Bão
S


Tornado1

Hai siêu bão sức gió 240 km/h lần đầu tiên cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương

Hurricane Jose (right) could bring up to 10 inches of rain and cause further flooding in parts of the Caribbean as well as hamper relief efforts in the aftermath of Irma
Irma và Jose
Bão Irma và Jose đã lập kỷ lục khi là 2 cơn bão đầu tiên có tốc độ 240 km/h xuất hiện cùng thời điểm trên Đại Tây Dương.

Trong khi Irma đã duy trì tốc độ hơn 240 km/h trong vài ngày, Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ cho biết Jose đã mạnh lên thành bão cấp 4 với sức gió mạnh nhất đạt gần 240 km/h.

Theo Independent, bão Jose hiện ở phía đông Quần đảo Leeward ,dự kiến sẽ di chuyển về phía tây - tây bắc vào Đại Tây Dương trong những ngày tới và có thể đổ bộ xuống hai khu vực mà Irma vừa quét qua.

Philip Klotzbach, nhà khí tượng học thuộc Đại học bang Colorado, cho biết đây là lần đầu tiên có hai cơn bão ở Đại Tây Dương với tốc độ 240 km/h (150 dặm/h) cùng di chuyển.

Nhận xét: Ngoài ra còn bão Katia trong vịnh Mexico, tuy nhỏ hơn nhưng sức gió cũng lên đến 150 km/h. Kèm với đó là trận động đất 8,2 độ, mạnh nhất trong hơn 30 năm qua tại Mexico. Chỉ một thời gian ngắn trước đó là bão Harvey tàn phá Texas với sức gió cũng lên đến 240 km/h.

Chúng ta quả đang sống trong thời kỳ "thú vị" trên hành tinh này. Xem thêm cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để biết nguyên nhân đằng sau và những gì có thể xảy tới trong tương lai gần.


Cloud Precipitation

Houston, thành phố lớn thứ 4 Mỹ, chìm ngập trong mưa lũ với lượng mưa kỷ lục 132 cm

Hurricane Harvey
Chiều tối 27-8 (giờ địa phương), một trực thăng của Cơ quan An toàn công cộng bang Texas - Mỹ bay phía trên xa lộ Interstate 610 tại TP Houston trong lúc trời mưa trở lại.

"Thật điên rồ"

Nhờ sự hỗ trợ của nhân viên cứu hộ, ông Robert Durbin được thả xuống một làn xe trống của xa lộ. Không lâu sau, chiếc trực thăng rời đi và người đàn ông 33 tuổi này đi bộ tìm kiếm người vợ được sơ tán không lâu trước đó. Không lâu sau, ông thấy vợ bên trong một chiếc xe của đài truyền hình địa phương tại khu đỗ xe gần đó.

Đây được xem là kết cục không đến nỗi nào của cặp vợ chồng đã ở trên mái nhà từ 8 giờ sáng cùng ngày dù rằng họ có thể mất nhiều tài sản trong nước lũ sau khi cơn bão mạnh nhất trong hơn 50 năm qua đổ bộ vào bang này cuối ngày 25-8. "Thật điên rồ" - ông Durbin nói với báo The New York Times về những gì gia đình ông vừa trải qua.

Cloud Lightning

"Siêu bão thập kỷ" Harvey đổ bộ vào Texas, Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Hurricane Harvey damage
Người dân Texas thức dậy sáng thứ bảy 26/8 với cảnh tượng đường phố "liểng xiểng" sau khi bão Harvey cấp 4 quét qua. Cơn bão với sức gió trên 200km/h, đánh sập nhiều nhà cửa, khiến nhiều người bị thương và khoảng 300.000 người rơi vào cảnh mất điện.

Theo Daily Mail, bão lớn đã kéo theo sóng dữ cao tới 6 mét tràn lên các con đường giữa cảng Aransas và O'Connor, gió mạnh thổi tốc nhiều mái nhà. Thậm chí nhiều cư dân sống trong khu vực đường đi của bão còn được khuyến nghị nên tự viết tên mình lên người đề phòng trường hợp tử nạn trong bão.

Các cư dân cũng được khuyến cáo di chuyển lên các thành phố ở phía bắc bang như San Antonio, nơi có một trung tâm sơ tán liên bang. Trên thực tế, nhiều người dân đã chủ động sơ tán đến các trung tâm ở tận bang Louisiana.

Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries June 2017
Tháng 6 quả là một tháng "ngoạn mục" nếu tính về những hỗn loạn khí hậu trên khắp thế giới. Những "bức tường nước mưa" theo nghĩa đen được ghi nhận ở nhiều vùng gây lũ lụt rộng khắp và những đợt lũ bùn gây chết người, cùng những đợt gió giáng đột ngột đầy ấn tượng, mưa đá rất lớn và tuyết rơi trái mùa. Lốc xoáy và vòi rồng nước cũng trình diễn trong tháng này từ Trung Quốc, Nga cho đến New Jersey. Và dĩ nhiên, những quả cầu lửa, hố sụt và đám cháy rừng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn cũng góp vui.

