Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Lightning

Sét hòn hiếm gặp được quay lại trên bầu trời Siberia

Fireball lightening_1
© Roman Tregubov"Đây là sét hòn. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy trong đời."
Quả cầu rực sáng màu trắng giống hệt vật thể bay không xác định (UFO) bay ngang qua cánh đồng và biến mất trong rừng cây.

The Siberian Times hôm qua đưa tin, một người dân địa phương tên Roman Tregubov ghi lại hình ảnh của quả cầu lửa bất thường gần ngôi nhà của anh ở ngoại ô Novosibirsk, thành phố lớn nhất Siberia.

Dù cảnh quay bị rung, Roman vẫn gọi đúng tên hiện tượng do sét hòn gây ra này, theo các chuyên gia. Roman giải thích anh phải đứng lên chồng gạch để quan sát quả cầu lửa phía sau hàng rào và bụi cây nên không thể cố định máy quay.

"Sét hòn rất hiếm gặp, nhưng chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào. Các nhà khoa học chưa tìm ra cơ chế hình thành sét hòn, nhưng tôi rất bất ngờ khi trông thấy quả cầu lửa lớn như vậy và có thể ghi lại toàn bộ quá trình từ khi nó xuất hiện đến biến mất", Roman chia sẻ.

Ambulance

Bùng phát bệnh than ở Siberia: 40 người nhập viện, lực lượng sinh hóa của quân đội Nga triển khai

Siberia anthrax outbreak
© Igor Zarembo / Sputnik
Lực lượng bộ binh chiến tranh hóa học Quân đội Nga đã phải hỏa tốc đến Bắc cực vì lo ngại về sự bùng phát của bệnh than ngày càng nghiêm trọng, truyền thông Siberia đưa tin ngày 30-7. Có tổng cộng 40 người, hơn 1 nửa là trẻ em hiện phải nhập viện điều trị vì lo ngại có thể đã nhiễm căn bệnh chết người.

Tình thế này xảy ra khi có 1.200 con tuần lộc nghi bị mắc bệnh than sau khi chúng tiếp xúc với tử thi nhiễm bệnh được chôn ít nhất 70 năm trước, được rã đông vì một đợt nắng nóng trên bán đảo Yamal, miền Bắc Siberia thuộc Nga.

Các chuyên gia Nga cho rằng hiện tượng toàn cầu ấm lên khiến nhiệt độ cao duy trì lâu lên đến 35 độ C đo được ở trạm khí tượng Tarko Sale Faktoria ở phía Bắc của Bắc cực.

Lữ đoàn Bộ binh Phòng chống vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân được trang bị quần áo, mặt nạ phòng độc đã bay đến thủ phủ Salekhard trên một máy bay phản lực quân sự II-76 để giải quyết tình trạng khẩn cấp.

Nhận xét: Bán đảo Yamal cũng là nơi mà ba năm trước xuất hiện một hố sụt khổng lồ sau vụ nổ chấn động. Xem xét lý thuyết rằng mầm bệnh có thể được đưa đến Trái Đất từ vũ trụ, liệu hai sự kiện này có liên quan với nhau không?


Cloud Lightning

Vũ trụ điện: Ít nhất 40 người chết, 35 bị thương trong một ngày do sét đánh tại Ấn Độ

Lightning
Ít nhất 40 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương, trong đó một số người trong tình trạng nguy kịch, do bị sét đánh tại bang miền đông Odisha của Ấn Độ.

Theo Đài phát thanh toàn Ấn Độ (AIR), các vụ sét đánh kinh hoàng này xảy ra trong ngày tại các huyện Bhadrak, Balasore, Mayurbhanj, Khurda, Cuttack Keonjhar, Nayagarh, Jajpur, Kendrapara và Puri của bang Odisha.

"8 người thiệt mạng được ghi nhận tại mỗi huyện Bhadrak và Balasore, trong khi 5 người thiệt mạng tại mỗi huyện Mayurbhanj và Khurda và 4 người thiệt mạng tại huyện Cuttack", AIR đưa tin. "Số nạn nhân còn lại được ghi nhận tại các huyện khác".

