Cầu lửa
S


Fireball 3

Một vụ nổ thiên thạch ngang bom nguyên tử vừa diễn ra trên Đại Tây Dương

Fireball
© NASAẢnh quả cầu lửa từ một mưa sao băng trong quá khứ.
NASA gần đây vừa báo cáo vụ nổ thiên thạch có kích thước 7 m trên Đại Tây Dương. Một sao băng khổng lồ đã rơi xuống Đại Tây Dương hồi đầu tháng này - và gần như không để lại dấu vết gì. Sự kiện này diễn ra vào 2 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 6-2 khi một thiên thạch phát nổ cách 1.000 km ngoài khơi bờ biển Brazil.

Vụ nổ giải phóng năng lượng xấp xỉ 13.000 tấn thuốc nổ. Nó tương đương số năng lượng được sử dụng trong vũ khí nguyên tử đã san bằng Hiroshima vào năm 1945.

Tháng 2-2013, một sao băng đã phát nổ tại thành phố Chelyabinsk (Nga) khiến hơn 1.600 người bị thương. Sao băng này dài 18 m, bay vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18.596 m/s. Phần lớn các mảnh vỡ của nó rơi xuống hồ nước Chebarkul.

"Viên đá trời" này mang năng lượng khoảng 500.000 tấn thuốc nổ - gấp 40 lần so với ảnh hưởng của vụ nổ sao băng mới đây, theo nhà thiên văn Phil Plait.

Nhận xét: Cùng ngày với sự kiện này, một mảnh thiên thạch giết hại một người và làm bị thương 3 người khác tại Ấn Độ.

"Không có bất kỳ tiểu hành tinh hay vật thể có tiềm năng đe dọa Trái đất trong một thế kỷ tới"? - Thế nhưng có một thiên thạch khổng lồ dự kiến bay sát Trái Đất vào ngày 5/3 sắp tới mà NASA không thể xác định nó sẽ bay cách Trái Đất 17 ngàn km hay 14 triệu km. Liệu có ai tin được lời đảm bảo của NASA không?

Xem thêm: Bầu trời Đông đúc


Fireball 4

Dải sáng xanh vạch ngang bầu trời đêm từ California đến Nevada, Hoa Kỳ

Nevada Meteor
© Johnny Lere/YouTube
Một dải ánh sáng xanh vạch ngang bầu trời, có thể quan sát từ các bang từ California đến Nevada xuất hiện vào hôm thứ Ba 22/12 vừa qua đã khiến cho cư dân Mỹ tưởng rằng đó là một thiên thạch từ vũ trụ.

Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, thực ra, những người thích ngắm sao, quan sát bầu trời ở Mỹ đã nhầm tưởng vệt sáng trên trời từ bang California đến Nevada là thiên thạch. Chúng chỉ đơn giản là vệt sáng của các mảnh vỡ từ một tên lửa không gian của Nga khi rơi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Vệt sáng được ghi nhận kéo dài khoảng 10 phút. Ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những tin đồn không chính xác về luồng sáng này.

Nhiều người chứng kiến vệt sáng nói rằng trông chúng như một quả cầu lửa khi xuất hiện vào khoảng 16:00 giờ PST.

Nhận xét: Không biết đây có phải mảnh vỡ tên lửa thật không nhưng lượng thiên thạch đi vào khí quyển trái đất đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Mục Lửa trên bầu trời của chúng tôi thu thập những tin tức về mối đe dọa đến từ vũ trụ này.

Xem thêm:
Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2015: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh
Bầu trời Đông đúc


Fireball 4

Cầu lửa khổng lồ màu xanh trên bầu trời thành phố Chita, Nga

Fireball over Chita, Russia
© Levitan Video / Youtube
Quả cầu lửa khổng lồ màu xanh lá cây phân ra ba luồng sáng trước khi bốc cháy trên bầu trời thành phố Chita, Nga.

Theo RT, những người chứng kiến cho biết quả cầu lửa sáng rực bất thường lao vút qua bầu trời sau lúc 0 giờ hôm nay. Trong video đăng trên Youtube, vật thể kéo theo một vệt sáng dài phía đuôi và khiến cả bầu trời dường như nhuộm màu xanh lá cây.

"Nó trông giống như một vật thể ngoài vũ trụ rơi xuống Trái Đất", Zvezda TV dẫn lời một nhân chứng cho biết. Hiện tượng này cũng có thể trông thấy rõ từ những thành phố lân cận. Quân đội Nga khẳng định họ không tiến hành bất kỳ hoạt động tập luyện nào trong khu vực này tối qua.

Hôm 31/10, một ngôi sao băng tương tự xuất hiện trên bầu trời phía tây thành phố Kaliningrad, Nga. Quả cầu lửa cũng có màu xanh lá cây xen lẫn xanh dương và chiếc đuôi dài. Ngôi sao băng lớn nhất trong lịch sử phát nổ ở Chelyabinsk, Nga, vào tháng 2/2013.

Fireball

Bầu trời đêm Bangkok bừng sáng vì thiên thạch

fireball over Thailand 02.11.15
© youtube
Một quả cầu lửa đã đốt cháy bầu trời đêm tĩnh mịch của thủ đô Bangkok, Thái Lan tối 2/11 trong vài tích tắc.

Theo truyền thông Thái Lan, có thể quan sát thấy hiện tượng cầu lửa trên bầu trời từ nhiều địa điểm khác nhau của nước này, trong đó có thủ đô Bangkok. Không lâu sau khi quả cầu lửa xuất hiện và thu hút sự chú ý của người đi đường, những đoạn video từ camera hành trình cũng nhanh chóng lan tràn trên các mạng xã hội.

Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Thái Lan cho biết, quả cầu lửa trên có thể là một thiên thạch nhỏ bị đốt cháy khi xuyên qua bầu khí quyển. Hiện tượng tương tự cũng từng diễn ra ở Thái Lan hồi tháng 9.


Nhận xét: Vụ này, cũng như hàng loạt các vụ thiên thạch va chạm hoặc bay gần Trái Đất trong thời gian gần đây cho thấy bầu trời không hề bình yên như khoa học chính thống vẫn muốn chúng ta tin.

Xem thêm: