Đứa Con Xã HộiS


Biohazard

Đăng lại Khủng khiếp hơn Hiroshima: Hậu quả từ vũ khí uranium nghèo của Mỹ tại Fallujah, Iraq

DU babies
Hậu quả từ vũ khí uranium nghèo của Mỹ
Fallujah là một thành phố của Iraq, thuộc tỉnh Al-Anbâr, nằm cách Baghdad 65km về phía tây, với số dân khoảng 300.000 người. Thành phố này là biểu tượng của tinh thần triệt để chống Mỹ và liên quân của nhân dân Iraq. Nó đã bị tàn phá nặng nề hồi tháng 11/2004, kể cả bằng bom uranium làm nghèo và bom phốt pho.

Mới đây, Đài Truyền hình Al-Jazeera đã phát đi một cuộc phỏng vấn Giáo sư - tiến sĩ (GS-TS) Chris Busby, Giám đốc của Green Audit và Thư ký khoa học của Ủy ban châu Âu về các nguy cơ liên quan đến bức xạ (European Committee on Radiation Risks). TS Busby đã công bố nhiều bài báo về bức xạ, về uranium và về sự lây lan tại các nước như Liban, Kosovo, Dải Gaza và Iraq. Cuộc phỏng vấn do Ahmad Mansour thực hiện và trong lần phát lại nó đã được bà Layla Anwar, một blogger, tự xưng là một người Trung Đông theo dõi. Sau đây là những gì Layla Anwar đã ghi lại.

Fallujah là một thành phố đã bị Mỹ oanh tạc dữ dội năm 2004 bằng bom có chứa uranium làm nghèo và bom phốt pho trắng. Thành phố này trở thành một nơi bị cấm tới lui vì Mỹ và chính quyền bù nhìn của Iraq không cho phép bất cứ ai đến đó để tiến hành một cuộc nghiên cứu có liên quan. Về căn bản, đó là một thành phố đang bị thiết quân luật. Dĩ nhiên là Mỹ và chính quyền Iraq biết rõ ở đó đang có gì và đây là điều mà họ không muốn cho công chúng biết. Thế là GS Chris Busby đã vào cuộc. Busby trước sau vẫn quyết tâm tìm cho bằng được xem chuyện gì đã xảy ra tại Fallujah năm 2004.

Hearts

Thư viện nơi bạn có thể "mượn" người: Phá bỏ hàng rào ngăn cách con người với nhau

human library live books
Không giống các thư viện truyền thống, độc giả đến với thư viện người ở nhiều nơi trên thế giới sẽ được mượn một "cuốn sách sống", tức là những người kể chuyện, để nghe họ chia sẻ về những câu chuyện sóng gió cuộc đời của họ cũng như những kiến thức mà bạn có thể chưa bao giờ được biết đến. Thay vì đọc một cuốn sách, độc giả sẽ được nghe câu chuyện từ người thật.

Tại một thư viện người ở London (Anh), những tình nguyện viên làm "sách sống" ngồi xung quanh một chiếc bàn tròn và mặc một chiếc áo lụa vàng có in dòng chữ "book" (sách). Để mượn được một người, "độc giả" sẽ được đưa một bản danh sách liệt kê các chủ đề. Sau khi chọn được chủ đề muốn khám phá, họ sẽ được dẫn đến khu vực trò chuyện, trao đổi với những người sẵn sàng kể câu chuyện cuộc đời mình trong một khoảng thời gian nhất định. Một "cuốn sách" có thể được mượn trong 4 ngày, mỗi ngày 30 phút. Độc giả có thể hỏi tình nguyện viên bất kể điều gì họ muốn biết.

Các tình nguyện viên này đều có một khoảng thời gian khó khăn trong quá khứ. Có người nghiện ngập, có người vô gia cư hay có người phải chịu chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Teresa - một tình nguyện viên trong thư viện người ở London - chia sẻ: "Tôi là một người mắc chứng sợ nơi công cộng. Có những lần tôi ở lỳ trong nhà suốt 12 tuần". Giải thích lý do vì sao cô quyết định tham gia hoạt động này, Teresa cho biết "để mọi người không có định kiến cô là một người lười biếng và cũng để đối mặt dần với nỗi sợ hãi".