Các quan chức chính quyền địa phương cho biết, hầu hết số người thiệt mạng đều được ghi nhận từ những cánh đồng khi người dân đang cấy lúa, thì bị sét đánh. Theo các quan chức địa phương, số người bị thương đã được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất, nơi tình trạng của một số người được cho là rất nghiêm trọng.

Cloud Precipitation

Mưa lũ kinh hoàng tại Nepal và Ấn Độ làm 90 người chết, 2 triệu người phải di tản

Nepal flood
Cảnh lũ lụt ở Nepal
Số người thiệt mạng do mưa lũ và lở đất tại Nepal và Ấn Độ trong những ngày qua đã lên đến hơn 90 người, trong khi ít nhất 2 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa. Con số trên được đưa ra trong báo cáo công bố ngày 28/7, trong bối cảnh các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục nỗ lực cứu hộ.

Nepal là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, với số người thiệt mạng tăng lên 73 người, do lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 15 thi thể. Nơi bị tàn phá nặng nề nhất là huyện Pyuthan, cách thủ đô Kathmandu 250 km về phía Tây. Hàng chục ngôi nhà đã bị cuốn trôi trong lũ.

Nỗ lực đối phó với mưa lũ tại Nepal đặc biệt trở nên khó khăn trong năm nay, do có hàng triệu người vẫn đang sống trong các lều tạm, sau trận động đất khiến khoảng 9000 người thiệt mạng hồi năm ngoái.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, lũ đã quét qua bang Assam ở miền đông bắc, khiến 19 người thiệt mạng. Giới chức bang Assam cho biết khoảng 2 triệu người đã mất nhà cửa, sau khi lũ quét qua 3000 ngôi làng tại 21 huyện ở khắp bang này. Hàng nghìn người trong số đó đang phải trú trong các lều tạm, dựng lên dọc đường cao tốc hoặc các khu vực ở nền đất cao.

Bizarro Earth

Hồ Urmia ở Iran, một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới, đổi màu đỏ như máu

Lake Urmia turning red
Ảnh vệ tinh cho thấy nước hồ có màu xanh lục hồi tháng 4, màu đỏ thẫm vào tháng 7
Theo Mystery Universe, hồ Urmia ở phía tây bắc Iran là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Hình ảnh thu được từ về tinh cho thấy hồi tháng 4, nước hồ vẫn mang màu xanh lục nhưng đến tháng 7, hồ đã chuyển màu đỏ thẫm như máu.

Tảo có thể là nguyên nhân khiến nước hồ đổi màu. Theo Trạm quan sát Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), rất khó để xác định loại tảo nào khiến nước hồ chuyển màu đỏ.

Tảo Dunaliella salina thường là thủ phạm vì tế bào tảo sản xuất carotenoids để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng Mặt Trời và muối khiến chúng chuyển sang màu đỏ. Một khả năng khác là vi khuẩn halobacteriaceae có màu đỏ như hồng ngọc và thích ăn muối.

Diện tích hồ Irmia đang nhanh chóng bị thu hẹp, có thể do muối kết tinh. Khoảng 60 sông suối đổ vào hồ, mang muối vào nhưng lại không có sông nào chảy ra mang muối đi. Theo thời gian, muối kết tinh quanh vành hồ khiến diện tích hồ thu hẹp.

Bizarro Earth

Bong bóng khí metan dưới lòng đất - Hiện tượng kỳ lạ ở Siberia

siberia methane bubble
© Alexander Sokolov/VestiCác nhà khoa học phát hiện 15 "bong bóng" chứa đầy khí metan và CO2.
Các đồng bằng của vùng lãnh nguyên phía bắc Siberia ngày càng trở nên kì lạ trong vài năm qua - các nhà khoa học đã phát hiện ra những hố khổng lồ cũng như một vực thẳm khổng lồ mà người dân địa phương gọi nó là "cửa ngõ vào thế giới ngầm". Nhưng bây giờ một hiện tượng hiếm thấy khác đã xuất hiện: mặt đất trở nên co giãn lạ thường dưới chân con người. Hiện tượng này xảy ra trên đảo Belyy ở Siberia.

Tờ báo Siberian Times vừa đăng tải một video cho thấy một nhà nghiên cứu bước đi trên mặt đất tưởng chừng như rất bình thường - cho đến khi nó bắt đầu "lắc lư" một cách kỳ lạ, giống như thạch vậy:

Theo Siberian Times, 15 trường hợp như vậy đã được phát hiện trên hòn đảo này cho đến nay, trung bình đường kính mỗi khu vực như vậy là khoảng 1 mét.

