Biến Đổi Trái Đất
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, sau trận mưa lớn đêm 20/7, nước rút rất chậm, 3 ngày trở lại đây nước bắt đầu lên nhanh, trên mức báo động 3. Đêm qua, huyện đã huy động 400 người dân gia cố đê xuyên đêm, đến hôm nay thêm 300 cán bộ chiến sĩ của các đơn vị quân đội tham gia.
Chánh VP Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh thông tin với báo chí, nghiêm trọng nhất bây giờ đối với Hà Nội là lũ đang đe dọa đê tả Bùi của huyện Chương Mỹ.
TP đang khắc phục, tăng khả năng chịu đựng của đê. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thì đêm nay, Hòa Bình sẽ có mưa to và nước sẽ dồn về ép vào sông Bùi, khả năng lên cao hơn.
Truyền hình Ấn Độ dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp quốc gia cho biết bang Maharashtra ở Tây Nam Ấn Độ chịu thiệt hại nặng nề nhất với gần 140 người thiệt mạng. Tiếp theo là các bang Kerala (có 126 người thiệt mạng, bang West Bengal ở miền Đông với 116 người thiệt mạng, bang Uttar Pradesh ở miền Bắc với 70 người thiệt mạng, bang Gujarat ở phía Tây và bang Assam (A-xam) ở Đông Bắc lần lượt là 52 và 34 người thiệt mạng.
Hoạt động giao thông tại các bang này bị đình trệ. Rất nhiều ô tô và các phương tiện bị ngập trong nước, đặc biệt nước tràn vào nhiều nhà cửa và văn phòng làm việc tại một số khu vực, trong đó có cả thủ đô New Delhi và thị trấn Noida (Nôi-đa) ngay sát thủ đô.
Theo công điện, do ảnh hưởng các đợt áp thấp và đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to, gây ngập úng tại nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái; riêng tại các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái đã xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 21 người chết và mất tích.
Trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại TP Yên Bái. Đồng thời, trên biển Đông đang có nguy cơ xuất hiện các hình thế thời tiết nguy hiểm (áp thấp nhiệt đới, bão). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19 ngày 13-7 của Thủ tướng Chính phủ về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh đang bị nhiều thiệt hại trong đợt mưa lũ này như Thanh Hóa và Yên Bái, tập trung khắc phục hậu quả, đồng thời triển khai ứng phó mưa lũ.
Theo Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 20-7, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 31 người chết và mất tích. Cụ thể, 10 người chết (Yên Bái 6; Thanh Hóa 4); 21 người mất tích (Yên Bái 18, Thanh Hóa 2, Sơn La 1). Mưa lũ, sạt lở đất cũng đã làm sập trôi 27 nhà, hư hỏng 901 nhà, ngập 948 nhà, hư hại 80.995 ha lúa và hoa màu, chết 3.964 gia súc, gia cầm. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, TP Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Núi lửa Volcan de Fuego ở Guatemala phun trào dữ dội, giết hại 109 người, hàng trăm mất tích, nhiều làng mạc chôn vùi dưới hàng mét tro bụi
Hoạt động núi lửa tiếp tục phá kỷ lục trên khắp quả địa cầu. Núi lửa Kilauea tiếp tục tàn phá hòn đảo lớn của Hawaii, phá hủy nhà cửa và phủ kín nhiều vùng với khí độc. Trong khi đó, sau nhiều năm hoạt động liên tục, núi lửa ở Guatemala bùng nổ dữ dội, gây ra cái chết của ít nhất 109 người. Hàng trăm người vẫn mất tích và nhiều làng mạc bị chôn vùi dưới hàng mét tro bụi.
Ngoài cảnh tượng ngoạn mục của những đợt phun trào này, điểm quan trọng cần nhớ là tất cả đám tro bụi đó làm bão hòa các tầng trên của khí quyển, phản xạ ánh nắng mặt trời và làm gia tăng sự ngưng tụ nước và tạo ra các hạt băng. Dĩ nhiên, đây không phải là tin tốt lành trong đợt cực tiểu của hoạt động mặt trời này.
Rất có khả năng là nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục giảm mạnh, và cứ xem lượng nước khổng lồ đang đổ xuống, mùa đông tới có thể mang lại nhiều khó khăn cho nhiều nơi ở bắc bán cầu.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 14-7 cho biết 241 con sông ở 24 tỉnh của nước này đã tràn bờ gây ngập lụt trong vài ngày qua. Cơ quan dự báo khí tượng cảnh báo mưa sẽ rơi nhiều hơn trên cả nước vào cuối tuần, trong khi lũ lụt và sạt lở đất có nguy cơ xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên.