Bizarro Earth

Cả triệu học sinh ở New Delhi, Ấn Độ phải nghỉ học ba ngày do ô nhiễm không khí

Air pollution in New Delhi, India
© AP
"Rất cần phải thực thi ngay các biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Các công trình xây dựng và các hoạt động phá dỡ trong xây dựng phải bị ngưng trong năm ngày", Thủ hiến bang Delhi, ông Arvind Kejriwal tuyên bố trong ngày hôm nay (6-11).

Theo đó, các trường học tại thủ đô New Delhi cũng sẽ bị đóng cửa trong 3 ngày tới, trong bối cảnh thành phố này đang hứng chịu một trong những giai đoạn ô nhiễm tồi tệ nhất trong những năm gần đây.

Theo AFP, lớp khói mù ô nhiễm đã bao phủ thủ đô của Ấn Độ nhiều ngày qua. Lớp khói mù này được cho là được nhen nhóm từ lễ hội ánh sáng Diwali vào cuối tuần trước, khi đó người dân đốt quá nhiều pháo hoa để mừng lễ của người Hindu.

Trong thông báo phát đi hôm nay, Thủ hiến Arvind Kejriwal cũng khuyến cáo người dân tránh ra ngoài đường và cố gắng làm việc tại nhà nếu có thể. Các biện pháp khẩn cấp khác còn bao gồm ngăn hỏa hoạn tại các khu vực hố chôn rác (nhằm tránh gây thêm khói bụi), cấm các máy nổ chạy dầu trong 10 ngày, đổ nước ra các con đường chính để giảm bụi, bắt đầu vệ sinh đường phố từ ngày 10-11 và đóng cửa nhà máy điện đốt than Badarpur trong 10 ngày.

People

Hàng chục ngàn người biểu tình ở Seoul đòi tổng thống Hàn Quốc từ chức

South korea protest
© EPA
Chiều tối 5-11, hàng chục ngàn người Hàn Quốc đã đổ về trung tâm Seoul kêu gọi Tổng thống Park Geun Hye từ chức. Thông tin từ cảnh sát cho biết khoảng 43.000 người tham gia biểu tình, trong khi ban tổ chức cho biết con số này lên đến 100.000 người.

Theo Reuters, đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất thủ đô trong nhiều năm qua.

Những người biểu tình, trong đó có nhiều sinh viên, học sinh trung học, mang theo biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu kêu gọi bà Park từ chức, bất chấp bà đã khóc xin lỗi trong bài phát biểu trên truyền hình hôm qua.

Thị trưởng Seoul Park Won Soon cũng có mặt trong đoàn người biểu tình.

Các cuộc biểu tình chống Tổng thống Park Geun Hye bùng nổ sau khi xuất hiện các cáo buộc nói bà Park đã cho phép bà Choi Soon Sil - bạn thân lâu năm của bà, tiếp cận các bản thảo phát biểu của bà cũng như các tài liệu tổng thống khác, bao gồm cả thông tin mật.

Arrow Down

Thế giới "dân chủ": Tỷ lệ người dân tín nhiệm tổng thống Pháp đạt mức kỷ lục... 4%

hollande
Theo một khảo sát mới được tiến hành, tỉ lệ tín nhiệm của người dân Pháp đối với Tổng thống Francois Hollande đang là 4%, mức thấp kỷ lục đối với bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào.

Tạp chí Foreign Policy (Anh) đưa tin, hiện tại người Pháp tỏ ra quan tâm đến những vấn đề khác nhau, bao gồm những rắc rối mà bà Hillary Clinton đang đối mặt, tình hình Liên minh Châu Âu cũng như tầm ảnh hưởng của Vladimir Putin. Trong khi đó, Tổng thống Pháp thì bị cho "ra rìa".

Nguyên nhân của sự sụp đổ lòng tin này là bởi, một cuốn sách với tựa đề "Tổng thống Không nên nói những điều đó", trong đó ông Hollande đã có những lời nhục mạ bộ máy tư pháp, tầng lớp người nghèo, đội tuyển bóng đá quốc gia và những bộ trưởng dưới trướng mình.

Đây không phải là những lời mà tác giả cuốn sách tự sáng tác ra, mà chính ông Hollande đã nói những lời như vậy với người viết khi hai người đã gặp mặt nhau 61 lần trong 4 năm qua. Cuốn sách này sau đó đã được xuất bản 60 lần.