Hai nhà nghiên cứu môi trường Alexander Sokolov và Dorothee Ehrich lần đầu tiên phát hiện hiện tượng này vào năm ngoái. Họ đã làm việc trên các hòn đảo ở Biển Kara trong nhiều năm - đó là nơi phổ biến để theo dõi biến đổi khí hậu nhờ số lượng lớn gấu Bắc Cực đang sinh sống ở đây. Họ tìm ra hiện tượng mặt đất lồi lên và co giãn như thế này hoàn toàn tình cờ, và họ cũng rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng ở đó một lần nữa trong năm nay.

Nhận xét: Xem thêm những bài phân tích của chúng tôi về hiện tượng hố sụt và biến đổi khí hậu:


Fire

Cháy rừng dữ dội ở Hoa Kỳ, Hy Lạp và Madagascar; hàng chục ngàn người sơ tán

California wildfire
© TwitterCháy rừng tại California
Ngày 25/7, hàng nghìn người ở Los Angeles, bang California, Mỹ, phải rời bỏ nhà cửa khi đám cháy rừng lan rộng ngày thứ 4 liên tiếp.

Gần 3.000 lính cứu hỏa đang chiến đấu với "giặc lửa" ở Santa Clarita, California. Hiện đám cháy đã lan rộng 130 km vuông xung quanh rừng quốc gia phía Tây Bắc Los Angeles.

Sở Cứu hỏa Los Angeles cho biết, hiện đám cháy không di chuyển nữa nhờ điều kiện thời tiết gió nhẹ, độ ẩm cao tạo thuận lợi cho công tác dập lửa.

Giới chức địa phương ghi nhận đến nay 18 ngôi nhà đã bị phá hủy và 1 người thiệt mạng vì đám cháy này. Ngày 25/7, lệnh sơ tán đã mở rộng ra đến 10.000 hộ gia đình.


Nhận xét: Xem thêm: Ảnh hưởng của hoạt động sao chổi lên Trái Đất và cố gắng che đậy của giới truyền thông


Bizarro Earth

Bọt như tuyết phủ đầy kênh, kéo dài hàng km tại TP Hồ Chí Minh

White foam at Ho Chi Minh City, Vietnam
Bọt trắng nổi như "băng tuyết" trên rạch Ruột Ngựa đoạn giao với kênh Lò Gốm
Gần đây, tại khu vực giao giữa rạch Ruột Ngựa và kênh Lò Gốm (phường 16, quận 8, TP.HCM) liên tục xuất hiện tình trạng bọt trắng nổi đầy kênh, xếp thành lớp dày và bay khắp nơi.

Ông Nguyễn Minh Tâm (54 tuổi) người dân sống trên đường Nguyễn Ngọc Cung phường 16, quận 8 (đoạn tiếp giáp giữa rạch Ruột Ngựa và kênh Tàu Hủ), cho biết tình trạng bọt trắng nổi đầy kênh xảy ra đã lâu trước đây.

"Bọt trắng như tuyết; dưới dòng sông thì bọt trắng xếp thành lớp dày. Bọt thường xuất hiện từ 3 giờ đến 5 giờ chiều, mỗi tuần thường có hai đợt bọt trắng xuất hiện nhiều"- ông Tâm nói.

Theo quan sát, rạch Ruột Ngựa là con rạch cụt xuất phát từ phường 16, quận 8 nối với rạch Lò Gốm, kênh Lò Gốm, kênh Đôi. Ở giao điểm của các con kênh rạch, nước có màu đen, bốc mùi khá nặng và có nhiều rác thải. Bọt trắng liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây, người dân sống xung quanh khu vực cho biết đây là chuyện... bình thường. Tuy nhiên với nhiều người ở nơi khác thì hiện tượng này quá kỳ lạ.

