Bão
S


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Sept 2016 Vietnamese
Video tóm tắt "Biến đổi Trái Đất" của SOTT cho tháng 9/2016: Các sự kiện thời tiết cực đoan, dấu hiệu của những chấn động hành tinh (địa chấn, núi lửa, v.v...) và vật thể gần Trái Đất dưới dạng cầu lửa trên bầu trời.

Trong khi Đế Quốc đang sụp đổ dưới sự ngông cuồng của chính họ, và trong khi ngọn lửa bất mãn trong dân chúng đang lan rộng giữa những lời đồn đại về chiến tranh thế giới, biến động hành tinh vẫn tiếp tục không ngừng. Tháng này, siêu bão Matthew có lẽ sẽ được ghi nhớ như trận bão tồi tệ nhất của cả năm tại Hoa Kỳ (và trên toàn thế giới). Nhưng hai trận bão khác của tháng 9, Hermine và Julia - một trong số chúng là cơn bão lớn đầu tiên của bang Florida kể từ năm 2005, và cái còn lại là cơn bão đầu tiên được hình thành ngay trên đất liền tại bang này - đã nhấn chìm cả vùng bờ biển đông nam Hoa Kỳ.

Một loạt bão cũng mang đến hết đợt lũ lụt này đến đợt lũ lụt khác cho vùng đông nam Úc, phá kỷ lục lượng mưa của nước này kể từ khi thành lập nước vào thế kỷ 19 và làm cho mùa đông này trở thành mùa đông mưa nhiều thứ ba trong lịch sử tính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương tàn phá Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy bão ngày nay mạnh hơn 50% so với 40 năm trước. Cơn bão mạnh nhất trong số chúng - siêu bão Meranti - là cơn bão mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm nay và chỉ thua siêu bão Haiyan năm 2013 trong sách kỷ lục.

Cloud Lightning

Dịch tả, mộ tập thể: Siêu bão Matthew để lại 1000 người chết và đất nước Haiti hoang tàn

Matthew  Mehr: https://de.sputniknews.com/panorama/20161007/312849350/hurrikan-matthew-todesopfer-haiti.html
© REUTERS/ Carlos Garcia RawlinsCảnh tàn phá tại Haiti sau siêu bão Matthew
Theo Vnexpress, số liệu thống kê của Reuters dựa trên báo cáo của các quan chức địa phương cho thấy, 1.000 người thiệt mạng do bão ở Haiti, đất nước nghèo nhất châu Mỹ Latinh. Số người chết chính thức từ cơ quan bảo vệ dân sự trung ương là 336, thấp hơn do các quan chức phải đến từng làng để xác nhận.

Matthew, cơn bão mạnh nhất vùng Caribbean trong gần một thập kỷ, đổ bộ Haiti đầu tuần trước với vận tốc gió 233 km/h, mang theo mưa lớn.

Chính quyền bắt đầu chôn người chết trong các mộ tập thể ở thành phố Jeremie, khi những thi thể dần phân huỷ, Fedner Frenel, quan chức chính quyền trung ương cấp cao nhất tại vùng Grand'Anse, phía tây Haiti, cho hay. Riêng tại Grand'Anse, 522 người chết.

VOV đưa tin, trước đó, hôm 9/10, Tổng thống tạm quyền Haiti Jocelerme Privert đã đi thị sát vùng Jeremie, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão Matthew.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

Cloud Lightning

Quảng Ninh: Sét đánh gia tăng đột biến, cả tần suất lẫn cường độ trong thời gian gần đây

lightning
© 123RF
Gần đây, sét liên tục tấn công các trạm biến thế, đường dây diện tại Quảng Ninh, với 21 biến thế bị sét đánh cháy. Có những trạm biến thế vừa thay tuần trước thì tuần sau bị sét đánh cháy. Ngành điện và người dân than: chưa bao giờ sét nhiều và dữ dội như hiện nay.