Nhận xét: Vậy đó các bạn ạ. tổng thống Pháp với tỷ lệ tín nhiệm 4% vẫn được coi là chế độ dân chủ, trong khi tổng thống Nga và Syria có tỷ lệ ủng hộ thường xuyên là hơn 80% theo những điều tra đáng tin cậy nhất, mãi mãi vẫn chỉ là chế độ độc tài.


People

Đa số người Mỹ muốn chính phủ hợp tác với Nga để chống khủng bố tại Syria

Islamist Syrian rebel group Jabhat al-Nusra fighter
© Hamid Khatib / ReutersTrong khi người dân Mỹ muốn hợp tác với Nga chống khủng bố ở Syria, chính phủ Mỹ tiếp tục trang bị vũ khí và nuôi dưỡng chính những tên khủng bố đó.
Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, một cuộc thăm dò dư luận xã hội mới được tiến hành ở Mỹ cho thấy, hơn 60% số người tham gia cuộc thăm dò dư luận cho rằng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố phải trở thành ưu tiên của Mỹ, hơn cả các kế hoạch giải quyết các vấn đề như "sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc và nước Nga đang phục hồi".

Mới đây, các nhà xã hội học của trường Đại học tổng hợp Maryland đã quyết định sẽ làm rõ quan điểm của người dân Mỹ đối với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và với cuộc khủng hoảng Syria. Kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội được họ tổ chức cho thấy, có đến hơn 60% số người được hỏi ủng hộ việc Mỹ hợp tác cùng Nga trong cuộc chiến tiêu diệt các phần tử cực đoan.

Cụ thể, kết quả thăm dò này cho thấy, ý tưởng của ứng cử viên đại diện đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ là Donald Trump về việc Mỹ nên hợp tác với Nga ở Syria đã nhận được sự ủng hộ của 67% người ủng hộ đảng Cộng hòa, 53% người ủng hộ đảng Dân chủ và 67% cử tri độc lập. Điều đáng ngạc nhiên trong kết quả điều tra này là có đến 53% cử tri "ruột" của đảng Dân chủ cũng đã ủng hộ ý tưởng của đối thủ đảng Cộng hòa.

Bizarro Earth

Món quà "dân chủ" của NATO: 240 người tị nạn chết đuối ngoài khơi Lybia

 Refugees in capsizing boat
© Reuters
Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) ngày hôm qua (3/11) cho biết, ít nhất 240 người người nhập cư được cho là đến từ Tây Phi đã chết trong 2 vụ đắm thuyền ngoài khơi Lybia.

Người phát ngôn Tổ chức Di trú quốc tế Leonard Doyle cho biết, 2 chiếc thuyền cao su chở đến hơn 300 người đã bị sóng biển đánh chìm trong thời tiết xấu khiến ít nhất 240 người thiệt mạng.

Khi vụ việc xảy ra, nhiều tàu cứu hộ ở ngay trong tầm nhìn và đã nỗ lực, khẩn trương đến cứu giúp song đa số người nhập cư trên thuyền đã thiệt mạng, trong đó có cả trẻ sơ sinh.

Theo Tổ chức Di trú quốc tế, một nhóm người nhập cư bao gồm 20 phụ nữ và 6 trẻ em đã khởi hành từ Lybia vào khoảng 3 giờ sáng (theo giờ địa phương) ngày 1/11 trên một chiếc thuyền cao su nhưng thuyền của họ đã bị hỏng chỉ sau đó vài giờ.

Khi đội cứu hộ tới nơi thì phần lớn hành khách trên thuyền đã chìm. Họ đã cứu được 27 người, vớt được 12 thi thể, trong đó có 3 em nhỏ. Cùng lúc này, một chiếc thuyền khác chở khoảng 130 người nhập cư cũng gặp nạn và chỉ còn 2 người phụ nữ sống sót.

Nhận xét: Xem thêm:


Георгиевская ленточка

Nước Nga: Quê hương thứ hai của Steven Seagal

Steven Seagal
© Sputnik/ Ramil Sitdikov
Diễn viên người Mỹ Steven Seagal đã gọi Nga quê hương sau khi nhận được quốc tịch Nga, đài phát thanh "Tiếng nói Moskva" cho biết.