Nhận xét: Một hiện tượng tương tự từng xảy ra tại Nhật Bản: Thành phố Fukuoka của Nhật Bản bị phủ kín bởi lớp bọt bí ẩn sau trận động đất


Cloud Precipitation

Mưa lũ kỷ lục ở các tỉnh miền bắc Trung Quốc khiến 123 người chết và mất tích

Photo taken on July 20, 2016 shows floods in Jingxing County of Shijiazhuang City, north China's Hebei Province
© XinhuaLũ lụt tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 20/7/2016
Các tỉnh miền Bắc Trung Quốc đang phải gánh chịu đợt mưa lũ nghiêm trọng nhất kể từ đầu năm tới nay, lượng mưa đo được có nơi lên tới 680 mm.

Những trận mưa lớn liên tục trên diện rộng, trải dài từ Tây sang Đông gây ra tình trạng ngập lụt tại 323 thành phố và huyện, thị thuộc 10 tỉnh phía Bắc của Trung Quốc, gây tổn thất lớn về người và tài sản.

Tại Bắc Kinh, một trong những thành phố có lượng mưa ít nhất tại Trung Quốc, theo thông báo của cơ quan khí tượng, lượng mưa đo được đã vượt qua đợt mưa kỷ lục vào tháng 7 năm 2012, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã phải huỷ hàng loạt chuyến bay, đóng cửa nhiều tuyến tàu điện ngầm, khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, đồng thời đưa ra mức cảnh báo "màu cam" để ứng phó với những trận mưa lớn.

Trong ngày 21/7, Văn phòng Uỷ ban an toàn Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra thông báo, yêu cầu các địa phương phải cử người trực ban 24/24 nhằm đối phó với thời tiết xấu, gia cố những nơi xung yếu dễ dẫn tới tình trạng sạt lở, lãnh đạo các địa phương phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời báo cáo và xử lý khi có diễn biến xấu. Thông báo cũng nêu rõ, nếu cá nhân nào không hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao hoặc để xảy ra sự cố nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu

Chương 24: Sự lạnh đi toàn cầu

Day after tomorrow
Bằng chứng

Theo Khoa học Chính thống, Trái Đất đang phải chịu "sự nóng lên toàn cầu do con người". Tuy nhiên, hoạt động của con người chỉ đóng góp có 5% lượng khí CO2 thải vào khí quyển và khí CO2 chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ (3%) vào khí thải nhà kính. 5% của 3% có nghĩa là lượng khí CO2 do con người tạo ra chỉ đóng góp 0,15% vào "hiệu ứng nhà kính". Để so sánh, hơi nước - bản thân nó cũng có nguồn gốc tự nhiên - chiếm một tỷ lệ khổng lồ 95% hiệu ứng nhà kính.

Để tuyên truyền biến đổi khí hậu sang một bên, rõ ràng là đến cuối thế kỷ 20, những dữ liệu "nóng lên" mà các nhà khí hậu học ủng hộ sự nóng lên toàn cầu dùng để hỗ trợ cho lý thuyết của họ đã chuyển hướng đi xuống phía nhiệt độ thấp hơn, và sự lạnh đi này (cũng giống như sự nóng lên trước đó) không phải do con người mà có nguồn gốc vũ trụ. Nếu, như những người ủng hộ lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra vẫn tuyên bố, khí CO2 do con người thải ra là nguyên nhân chính của sự nóng lên gần đây của Trái Đất, thì làm thế nào họ giải thích việc các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng nóng lên? Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất, theo một số nguồn dữ liệu, đã tăng lên khoảng một độ. Trong cùng khoảng thời gian này, sự nóng lên toàn cầu cũng được quan sát trên sao Hỏa, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Có phải đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Hình dưới cho thấy các dự đoán nhiệt độ của IPCC (đường màu cam, màu đỏ, màu xanh dương và màu xanh lá cây) so với nhiệt độ quan sát được (đường trơn nhẵn màu đen và đường lởm chởm màu hồng). Lưu ý rằng trục Y biểu thị sự khác biệt so với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khoảng thời gian 1960 - 1990. Ví dụ, nhiệt độ đo được cho năm 1998 (đường màu hồng) cao hơn nhiệt độ trung bình 1960 - 1990 là 0,55 độ. Vào năm 2011 nó chỉ còn ấm hơn 0,35 độ. Điều này có nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2011, nhiệt độ trung bình giảm 0,2 độ dựa trên chính dữ liệu do IPCC cung cấp.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC