Đứa Con Xã HộiS


Robot

Lời cảnh báo của Einstein về "thế hệ đần độn vì công nghệ" đang trở thành hiện thực

zombies smartphone
Zombie là có thật... Và chúng có ở khắp nơi!
Sau hơn 6 thập kỷ, dường như lời tiên tri của nhà bác học đại tài Einstein đang dần trở thành sự thực?

Einstein (1879 - 1955) từng nói: "Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn". Dù đã mất cách đây khoảng 60 năm, nhưng lời dự đoán về thế giới thời công nghệ hiện đại của ông vẫn khiến chúng ta ngạc nhiên bởi sự chính xác của nó.

Sự bùng nổ công nghệ dường như không còn là vấn đề mới trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay bạn có thể dễ dàng sở hữu cho mình bất cứ thiết bị công nghệ nào từ smartphone, laptop, ipad... để phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, sự ra đời của các trang mạng xã hội dường như dễ dàng xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý và giúp cho chúng ta kết nối với mọi người trên khắp thế giới.

Không thể phủ nhận những tiện ích đáng kể của các sản phẩm công nghệ cao như laptop, điện thoại thông minh hay máy tính bảng được kết nối Internet đã đem đến cho cuộc sống con người. Thế nhưng, khi để bị cuốn vào vòng xoáy của những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại thì cũng là lúc chúng ta trở nên chìm đắm vào thế giới ảo mà không còn chú trọng vào việc thể hiện mình ngoài cuộc sống thật bằng việc tạo lập và củng cố những mối quan hệ xã hội thân mật cần có.

People

Người Đức biểu tình phản đối Mỹ dùng căn cứ ở Đức để giết người bằng máy bay không người lái

demonstration ramstein
© picture alliance / dpa / Reiner Voß
Hàng ngàn người biểu tình đã bao vây một căn cứ không quân của Mỹ ở phía tây nam nước Đức vào ngày 12.6, nhằm phản đối các hoạt động của máy bay không người lái của quân đội Mỹ trong khu vực.

Theo Reuters, hàng ngàn người biểu tình đã xếp thành một hàng dài bên ngoài căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở phía tây nam nước Đức vào ngày 12.6. Cuộc biểu tình do liên minh Stop Ramstein-No Drone War tổ chức nhằm phản đối Mỹ sử dụng các máy bay không người lái cho nhiều hoạt động trong khu vực.

Cảnh sát ước tính có khoảng 3.000 - 4.000 người tham gia cuộc biểu tình bên ngoài căn cứ Ramstein, nơi được coi là đại bản doanh của không quân Mỹ ở châu Âu, đồng thời là nơi truyền phát thông tin giữa các nhà quản lý đến các máy bay không người lái đang hoạt động ở Afghanistan, Pakistan, Yemen và Syria. Trong khi đó, các nhà hoạt động tuyên bố có 5.000 - 7.000 người xếp thành một vòng tròn bao quanh căn cứ của Mỹ.

Việc Washington sử dụng các máy bay không người lái ở Đức từ lâu đã gây ra những cuộc tranh cãi bên trong quốc gia này, khi nhiều người tiếp tục bị ám ảnh bởi sự kinh hoàng của các cuộc xung đột quân sự từ sau Thế chiến thứ 2. Những người đứng đầu liên minh Stop Ramstein-No Drone War cho rằng việc Mỹ sử dụng căn cứ Ramstein để truyền tải dữ liệu đến các máy bay không người lái là vi phạm Hiến pháp Đức và kêu gọi chính phủ phải đóng cửa trạm chuyển tiếp thông tin vệ tinh tại căn cứ này.

Nhận xét: Máy bay không người lái của Hoa Kỳ là thủ phạm của rất nhiều vụ "bắn nhầm" vào các đám cưới, đoàn xe dân sự, đám đông dân thường, v.v... tại Afghanistan và Pakistan trong 15 năm qua. Những vụ như vậy thường bị bỏ qua hay chỉ điều tra một cách hết sức qua loa rồi mọi chuyện đâu lại hoàn đó, thậm chí hoạt động của máy bay không người lái còn được mở rộng. Đó thực sự là hành động giết người từ xa mà chính phủ Đức là đồng phạm khi cho phép truyền tải thông tin qua lãnh thổ của họ.


Pistol

Ít nhất 50 người thiệt mạng trong vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử Mỹ tại Orlando, Florida

orlando shooting
© AP/Phelan M. Ebenhack
Một vụ xả súng xảy ra tại câu lạc bộ đồng tính ở thành phố Orlando, bang Florida, rạng sáng 12/6, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 53 người bị thương.

