Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng tại Ấn Độ: 22 người chết, 170.000 người phải sơ tán

Flood in Madhya Pradesh state, India
Lũ lụt ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ
Ngày 11/7 (giờ địa phương), mưa lớn gây ra lũ quét tại Ấn Độ đã khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và hơn 170.000 người mất đi nhà cửa. Dự báo thời tiết cho biết mưa sẽ kéo dài trong những ngày tới.

Mùa mưa đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp tại Ấn Độ nhưng năm nào mưa lớn cũng khiến nhiều người chết và huỷ hoại các công trình xây dựng. Theo cơ quan dự báo thời tiết trung ương, lượng mưa năm nay vượt 35% so với lượng mưa trung bình hàng năm.

Tại bang Madhya Pradesh, mực nước tăng ở mức độ báo động dọc theo sông Narmada khiến 20 người thiệt mạng và 70.000 người mất nhà cửa.

Lực lượng cứu hộ đã lội qua những vùng nước sâu để giải cứu phụ nữ và trẻ em tại những vùng nước lũ cuốn trong khi các thuyền bơm hơi được huy động hết công suất để đi tìm những người bị mắc kẹt trong vùng nội đô.

Một quan chức tại thủ phủ Bhopal cho biết: "Hàng ngàn người sẽ được di tản trong hôm nay. Chúng tôi làm việc hết công suất để thiết lập các trại cứu trợ. Cùng đó, Sở Y tế cũng đang trong quá trình phân phối thuốc để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát mùa mưa".

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc khiến hơn 200 người thiệt mạng, 33 triệu người ảnh hưởng

No way out: Cars are left stuck and submerged in water after heavy downpours resulted in flooding
© CEN
Hơn hai tuần mưa lớn và lũ lụt ở miền Nam và miền Đông Trung Quốc đã khiến hơn 200 người thiệt mạng hoặc mất tích.

VOA dẫn tin Tân Hoa Xã cho biết, 17 triệu người ở tỉnh Hồ Bắc và An Huy bị ảnh hưởng bởi trận đại hồng thủy; 1,4 triệu ha cây trồng bị phá hủy tại hai khu vực ở phía Tây Thượng Hải.

Giao thông đường sắt và các tuyên đường chính tại nhiều khu vực của Hồ Bắc đã bị phong tỏa.

Báo Giao Thông dẫn tin BBC hôm 4/7 cho hay, hơn 180 người đã thiệt mạng vì lũ lụt dọc theo sông Dương Tử, Trung Quốc sau một trận mưa xối xả.

Theo đó, một cơn bão có phạm vi 1.600 km đã quét khắp miền trung và miền nam Trung Quốc, mực nước ngập duy trì ở mức 10 - 50cm trên suốt 7 tỉnh cả nước.

Cloud Precipitation

Gần 50 người thiệt mạng tại Ấn Độ và Pakistan vì mưa lớn và lũ lụt

flash floods in Chitral, Pakistan
Lũ quét tại Pakistan
Ít nhất 33 người Pakistan và 16 người Ấn Độ thiệt mạng do mưa lũ tại hai quốc gia này.

Báo TTXVN thông tin, ngày 3/7, các quan chức Pakistan cho biết ít nhất 33 người, trong đó có tám nhân viên an ninh, đã thiệt mạng sau khi trận mưa lớn đổ xuống huyện Chitral, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Tây Bắc nước này, gây ra tình trạng lũ lụt.

Khoảng 30 ngôi nhà ở khu vực nằm gần biên giới giữa Pakistan và Afghanistan cũng đã bị phá hủy do mưa lớn. Ông Iqbal cho hay nước lũ đã cuốn trôi một nhà thờ khi người dân đang tổ chức các buổi lễ cầu nguyện ở bên trong.Quan chức huyện Chitral Asif Iqbal cho biết thêm 17 người ở làng Ursoon vẫn bị mất tích trong khi nhiều người bị thương vì lũ do nước tràn sông.|

Còn ở Ấn Độ, tại bang Uttarakhand, hầu hết các con sông lớn đều có mực nước ở mức báo động nguy hiểm. Giới chức bang này đã yêu cầu người dân sống ở vùng đất thấp chuyển tới những nơi an toàn hơn.