Mưa lớn và lũ lụt thường xảy ra ở Trung Quốc hằng năm, khiến hàng trăm người tử vong. Năm nay, đã có một tỉnh thông báo cái chết của 15 người và 3 người khác bị thương. Tỉnh Cam Túc ghi nhận 12 người chết, 4 người mất tích và hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết lượng mưa có thể vượt quá 80 mm/h ở một số khu vực vào ngày 14-7, đồng thời cảnh báo lũ lụt ở phía Đông Bắc và kêu gọi chính quyền tạm ngừng các hoạt động ngoài trời cũng như theo dõi các toà nhà có nguy cơ bị sập.
Trong khi đó, mưa được dự báo sẽ tiếp diễn tại một số khu vực trong ít nhất một ngày nữa.
Chính phủ Nhật Bản ngày 8/7 đã thiết lập một trung tâm chỉ huy khẩn cấp tại Văn phòng thủ tướng và điều động khoảng 54.000 nhân viên cứu hộ từ lực lượng quân đội, cảnh sát và phòng cháy chữa cháy đến các khu vực miền Tây và Tây Nam để ứng phó với thiên tai.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Vẫn còn rất nhiều người mất tích và nhiều người khác cần được hỗ trợ, chúng ta đang chạy đua với thời gian". Tại cuộc họp của trung tâm khẩn cấp trên, Thủ tướng Abe chỉ thị dốc toàn lực để tìm kiếm và cứu hộ các nạn nhân.
Theo đài CNN, các hố tử thần được nhìn thấy phía trước Tổng cục Bưu điện từ ngày 3-7. Khu vực này sau đó bị phong tỏa, làm gián đoạn giao thông và thu hút những người đi bộ tò mò.
Đến tối 4-7 (giờ địa phương), các hố tử thần được lấp đầy, con đường được sửa chữa và giao thông tiếp tục như bình thường.
Đài CNN dẫn lời Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển TP Lahore (LDA) Amna Ikram, cho biết hố lớn sâu 6 m, dài 15 m và rộng 12 m, trong khi hố nhỏ hơn xuất hiện gần đó. Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân gây ra vụ sụt lở.
Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Pakistan (NDMA) thống kê đã có 6 người chết trong 24 giờ qua, bao gồm 2 nạn nhân tử vong do nhà sập, 3 người chết đuối và 1 người chết vì điện giật. Ngoài ra, có 17 người khác bị thương.
Bắc Mỹ
Một đợt nắng nóng đang bao trùm 2/3 miền Đông nước Mỹ và miền Đông Nam Canada kể từ cuối tuần rồi.
Thời tiết không chì nóng mà còn ẩm khác thường. Đã có một số kỷ lục đã được ghi nhận. Tại TP Denver - Mỹ, nhiệt độ hôm 28-6 lên mức cao nhất từ trước đến giờ (40,5 độ C). Ít nhất 5 người thiệt mạng do nắng nóng ở Mỹ từ cuối tuần rồi.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Narendra Modi thông báo Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước dài hạn tồi tệ nhất trong lịch sử.
"Chúng ta đang trong tình trạng khan hiếm nghiêm trọng và cần phải thay đổi phương án đối phó với khủng hoảng, không thì tình hình sẽ tồi tệ đến mức tình trạng thiếu nước sẽ khiến GDP quốc gia giảm 6% trong 10 năm", Avinash Mishra - chuyên gia cố vấn tại viện nghiên cứu Niti Aayog trả lời phỏng vấn của Reuters.
Lượng tiêu thụ nước Ấn Độ ước tính sẽ chạm mốc 843 tỷ m3 tính đến năm 2025, trong khi đó lượng cung nước hiện giờ chỉ có 695 tỷ mét khối. Gần như mọi lĩnh vực kinh tế của Ấn Độ đều phụ thuộc vào nguồn nước, đặc biệt là ngành nông nghiệp nuôi sống 2/3 trong tổng số 1,3 tỷ dân.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cho biết từ ngày 23/6 đến nay, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc liên tục có mưa lớn, lượng mưa không đều, cục bộ ở nhiều địa phương. Điển hình là Mường Lay (Điện Biên), Ngân Sơn (Bắc Kạn) đều trên 200 mm. Nà Hừ (Lai Châu), Bắc Quang (Hà Giang) có lượng mưa trên 300 mm, Nậm Giàng (Lai Châu) trên 400 mm.
"Đợt mưa này phổ biến trên diện rộng, không có gì bất thường, song phía bắc Lai Châu có lượng mưa lớn là điều rất đặc biệt", ông Cường chia sẻ.
Sạt lở đất nguy cơ cao tiếp tục xảy ra
Dự báo tình hình mưa, ông Cường thông tin, trong ngày 25-27/6, mưa giảm và chấm dứt. Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu tiếp tục mưa lớn và xuất hiện một số điểm mưa mới ở Quảng Ninh, Móng Cái.
Nhận xét: Đợt nắng nóng kỷ lục trên toàn cầu mấy tuần trước khiến một lượng hơi nước rất lớn được bốc hơi vào khí quyển. Lượng hơi nước đó sẽ phải đi đâu đó. Và đây là câu trả lời.