Hãy xem tất cả trong video dưới đây.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2017
Sự hỗn loạn môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng này. Nhiều quả cầu lửa ngoạn mục được nhìn thấy từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Cháy rừng tàn phá nhiều bang trung tây Hoa Kỳ trong khi gió mạnh khác thường tấn công Illinois và New York. Bão dữ dội giáng xuống Madagascar, Brazil, New Zealand và Pháp.

Lũ lụt nghiêm trọng tấn công nhiều nơi trên quả địa cầu, nhưng bị nặng nhất là Peru, nơi hàng chục người đã chết và hàng trăm ngàn người không còn nhà cửa. Với những đợt sóng khổng lồ xảy ra từ Ira đến Nam Phi, vụ nổ khí ga bí ẩn ở Anh và khí mêtan rò rỉ ở Nga, chưa kể tuyết rơi ngoài khơi Nam Phi và sét đánh trực tiếp vào xe đang chạy, tháng 3 quả là một tháng dữ dội cho hành tinh này và những cư dân của nó.


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Dòng hải lưu Gulf Stream, dòng tia (jet stream) và vai trò của chúng trong biến đổi khí hậu

Figure 144: The ocean currents.
© WikimediaCác dòng hải lưu chính trên thế giới. Mũi tên đỏ: dòng hải lưu ấm. Mũi tên xanh: dòng hải lưu lạnh. Tô xanh lá cây: dòng Gulf Stream.
Chương 27: Dòng hải lưu Gulf Stream

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào dòng hải lưu Gulf Stream, dòng hải lưu chính của Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi đại dương có một dòng hải lưu tương tự và những nguyên tắc đề cập ở dưới đây có thể được áp dụng cho bất cứ cái nào trong số đó.

Tất cả các dòng hải lưu đại dương chính tại bắc bán cầu, bao gồm cả dòng Gulf Stream (hình trên, vùng màu xanh lá cây) chảy theo chiều kim đồng hồ, trong khi các dòng hải lưu ở nam bán cầu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Theo khoa học chính thống, hiện tượng này hoàn toàn là do "hiệu ứng Coriolis".

Hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía bắc nếu nó xảy ra ở bắc bán cầu. Nếu chất lỏng hay chất khí ở nam bán cầu thì nó sẽ có xu hướng lệch sang bên trái khi hướng xuống phía nam. Điều này dẫn đến chiều quay của các dòng hải lưu đại dương. Vậy là, tại Bắc Đại Tây Dương, nước bị lệch sang bên phải, dẫn đến chiều quay theo chiều kim đồng hồ của dòng hải lưu Gulf Stream.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

wildfire Israel november 2016
© Sott.netCháy rừng tại Haifa, Israel, tháng 11/2016
Trong khi giới "tinh hoa" theo chủ nghĩa "tự do" phát điên trong tháng trước vì "thảm họa Trump", những kẻ điều hành Đế chế phương Tây đang nhanh chóng mất đi chút khả năng nắm bắt hiện thực cuối cùng họ từng có. Cùng lúc đó, với các hiện tượng thời tiết cực đoan nối tiếp nhau giáng xuống mọi vùng trên Trái Đất, có vẻ như chuyến du hành vào sự điên loạn tập thể này được Mẹ Thiên Nhiên đánh dấu từng bước suốt dọc đường đi. Các sự kiện thảm họa tự nhiên trong tháng 11 bao gồm:
  • Tuyết, mưa đá và lũ lụt trong sa mạc của Ả rập Xê út (một lần nữa)
  • Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử hiện đại của New Zealand
  • Đợt lũ quét tồi tệ nhất trong lịch sử của Johannesburg, Nam Phi
  • Lại một trận động đất mạnh (và sóng thần) ngoài khơi Fukushima, Nhật Bản
  • Bùng phát "hen do bão" tại Melbourne, Úc, giết hại 8 người và khiến 8.500 người phải nhập viện
  • Cơn bão Đại Tây Dương muộn nhất trong lịch sử hiện đại (và xảy ra xa nhất ở phía nam, và là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Costa Rica)
  • Những đợt "siêu cháy rừng" chưa từng có thiêu hủy nhiều vùng tại đông nam Hoa Kỳ

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS October 2016
© Sott.netTháng 10/2016: Lại một sự kiện "ngàn năm có một" nữa giáng xuống hai bang Carolina, Hoa Kỳ. Sự kiện "ngàn năm có một" trước đó xảy ra vào... tháng 9.
Trong khi tất cả các cặp mắt tháng trước hướng vào kết cục khác thường nhất trong một mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, Biến đổi Trái Đất vẫn tiếp tục.

Sự kiện dạo đầu trong tháng 10/2016 là Siêu bão Matthew. Nó để lại một dải tàn phá suốt dọc vùng Caribbean và bờ biển đông Hoa Kỳ. Là cơn bão mạnh nhất ở bắc Đại Tây Dương trong một thập kỷ nay, Matthew cũng là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra gần xích đạo đến vậy. Nó đổ xuống lượng mưa nhiều đến mức kỷ lục mưa bị phá vỡ ở mọi nơi trên đường đi của nó, và gây ra thiệt hại hơn 10 tỷ đôla. Haiti là nơi chịu thiệt hại chính, nơi hơn 1600 người thiệt mạng.