Lao đao vì sét

Theo Cty Điện lực Quảng Ninh, chỉ trong vòng một năm qua, sét đã làm hư hỏng khoảng 21 trạm biến thế, trong đó có những trạm bị đánh cháy hoàn toàn.

Số lượng biến thế bị sét đánh tập trung chủ yếu ở khu vực miền Đông, gồm các huyện Tiên Yên, Hải Hà, Ba Chẽ, Đầm Hà, TP.Móng Cái và đặc biệt là các xã đảo của huyên Vân Đồn và Cô Tô.

Xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn là một điểm "nóng" vì sét. Chỉ trong vòng vài tháng gần đây, sét đánh trùng vào một điểm, khiến Cty Điện lực Quảng Ninh phải 2 lần thay máy biến áp (MBA). Trong đó có lần, máy mới vừa được thay và đi vào hoạt động được đúng một tuần lại bị trúng sét.

Cloud Lightning

Sét đánh chết hơn 300 con tuần lộc cùng một lúc ở Na Uy

323 reindeers dead from lightning in Norway
Theo thông tin từ cơ quan địa phương, mới đây, một trận sét đánh tại Na Uy đã giết chết hơn 300 chú tuần lộc. Người phát ngôn cho cơ quan khí tượng thiên nhiên Na Uy cho biết 323 chú tuần lộc đã được phát hiện chết tập thể vào hôm thứ 6 vừa qua tại khu vực gần Hardangervidda, phía nam Na Uy.

Trong một thông cáo báo chí đưa ra vào hôm chủ nhật, cơ quan môi trường Na Uy cho biết khoảng 70 trong số 323 chú tuần lộc chết là con non. Họ cũng cho biết thêm rằng những chú tuần lộc đã bị sét đánh trong trận giông bão gần đây và khiến vụ việc trở thành sự kiện sét đánh chết chóc nhất trong lịch sử.

"Chúng tôi từng chứng kiến các vụ việc động vật bị sét đánh chết trước đây nhưng chưa bao giờ thấy cái chết tập thể nào có quy mô lớn như vậy", người phát ngôn của cơ quan môi trường Knut Nylend cho biết. "Chúng tôi không biết đó có phải là một hay nhiều tia sét đánh xuống; đó vẫn còn là một ẩn số".

Nylend đã phát hiện ra đàn tuần lộc trong khu vực săn bắt hẻo lánh. Sau đó, nhân viên cơ quan môi trường đã có mặt tại hiện trường để thu thập mẫu xác tuần lộc. Công viên quốc gia Hardangervidda là nơi ở của khoảng 10,000 con tuần lộc hoang dã di cư mỗi năm.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary July 2016
Tháng 7/2016 là một tháng điên rồ theo nhiều nghĩa. Sự tăng vọt trong các cuộc tấn công khủng bố và những vụ người dân phát điên dường như được đáp lại bởi Mẹ Thiên Nhiên. Trong số các sự kiện và xu hướng thời tiết cực đoan cùng chấn động môi trường trong tháng trước, chúng ta quan sát thấy:
  • Một đợt bùng phát lốc xoáy có sức phá hoại lớn xảy ra tại Nam Phi (nơi đang là mùa đông)
  • Mưa đá to bằng quả bóng golf rơi ở nhiều nơi, thậm chí cả Colombia và Brazil
  • Bão điện dữ dội xảy ra khắp nơi, với sét đánh tiếp tục cướp đi mạng sống đạt đến những con số đáng báo động

Cloud Lightning

Vũ trụ điện: Ít nhất 40 người chết, 35 bị thương trong một ngày do sét đánh tại Ấn Độ

Lightning
Ít nhất 40 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương, trong đó một số người trong tình trạng nguy kịch, do bị sét đánh tại bang miền đông Odisha của Ấn Độ.