"Tôi rất tôn trọng nước Nga và gắn bó với nó như đất nước ruột thịt của mình" — ông nói. Theo ông, cha ông là người Nga "chính gốc". Hầu hết thanh viên gia đình của cha ông đều là người bản địa Vladivostok.

Seagal cũng lưu ý rằng ông có thân nhân ở St. Petersburg, Siberia, Belarus, và "một số lượng đáng kinh ngạc" bạn bè ở Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Ngoài ra, nam diễn viên nói rằng ông "rất biết ơn" cơ hội để trở thành công dân của Liên bang Nga, và bày tỏ sự sẵn sàng làm việc để Nga và Hoa Kỳ đã trở thành bạn bè thân thiết.

Trước đó, phát ngôn viên tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng nam diễn viên đã đề nghị được nhập quốc tịch Nga rất "lâu dài và khó khăn".

Red Flag

Trung Quốc chuyển mình từ xưởng gia công thành trung tâm khởi nghiệp, công nghệ

China economy startup
Khảo sát của tổ chức GEM gần đây cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi 18-64 đã và đang khởi nghiệp tại Trung Quốc là 15,53%, cao hơn rất nhiều so với mức 3,83% của Nhật Bản và thậm chí là 13,81% của Mỹ.

Mặc dù kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề và tăng trưởng giảm tốc, nhưng có vẻ điều này không ảnh hưởng mấy đến cộng động startup tại đây.

Hiện nay, những công ty tư nhân và thiên hướng tập trung vào người tiêu dùng đang dần thay thế vai trò thúc đẩy tăng trưởng của nhiều tập đoàn quốc doanh nhà nước đang làm ăn không hiệu quả tại Trung Quốc. Đương nhiên, cộng đồng khởi nghiệp và nhiều doanh nhân trẻ cũng nhận ra xu thế này và đang cố gắng nắm bắt lấy thời cơ gọi vốn.

Trung Quốc đang là quốc gia có nhiều doanh nghiệp mới ra đời lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và vị thế của các startup tại quốc gia Châu Á này cũng đang ngày một lớn hơn.

Heart - Black

Hình ảnh những đứa trẻ đang chết đói ở Yemen do bị Ả rập Xê út và phương Tây phong tỏa

yemen war children
© Reuters Một phụ nữ nằm bên đứa con đang chết đói của chị tại bệnh viện thành phố Houdieda, Yemen bên bờ Biển Đỏ. Cuộc phong tỏa được sự hỗ trợ của Hải quân Mỹ đã khiến hầu hết đất nước nghèo nhất trong thế giới Ả rập này lâm vào nạn đói trầm trọng.
Tại các khu hồi sức ở tất cả các bệnh viện lớn nhỏ Yemen đều bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ "da bọc xương" nằm thoi thóp bên cạnh ống thở, bình truyền và màn hình theo dõi.

Đây là những nạn nhân nhí bị ảnh hưởng từ nạn đói đang diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn tại Yemen, đặc biệt là khi ngân hàng trung ương cải tổ lại bộ máy quản lý làm lo lắng các nhà nhập khẩu. Một nữ y tá làm việc trong bệnh viện Yemen cho biết trong tháng 4 chỉ có 10 đến 20 trẻ em đến đây bị suy dinh dưỡng vì nạn đói, nhưng hiện tại họ phải tiếp nhận đến 120 em mỗi tháng.

Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc (LHQ), hơn một nửa trong tổng số 28 triệu dân tại đây không có đủ thực phẩm để sinh sống qua ngày do tàu chở lương thực bị liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu ngăn cản không cho cập cảng Yemen.

Nhận xét: Đây là sản phẩm của chính quyền Ả rập Xê út, những kẻ cuồng tín chuyên chặt đầu người, vừa được bầu lại vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong khi Nga, đất nước đi đầu chống khủng bố thì bị buộc tội gây ra thảm họa nhân đạo tại Syria và mất ghế ở Hội đồng Nhân quyền. Đó, các bạn ạ, là thế giới ngày hôm nay, tạo ra bởi các nhà "kiến tạo hiện thực" tại chính phủ các nước phương Tây.