Thời tiết cực đoan giờ trở nên "bình thường" đến mức South Carolina tháng trước trải qua sự kiện ngập lụt "ngàn năm có một" thứ bảy chỉ trong 6 năm, phá kỷ lục lượng mưa rơi lập trong... tháng 9/2016. Trong khi hầu hết Hoa Kỳ có nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 10, rất nhiều tuyết rơi ở nước Nga khiến mức độ tuyết phủ tại bắc bán cầu vào cuối tháng 10 chỉ thua kỷ lục vào năm 1976.

Chúng tôi cũng có hơn một chục sự kiện thiên thạch rất ấn tượng trong video của tháng này, phản ánh cái mà chúng tôi nghi ngờ là một đợt gia tăng cuối năm nữa của các "vị khách từ vũ trụ". Như chúng tôi tường thuật đầu năm nay, số cầu lửa đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và bầu trời trở nên đặc biệt được ""rọi sáng"" vào nửa cuối của mỗi năm.

Đây là những "dấu hiệu" trong tháng 10/2016...

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện

waterspout associated with lightning
© FlickrMột vòi rồng nước đi kèm với sét đánh
Chương 26: Bão, sét và lốc xoáy

Giới thiệu

Bụi sao chổi tích tụ trong bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng của lốc xoáy, bão và cùng với chúng là mưa, tuyết rơi và sét đánh. Để hiểu cơ chế này, trước tiên chúng ta phải tính đến tính chất điện của bão và lốc xoáy. Chúng thực chất là biểu hiện của cùng một hiện tượng điện ở những quy mô và cấp độ khác nhau về năng lượng. Do sự tương đồng này, chúng tôi sẽ gọi hai hiện tượng này với cái tên chung là "xoáy không khí" trong phần thảo luận sau.

McCanney mô tả bản chất điện của bão như sau:
Một mô hình đơn giản cho thấy rằng những cơn bão này được hình thành khi có dòng điện nối giữa tầng điện ly và đỉnh của đám mây... lý do mà bão mất đi sức mạnh của chúng khi đi vào đất liền là do dòng điện nối từ tầng điện ly đến đỉnh đám mây và đến bề mặt Trái Đất không còn cực dương nữa. Khi ở ngoài đại dương dòng điện này có thể hút lên lượng lớn không khí bị ion hóa từ bề mặt đại dương và tập trung chúng vào cột xoáy trung tâm (cột xoáy được tạo thành bởi dòng không khí ẩm đi lên, giống như nước xoáy tròn lúc trôi xuống đáy bồn rửa mặt, chỉ có điều theo chiều ngược lại). Trên đất liền, lượng không khí ion hóa ít hơn nhiều nên dòng điện của cơn bão bị mất đi sức mạnh của nó... Tôi cũng đã tính toán dựa theo lý thuyết nước ấm và thấy rằng nó không cung cấp đủ năng lượng cho những cơn bão khổng lồ này. Về sau chúng ta chứng kiến bão cả trên Sao Hỏa nơi không có chút nước nào. Rõ ràng là khái niệm nước ấm tạo ra bão là không khả thi...

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Cloud Precipitation

Philippines tan hoang vì hai siêu bão tàn phá trong vòng một tuần

typhoon haima damage
© REUTERS/Erik De Castro
Siêu bão Haima ập vào miền bắc Philippines đã làm ít nhất 5 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng.

Cơn bão mạnh nhất tấn công Philippines trong vòng 3 năm qua đã tàn phá các khu vực trồng lúa của nước này như các tỉnh miền bắc Cagayan, Isabela và Ilocos vào khuya 19.10. Với sức gió 225 km/giờ và giật đến 315 km/giờ, bão Haima đã khiến gần 100.000 người phải sơ tán.

Giới chức Philippines cho hay nhờ sơ tán dân kịp thời nên số thương vong đã giảm thiểu đáng kể. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 2 công nhân bị đất lở chôn vùi lán trại của họ ở thị trấn La Trinidad thuộc tỉnh Benguet, 2 người dân ở tỉnh Ifugao gần Benguet và 1 cụ ông 70 tuổi tử vong vì trụy tim tại tỉnh Isabela, theo AP dẫn nguồn từ giới chức sở tại.

Đa số người dân Philippines tại những vùng trên nói rằng sức tàn phá của cơn bão Haima không kém gì siêu bão Haiyan (Hải Yến) từng càn quét nước này hồi năm 2013, cướp đi sinh mạng của khoảng 7.350 người. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy tại tỉnh Cagayan, cây cối bị bật gốc, trụ điện đổ ngã khắp nơi, nhiều đường phố biến thành sông. Có thể thấy nhiều xe tải bị lật, các cửa hàng hai bên đường bị hư hại nặng do gió thổi bay bảng quảng cáo, cửa kính bị vỡ...