Theo Đài phát thanh toàn Ấn Độ (AIR), các vụ sét đánh kinh hoàng này xảy ra trong ngày tại các huyện Bhadrak, Balasore, Mayurbhanj, Khurda, Cuttack Keonjhar, Nayagarh, Jajpur, Kendrapara và Puri của bang Odisha.

"8 người thiệt mạng được ghi nhận tại mỗi huyện Bhadrak và Balasore, trong khi 5 người thiệt mạng tại mỗi huyện Mayurbhanj và Khurda và 4 người thiệt mạng tại huyện Cuttack", AIR đưa tin. "Số nạn nhân còn lại được ghi nhận tại các huyện khác".

Các quan chức chính quyền địa phương cho biết, hầu hết số người thiệt mạng đều được ghi nhận từ những cánh đồng khi người dân đang cấy lúa, thì bị sét đánh. Theo các quan chức địa phương, số người bị thương đã được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất, nơi tình trạng của một số người được cho là rất nghiêm trọng.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Tornado1

Mưa đá, lốc xoáy ở Giang Tô, Trung Quốc làm 78 người chết, hơn 500 người bị thương

Hail and tornado damage in Jiangsu, China
Trung Quốc cho biết 78 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong một cơn bão kèm mưa đá khủng khiếp ở tỉnh Giang Tô, thuộc miền Đông nước này.

TTXVN đưa tin, theo chính quyền địa phương, bão kèm theo mưa đá và lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực của thành phố Diêm Thành vào chiều 23/6.

Hiện tượng thời tiết cực đoan cũng xảy ra ở nhiều thị trấn cảng ngoại ô Diêm Thành, như ở Funing vận tốc gió lốc lên đến 125 km/h, ở Sheyang gió mạnh tới 100 km/h, khiến nhiều ngôi nhà bị đổ.


Theo VietNamNet, tính đến 22h30' (giờ địa phương), đã xác định 78 người chết , hơn 500 người bị thương, một nhà máy hóa chất rộng 30 ngàn mét vuông bị sập, tình hình được coi là rất nghiêm trọng.

Giới chức địa phương hiện đang chỉ đạo các nỗ lực cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Cloud Precipitation

Mưa lớn, lũ lụt tiếp tục hoành hành tại Úc, Đức, Pháp, Mỹ

flooding rosharon texas
Nhà cửa biến thành đảo tại Rosharon, Texas, Hoa Kỳ ngày 4/7
Cùng với Australia, một số nước châu Âu như Đức và Pháp cũng như Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lũ lụt nghiêm trọng.

Trong hai ngày cuối tuần qua, một cơn bão lớn đã đổ bộ vào bờ biển phía Đông Australia gây mưa lớn, gió giật lên tới 90km/h, tàn phá các bờ biển và gây lũ lụt khắp nơi.

Tại vùng bờ biển phía Đông Australia, mưa xối xả trong nhiều giờ, gió mạnh, cùng những con sóng cao tới 12m đã làm sạt lở, phá hủy nhiều ngôi nhà dọc theo bãi biển. Lượng mưa được ghi nhận ở Genoa lên tới 171mm, ở đảo Gabo là 157mm và Mallacoota 153mm.

Tại thành phố Sydney, ngày 5/6, lượng mưa cũng lên tới 90mm. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn tới 21.000 hộ gia đình bị cắt điện, nước. Hàng chục ngôi nhà dọc khu vực bãi biển phía Bắc Sydney đã bị phá hủy. Cơn bão cũng khiến cho nhiều khu nghỉ dưỡng và khách sạn ở gần khu vực biển phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Ông Rob McConnel, một chủ khách sạn ở Sydney cho biết: "Những gì chúng tôi chứng kiến đêm qua thật khủng khiếp. Thủy triều lớn đã cuốn đi và phá hủy nhiều thứ trong khách sạn của chúng tôi. Và chúng tôi đã buộc phải đóng cửa từ 6h chiều qua".