Theo cảnh sát trưởng thành phố Orlando, ông John Mina, 50 người đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại hộp đêm Pulse rạng sáng 12/6. Kẻ xả súng nằm trong số người thiệt mạng. Ngoài ra, 30 con tin được cứu thoát, 53 người đã được điều trị y tế.

Trước đó, các quan chức thông báo trên Twitter rằng có nhiều người bị thương sau vụ việc tại hộp đêm Pulse, trong đó một tay súng được cho là đã chết. Trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin khoảng 7-20 người đã bị bắn.

Trên Facebook, câu lạc bộ này yêu cầu khách hãy chạy thoát để tránh nguy hiểm.

Trên tài khoản mạng xã hội, một số khách đã đăng hình ảnh tay súng cố thủ bên trong và giữ con tin. Một người cho biết anh đã có mặt trong hộp đêm khi vụ việc xảy ra lúc 2h sáng và nghe khoảng 40 tiếng súng nổ.

Blue Planet

Chuyên gia Nga: Quản lý hiệu quả từ chính phủ giữ Việt Nam trong 10 nước bình yên nhất thế giới

Vietnamese military
© AFP 2016/ HOANG DINH NAM
Mức độ an ninh trên thế giới sụt giảm, các tác giả lập Bảng xếp hạng hòa bình toàn cầu (Global Peace Index) nhận định.

Năm nay, gần bốn mươi nước phải chứng kiến sự gia tăng của bất ổn chính trị. Chỉ có mười nước được xem là hoàn toàn không có xung đột trên thế giới. Trong danh sách này có Việt Nam.

Đài "Sputnik" yêu cầu Giáo sư về Việt Nam học nổi tiếng, Tiến sĩ Khoa học Vladimir Kolotov bình luận về việc Việt Nam xếp vị trí danh dự trong bảng xếp hạng Global Peace Index. Ông Kolotov cho biết:

"Trong những năm gần đây thực tế đã chứng minh rằng, bộ máy nhà nước Việt Nam đạt được hiệu quả rất cao trong việc quản lý những tình huống xung đột, giải quyết những vấn đề này. Và đây là trong bối cảnh sự tiềm ẩn xung đột được thấy trong nhiều vấn đề trên lãnh thổ Việt Nam.

Eye 1

Nền kinh tế "giá rẻ" của thế giới được xây dựng trên lưng 46 triệu nô lệ hiện đại

Child labor - modern slave
© The Atlantic
Ít người hình dung ở thế kỷ 21 này vẫn còn hàng chục triệu nô lệ ngày đêm bị bóc lột trên thế giới.

Theo báo cáo "Nô lệ toàn cầu 2016" (Global Slavery Index) của Tổ chức Walk Free Foundation (Úc) vừa công bố, trên thế giới hiện có gần 46 triệu người đang chịu đựng cuộc sống như nô lệ.

Nô lệ thời nay tồn tại dưới nhiều hình thức, có những người sinh ra đã chịu thân phận tôi tớ, có những người vốn tự do nhưng bị bắt cóc và ép bán dâm, có những người chịu phục tùng vì nợ nần...

Hồi chuông báo động

So với con số 35,8 triệu nô lệ của năm 2014, số liệu thống kê năm nay khiến không ít người giật mình.

Ông Andrew Forest, một tỉ phú ngành mỏ ở Úc kiêm nhà sáng lập Walk Free, cho biết tỉ lệ gia tăng gần 30% là do công tác thu thập dữ liệu tốt hơn trước đây, mặc dù ông lo sợ tình hình sẽ còn tồi tệ hơn do tình trạng di dân toàn cầu khiến con người dễ bị tổn thương và rơi vào các hình thức nô lệ khác nhau.

Bizarro Earth

Chiến tranh lan tràn: Chỉ 10 quốc gia không có xung đột, trong đó có Việt Nam

US wars Africa
© wikimedia.org
Mức độ an ninh trên thế giới giảm, chỉ có 10 quốc gia có thể được xem là hoàn toàn giải phóng khỏi các cuộc xung đột, các tác giả nghiên cứu chỉ số bình an toàn cầu 2016 công bố.

Tình hình đang xấu đi ở Trung Đông, vấn đề người tị nạn chưa được giải quyết, tỉ lệ chết gia tăng là kết quả của các hoạt động khủng bố là những nguyên nhân góp phần làm cho thế giới bất ổn hơn vào năm 2016. Đó cũng là những nguyên nhân gây ra suy giảm của chỉ số các hạng mục do tờ Independent liệt kê.

Theo số liệu của Viện Kinh tế và Hòa bình, các chuyên gia đã lập chỉ số trong vòng 10 năm, hiện nay, các quốc gia hoàn toàn miễn xung đột, cả bên trong và bên ngoài, chỉ có Botswana, Chile, Costa Rica, Nhật Bản, Mauritius, Panama, Qatar, Thụy Sĩ, Uruguay và Việt Nam.