Trong khi đó, một số điểm trên đường quốc lộ nối Rishikesh và Badrinath và đường quốc lộ nối Gangotri và Yamunotri của huyện Uttarakashi vẫn đang bị phong tỏa do mưa lớn.

Cloud Precipitation

Mỹ ban bố tình trạng thảm họa ở bang Tây Virginia do lũ lụt lịch sử sau đợt mưa "500 năm mới có một lần"

West Virginia flooding June 2016
Lũ lụt ở bang Tây Virginia, Hoa Kỳ
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua ban bố tình trạng thảm họa sau khi mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt tại bang Tây Virginia, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng.

Mưa lớn trong nhiều ngày liền, đặc biệt là vào hôm 23 và 24/6, gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại bang Tây Virginia. Nhiều nơi mức nước lên rất cao, cuốn trôi cả xe cộ, khiến hàng trăm người bị mắc kẹt, gây mất điện trên diện rộng, theo AFP.

Tổng thống Obama đã điều động các nguồn viện trợ từ liên bang và địa phương để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt và sạt lở đất, thông báo của Nhà Trắng cho hay.

Theo thông tin từ nhà chức trách, đến nay đã có 26 người thiệt mạng vì lũ lụt. 16 nạn nhân trong số này đến từ Greenbrier, khu vực có địa hình núi cao hiểm trở, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Một bé trai 8 tuổi ở quận Jackson đã bị lũ cuốn trôi khi đang cùng mẹ và em gái đi bộ dọc bờ sông. Thi thể của em được phát hiện sau ba giờ tìm kiếm.

Bizarro Earth

Lại một hồ nước nữa biến mất hoàn toàn chỉ sau một đêm ở Nga

Lake Peschera vanishes
Hồ Peschera mất hết nước do một hố sụt vào tháng 6/2016.
Hồ nước Peschёra ở Nga vừa biến mất sau 1 đêm chỉ để lại một hố nhỏ trên nền đất. Dân địa phương đang mong nước hồ đầy trở lại bởi sự hữu ích của nó.

Hồ Peschёra rộng 200m và sâu 9m nằm trong khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga.

Cư dân cho biết, chỉ sau một đêm, hồ nước biến mất hoàn toàn. Sáng họ thức dậy, chỉ thấy còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào. Họ sợ rằng hồ Peschёra cũng biến mất như hồ Lyubimov ở gần đó.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Vì sao hồ nước Peschёra bị cạn hết? Nước hồ và cá đã biến đi đâu? - Một giả thiết cho rằng: đã xảy ra trận động đất mạnh 4,1 độ richter ở gần Sverdlovsk nuốt gọn hết nước hồ.

Một giả thiết khác cho rằng: Người ta khoan ở gần hồ làm hồ bị sụp xuống. Khu vực này vốn có những hang lớn bên dưới, Một hang trong số đó đã bị nứt trần.

Nhận xét: Xem thêm:


Bizarro Earth

Hố sụt khổng lồ rộng 1,5 km, sâu 900 m ở Siberia đang ngày càng mở rộng và sâu hơn

Batagaika sinkhole siberia
Hố Batagaika tại Siberia
Có một vết nứt kì lạ trên bề mặt băng giá tại Siberia, được gọi là Hố Batagaika. Cái hố bí ẩn này đã làm đau đầu các nhà khoa học. cho tới ngày hôm nay, khi họ quyết định đào sâu nghiên cứu (như thể cái hố này cần sâu thêm vậy). Quyết định này đưa ra để khám phá cái hố bí ẩn này có từ đâu, và tại sao nó lại càng ngày càng mở rộng ra với một tốc độ đáng báo động như vậy.

Sâu 900 mét, cái hố này xuất hiện 25 năm trước tại vùng đất băng giá của Siberia, độ rộng của nó lên tới 1,5km. Cùng với Batagaika, các nhà khoa học nghĩ rằng xung quanh đây sẽ còn nhiều hơn những hố như vậy.

Những vết nứt và hố này mới xuất hiện vài thập kỉ trở lại đây, sau khi những mảng rừng lớn bị chặt đi để phục vụ cho hoạt động công nghiệp. Người dân địa phương gọi đây là những "cánh cổng địa ngục", họ sợ hãi và đưa ra những điều mê tín dị đoan xung quanh hố sâu khổng lồ này.

Từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại một trong những vùng đất lạnh nhất Trái Đất, nguồn gốc của cái hố này vẫn còn là một bí ẩn. Cho tới thời điểm gần đây, những nghiên cứu cho thấy cái hố này càng ngày càng mở rộng ra và có vẻ như, khí hậu chính là thủ phạm đào lên cái hố này.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Tornado1

Mưa đá, lốc xoáy ở Giang Tô, Trung Quốc làm 78 người chết, hơn 500 người bị thương

Hail and tornado damage in Jiangsu, China
Trung Quốc cho biết 78 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong một cơn bão kèm mưa đá khủng khiếp ở tỉnh Giang Tô, thuộc miền Đông nước này.

TTXVN đưa tin, theo chính quyền địa phương, bão kèm theo mưa đá và lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực của thành phố Diêm Thành vào chiều 23/6.

Hiện tượng thời tiết cực đoan cũng xảy ra ở nhiều thị trấn cảng ngoại ô Diêm Thành, như ở Funing vận tốc gió lốc lên đến 125 km/h, ở Sheyang gió mạnh tới 100 km/h, khiến nhiều ngôi nhà bị đổ.


Theo VietNamNet, tính đến 22h30' (giờ địa phương), đã xác định 78 người chết , hơn 500 người bị thương, một nhà máy hóa chất rộng 30 ngàn mét vuông bị sập, tình hình được coi là rất nghiêm trọng.

Giới chức địa phương hiện đang chỉ đạo các nỗ lực cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Bizarro Earth

Trái Đất mở ra: Hồ rộng 14,8 km2, sâu hơn 70 mét ở Chile biến mất chỉ sau một đêm

Lake RIESCO
Cả một vùng nước ngọt biến mất hẳn không phải là sự kiện gì tốt đẹp, nhất là khi đó là một hồ lớn rộng tới 14,8 km2...

Hồ lớn biến mất - Quả là một chuyện lạ! Ấy vậy mà sự việc này đã liên tiếp xảy ra ở vùng Nam và Trung Mỹ trong năm 2016. Đầu tiên là hồ Atoyac ở Mexico, và mới đây là hồ Riesco ở Chile.

Trước đó, hồ Riesco rộng 14,8 km2 vốn là một địa điểm thu hút khách du lịch tới vùng Patagonia của Chile. Tuy nhiên, vào ngày 30/5, chiếc hồ này đã biến mất không một dấu vết.

Để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn, hồ Riesco có độ sâu trung bình khoảng 72 m, sâu nhất là 130 m. Như vậy là hơn 1 tỷ mét khối nước đã 'bốc hơi' không rõ nguyên nhân.

Nhận xét: Để so sánh, hồ Ba Bể là hồ lớn nhất Việt Nam có diện tích bề mặt 5 km2, độ sâu trung bình 20 - 25 mét, tổng lượng nước khoảng hơn 100 triệu mét khối. Như vậy, hồ Riesco có thể tích lớn gần gấp 10 lần hồ Ba Bể.

Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Cloud Precipitation

Đường phố Bangkok biến thành sông sau trận mưa kỷ lục trong 25 năm

Bangkok flood
Trận mưa lớn nhất trong lịch sử 25 năm qua tại Bangkok đã biến nhiều khu vực tại thủ đô của Thái Lan bị tê liệt, nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng ngập lụt nghiêm trọng khiến người dân phải di chuyển bằng thuyền ngay giữa lòng thành phố.

Thị trưởng thành phố Bangkok, ông Sukhumbhand Paripatra, cho biết lượng mưa trong 21 ngày đầu tiên của tháng 6 đã tăng gấp đôi so với lượng mưa trung bình của 25 năm qua, trong đó cơn mưa ngày 20/6, tuy không kéo dài, nhưng với cường độ mạnh đã gây ra hiện tượng ngập lụt trên diện rộng.

Cơn mưa đêm 20/6 đã khiến 36 khu vực tại thủ đô Bangkok chìm trong biển nước. Cơ quan quản lý đô thị Bangkok (BMA) cho biết lượng mưa ở quận Khan Na Yao sau trận mưa này lên tới 182 mm trong 24 giờ, đạt mức kỷ lục trong hàng chục năm nay. Lượng mưa ở nhiều khu vực trong trung tâm thành phố như Sathorn cũng xấp xỉ 142 mm.