏ Saddam Hussein là cần thiết.

Trong khi đó, Thủ tướng đương nhiệm David Cameron nói rằng nước Anh nên "xem xét nghiêm túc bản báo cáo của Ủy ban điều tra".

Lời tự thú của Mỹ - Anh

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên phía Anh đưa ra những thừa nhận về quyết định sai lầm khi tham gia cuộc chiến tại Iraq.

Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN hồi tháng 10 năm ngoái, Cựu Thủ tướng Tony Blair nói rằng có sự đúng đắn khi nói rằng việc đưa quân đến Iraq là nguyên nhân chính khiến cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy.

"Tôi xin lỗi vì sự thật rằng thông tin tình báo mà chúng tôi nhận được cho rằng chế độ Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt là sai lầm. chẳng có loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy", ông Blair nói.

Theo chính phủ Mỹ và Anh, nguyên nhân của cuộc xâm lược vào Iraq là bởi chính quyền của ông Saddam Hussein có sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, các báo cáo sau này được phát hiện là không đúng sự thật.


Nhận xét: Ngay từ trước khi cuộc xâm lược được thực hiện, đã có rất nhiều lời cảnh báo và bằng chứng rằng Iraq không còn chút vũ khí hủy diệt hàng loạt nào. Nhưng chính phủ Mỹ và Anh vẫn bưng tai để thúc đẩy cuộc xâm lược bất hợp pháp đó.


Những năm tiếp theo kể từ sau khi chính phủ của ông Saddam sụp đổ, Iraq rơi vào vòng xoáy hỗn loạn, xung đột tôn giáo kéo dài kéo theo sự xuất hiện của chi nhánh al-Qaeda tại Iraq, sau này trở thành Nhà nước Hồi giáo (IS). Hàng chục ngàn người Iraq, hơn 4.000 binh sĩ Mỹ và 179 binh lính Anh đã chết trong cuộc xung đột này.


Nhận xét: Theo những thông tin khách quan hơn, hơn một triệu người Iraq đã chết vì cuộc chiến và tình trạng kinh tế sụp đổ cùng xung đột tiếp diễn sau đó.


Bên cạnh thông tin tình báo sai lầm, ông Blair cũng xin lỗi "vì những sai sót trong khâu lên kế hoạch tác chiến và những đánh giá không đúng đắn về những tình huống có thể xảy ra sau khi chế độ sụp đổ".

Trước đó vào năm 2009, ông Blair cũng thừa nhận trên BBC rằng dù cho Iraq năm 2003 không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ Saddam Hussein.Không chỉ Anh, ngay cả Mỹ cũng thừa nhận về quyết định sai lầm khi tiến hành cuộc chiến tranh tại Iraq.

Hôm 27/4 , khi trả lời trên báo "Khaleej Times", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết cuộc chiến Iraq năm 2003 hoàn toàn là một sai lầm và cố Tổng thống Saddam Hussein không phải là mối đe dọa đối với Mỹ.

Theo ông Hagel tại thời điểm đó, ông Saddam đã mất quyền kiểm soát trên 30% khu vực phía Bắc Iraq do lực lượng người Kurd kiểm soát, trong khi Liên hợp quốc đã kiểm soát hệ thống khai thác dầu mỏ và cung cấp nhiên liệu.

Ông Hagel cho biết việc Mỹ xóa bỏ thể chế của Iraq, xóa bỏ đảng Baath và quân đội để áp đặt thể chế và dân chủ theo kiểu phương Tây tại Iraq là một sai lầm lớn.

Ông nhấn mạnh sai lầm này đã dẫn đến bất ổn và xung đột khu vực, trong đó có cả Syria và Libya đi cùng với xung đột sắc tộc, nội chiến, kinh tế suy giảm và sự bùng phát của các tổ chức khủng bố quốc tế. Người Iraq sẽ tự quyết định nền dân chủ của chính họ, theo cách riêng của họ và tại thời điểm phù hợp đối với họ.

"Mỹ và phương Tây chỉ nên khuyến khích nhân quyền, các nguyên tắc và giá trị dân chủ, chứ không được áp đặt; việc áp đặt dân chủ lên một nước sẽ chỉ đem lại thảm họa", ông Hagel nhận định.

Còn nhớ vào năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC rằng quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, ông vẫn bảo vệ quyết định để lại quân Mỹ ở Iraq (phải đến năm 2011 quân Mỹ mới rút hết khỏi quốc gia này).

Vì những điều này mà nhiều người coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này.

Đến năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định triệt thoái toàn bộ quân khỏi Iraq khi tình hình an ninh-chính trị và xã hội của Iraq vẫn chưa ổn định, nguy cơ nội chiến vẫn lơ lửng. Trong bài diễn văn đọc trước binh sĩ Mỹ tại bang North Carolina đánh dấu chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, Tổng thống Obama phải rất thận trọng không nhắc tới cụm từ "sứ mệnh hoàn thành" và ông còn thêm rằng: "Lịch sử sẽ phán xét cuộc chiến của Mỹ tại Iraq".