Tổng số khoảng 80 quốc gia đã trở nên yên bình hơn so với năm ngoái, trong khi ngược lại, ở 79 nước tình hình đã xấu đi.

People

Bạn muốn biết người Mỹ nghĩ sao về việc Bob Kerrey làm chủ tịch ĐH Fulbright không?

Bob Kerrey
Bob Kerrey, kẻ từng tham gia thảm sát hàng chục người trong chiến tranh Việt Nam, hiện được bổ nhiệm lãnh đạo Đại học Fulbright vừa được thành lập.
Bạn muốn biết người Mỹ nghĩ sao về việc Bob Kerrey không?

Chúng tôi tìm mỏi mắt, chưa thấy 1 người Mỹ (và giáo sư Việt tại Mỹ) nào trong phạm vi quen biết lại ủng hộ việc đưa Bob Kerrey lên giữ chức vị cao nhất trong ĐH Fulbright ở Việt Nam vào thời điểm này:

---- SHAWN McHALE, GS Quan hệ Quốc tế danh tiếng của George Washington University:

"Quan điểm của tôi là giữa chống hoàn toàn với ngạc nhiên, khó hiểu. Phản ứng đầu tiên là việc có Bob Kerrey ở vị trí lãnh đạo là thật tệ hại.

Ở Mỹ, Hội đồng Tín thác (HĐQT) có thể vừa quyền lực, vừa không quyền lực. Họ giúp quyên tiền cho trường, đưa ra định hướng chung, tuyển người và sa thải hiệu trưởng, v.v. Nên đúng là họ quyền lực. Cùng lúc, cũng có những mô hình quản trị ở các đại học hàng đầu trao quyền lớn hơn cho đội ngũ giáo viên. Quyền lực lớn này dù vậy đang ngày càng bị Hội đồng Tín thác thách thức...

Nhận xét: Nhận xét của một bạn đọc:
Có những thứ là quy tắc, là bất di bất dịch. Chẳng hạn, ở hầu hết các nước, giáo viên đứng trên bục giảng thì dứt khoát phải không có tiền án tiền sự. Chỉ cần phạm pháp dù nhỏ thôi là vĩnh viễn cánh cửa vào ngành giáo dục đóng lại. Giáo dục có những đặc thù riêng, liên quan đến con người nên mới có những quy định khắt khe như vậy mà những ngành khác không có. Ngay kể cả ở nước Mỹ, chỉ vài phát ngôn lỡ miệng hoặc một hành vi không đúng đắn khiến công chúng nổi giận là đã đủ cho một giáo sư bị buộc thôi việc, bị cách chức. Ai không tin có thể Google đọc về Melissa Click - một giảng viên đại học ở Mỹ mới đây phải xin lỗi rồi sau đó bị cho nghỉ việc vì đã ngăn cản và có thái độ ko đúng mực với một phóng viên ảnh. Hay Tim Hunt - nhà khoa học đoạt giải Nobel - cũng đã phải từ chức chỉ sau một bình luận bông đùa về phụ nữ gây phản ứng mạnh trong công luận. Nói gì việc trong quá khứ từng phạm tội ác chiến tranh gây ra cái chết của hàng chục dân thường không có vũ khí tự vệ, mà tính ngồi lên ghế Chủ tịch đại học thì đó là chuyện không tưởng, bất kể là có đứng trên bục giảng hay không. Đó là lý do vì sao tất cả các giáo sư Việt Nam và nước ngoài đều có ý kiến phản đối. Những người ủng hộ Bob Kerrey tại Việt Nam dường như không hiểu điều đó. Họ dễ dãi với lịch sử, với quá khứ, xem nhẹ cả tương lại khi đơn giản nghĩ là cần tha thứ, cần bỏ qua. Tha thứ, bỏ qua thì đã làm rồi, chả ai cấm một người như Bob tới VN hay có hành động giúp VN, nhưng để ngồi ở vị trí đó của một cơ quan giáo dục, đó là chuyện khác. Cần rạch ròi, rõ ràng như vậy.



Heart

Sức làm việc phi thường của tổng thống Putin

putin
© Mikhail Klimentyev/Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP
Thư ký báo chí Điện Kremli Vladimir Peshkov mới đây đã bác bỏ những thông tin sai lệch về việc sức khoẻ của tổng thống Nga Putin "có vấn đề", mà ngược lại, sức khỏe của ông rất ổn. Được biết, lịch làm việc của ông Putin luôn dày đặc.

Chẳng hạn, chỉ riêng trong năm ngoái ông Putin đã có 363 cuộc gặp gỡ chính thức, trong đó có 315 cuộc gặp song phương, 10 cuộc gặp tam phương và 83 cuộc gặp đa phương.

Cũng trong năm ngoái, tổng thống Putin đã thực hiện 55 chuyến công du chính thức, trong đó có 44 chuyến công tác tới nhiều địa phương trên lãnh thổ nước Nga và 11 chuyến công du nước ngoài.

Ngoài ra, tổng thống Putin còn thực hiện 109 cuộc hội đàm qua điện thoại với các quan chức trong và ngoài nước. Ông cũng đã phát biểu nhiều lần trong các cuộc gặp gỡ và hội đàm (283 lần), trong các phiên họp và hội nghị (105 lần) và trong các cuộc nghi lễ và tiếp tân (46 lần).

Nhận xét: Xem thêm:


Arrow Down

Giáo sư Mỹ: Để Bob Kerrey làm Chủ tịch ĐH Fulbright VN là "sự nhục nhã"

Bob Kerrey
Tên tội phạm chiến tranh Bob Kerrey, kẻ vừa được bổ nhiệm Chủ tịch Đại học Fullbright vừa thành lập tại Việt Nam
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Trí Thức Trẻ, GS.TS Mark Ashwill thể hiện rõ sự bất bình trước việc ông Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright Việt Nam.

Không chút kiệm lời, GS. Ashwill nói: "Việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam, tôi chỉ dùng một từ thôi, là một nỗi hổ thẹn (disgrace). Và việc ông ta [Bob Kerrey] nhận cương vị này cũng là một nỗi hổ thẹn không kém".


Nhận xét: Từ tiếng Anh "disgrace" nên dịch là "sự nhục nhã" thì đúng sắc thái tình cảm hơn trong hoàn cảnh này.


Là một người đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên dải đất hình chữ S, cũng như là người Mỹ đầu tiên được nhận giải thưởng Chuyên gia cao cấp của Chương trình Fulbright tại Việt Nam, ông Ashwill tỏ ra hết sức thất vọng trước việc bổ nhiệm này.

GS. Ashwill cho rằng, Thượng nghị sĩ J. William Fulbright (người sáng lập Chương trình Fulbright - PV) có lẽ sẽ không hài lòng nếu biết quyết định này.

Nhận xét: Đúng vậy. Vấn đề ở đây không phải là "tha thứ" hay "hướng tới tương lai". Vấn đề là ở chỗ Đại học Fullbright là một cơ sở giáo dục và là biểu tượng của mối quan hệ Việt Mỹ đang phát triển. Để một tên tội phạm chiến tranh đã từng thảm sát người Việt Nam, đứng đầu tổ chức có nhiệm vụ giáo dục lớp trẻ Việt Nam này là một sự nhục nhã! Ai đó buộc phải đặt câu hỏi liệu có phải sự việc này được cố ý sắp đặt như vậy để xem người Việt Nam có thể bị mê hoặc, dắt mũi đến mức nào.


Stormtrooper

Căn cứ Okinawa rúng động sau vụ lính Mỹ lại cưỡng hiếp và giết hại cô gái Nhật

Okinawa protest
© ReutersNgười dân Nhật Bản biểu tình trước căn cứ không quân Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa
Giới chức Mỹ tuyên bố hủy mọi lễ lạt và ban hành giới nghiêm tại căn cứ quân sự Okinawa sau khi một cựu quân nhân bị bắt vì liên quan vụ sát hại một phụ nữ Nhật.

Theo Ibtimes, những quy định này được các quan chức quân đội Mỹ ban hành trong bối cảnh người dân trên đảo Okinawa hết sức phẫn nộ sau vụ việc. Họ tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn, yêu cầu siết chặt kỷ luật với hơn 30.000 nhân viên Mỹ đang đóng quân tại đây, thậm chí đòi loại bỏ các căn cứ quân sự khỏi hòn đảo.

Trước đó một nhân viên làm việc cho căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa là Kenneth Franklin Gadson (hoặc Kenneth Franklin Shinzato theo cách gọi tên người vợ Nhật của người này) thú nhận đã bóp cổ cô Rina Shimabukuro 20 tuổi.

Gadson bị bắt ngày 20-5 và khai nhận đã cưỡng hiếp cô gái trước khi bóp cổ rồi đâm cô cho tới chết.

Sau khi tên Kenneth Franklin Gadson bị bắt, khoảng 2.000 người đã tập trung biểu tình trước căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến tại Okinawa ngày 22-5, yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi hòn đảo.

Nhận xét: Đây không phải là lần đầu tiên và sẽ không phải lần cuối cùng lính Mỹ tại những căn cứ trên đất Nhật Bản cưỡng hiếp và giết hại người Nhật. Và bất chấp những cuộc biểu tình dữ dội của người dân, những căn cứ quân sự đó vẫn sẽ "bình chân như vại". Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Nhật Bản chưa bao giờ thoát khỏi thân phận thuộc địa của Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến II.

Xem thêm: