Cầu lửa
S


Meteor

Thiên thạch khổng lồ nổ tung ngoài khơi Queensland, Úc làm rung chuyển nhà cửa

The 'meteorite' caused tremors and flashes
© Ellie ThompsonChớp sáng từ vụ nổ thiên thạch được camera quay lại
Một nhà thiên văn học hàng đầu cho biết những báo cáo về ánh sáng lóe lên tại Queensland, Australia đêm 26/9 gần như chắc chắn là một thiên thạch (sao băng).

Tiến sĩ Jonathan McDowell đến từ ĐH Harvard nói với tờ Gladstone Observer rằng ngôi sao băng này khá lớn, có kích thước chưa từng được thấy trong nhiều năm qua. Đồng thời, ông bác bỏ thông tin đây là trạm vũ trụ "Heavenly Place" nặng 8,5 tấn rơi xuống trái đất.

"Nó không phải là một sao chổi và cũng không có chuyện Queensland không tồn tại nữa. Chúng ta đã thấy nó xảy ra trong nhiều ngày", tiến sĩ McDowell nói. "Đây có lẽ là một thiên thạch khổng lồ - tôi đón đó là một tảng đá khoảng 1m, đủ lớn để để lại những mảnh vỡ (thiên thạch) trên mặt đất".

Tiến sĩ McDowell cho biết ánh sáng lóe lên có lẽ là do sao băng phát nổ.

"Lời giải thích gần như chắc chắn đó là một thiên thạch đã bị "nổ tung trong không khí"- sóng xung kích của nó lan vào bầu khí quyển hàng chục ngàn dặm mỗi giờ, gây ra một vụ nổ lớn và ánh sáng lóe lên", ông nói với tờ Dailymail Australia.

"Các báo cáo dường như đều không phù hợp với bất cứ lời giải thích nào mà tôi có thể nghĩ tới. Ví dụ như có báo nói đó là một tia sét kỳ lạ, mảnh vỡ không gian nhưng tất cả đều không có xu hướng phát nổ như thế".

Nhận xét: Xem thêm:


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary July 2016
Tháng 7/2016 là một tháng điên rồ theo nhiều nghĩa. Sự tăng vọt trong các cuộc tấn công khủng bố và những vụ người dân phát điên dường như được đáp lại bởi Mẹ Thiên Nhiên. Trong số các sự kiện và xu hướng thời tiết cực đoan cùng chấn động môi trường trong tháng trước, chúng ta quan sát thấy:
  • Một đợt bùng phát lốc xoáy có sức phá hoại lớn xảy ra tại Nam Phi (nơi đang là mùa đông)
  • Mưa đá to bằng quả bóng golf rơi ở nhiều nơi, thậm chí cả Colombia và Brazil
  • Bão điện dữ dội xảy ra khắp nơi, với sét đánh tiếp tục cướp đi mạng sống đạt đến những con số đáng báo động

Meteor

Nhiều tiếng nổ từ thiên thạch làm rung chuyển nhà cửa tại General Roca, Argentina

Fireball
Ảnh minh họa
Hãng tin AFP cho biết người dân TP General Roca ngày 20-7 vừa qua đã có một phen hú vía khi nghe thấy một chuỗi nhiều tiếng nổ lớn khiến cho nhiều tòa nhà và căn hộ của TP rung lắc. General Roca là một TP với hơn 85.000 dân, nằm ở miền Nam Argentina.

Thị trưởng TP, ông Martin Soria, mô tả lại: "Mọi vật đều rung lắc dữ dội". TP lập tức huy động đông đảo các lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp. Thế nhưng không một ai phát hiện ra một vụ đánh bom hay một dấu hiệu động đất hay thiên tai nào tại TP.

Bí ẩn tưởng chừng sẽ không thể nào có lời giải và sẽ khiến cuộc sống của người dân TP thấp thỏm trong lo lắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày 23-7 cuối cùng cũng đưa ra được giả thuyết giải thích cho hiện tượng kỳ lạ vừa qua. Nhà thiên văn học Roberto Figueroa, Trưởng trạm thiên văn Neuquen, cho biết: Một thiên thạch đi vào bầu khí quyển với vận tốc gần 2.500 km/giờ đã bay ngang qua đầu TP, ở độ cao gần 10.000 m.

Ông Figueroa cho biết thiên thạch đó có đường kính khoảng 12 m. Sau khi đi vào bầu khí quyển một thời gian ngắn, nó đã nhanh chóng bị tách ra thành ba mảnh nhỏ.

Nhận xét: Xem thêm:


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Fireball

Cầu lửa khổng lồ từ thiên thạch làm sáng rực bầu trời Arizona, Hoa Kỳ

phoenix airzona meteor dashcam screenshot 2 Jun 2016
Không, đây không phải mặt trời
Một tiểu hành tinh không lớn đã rơi xuống bang Arizona ở Hoa Kỳ, không có thông tin về sự tàn phá hay thương vong, - như NASA thông báo.

Theo lời các nhân chứng, một khách thể nhỏ đường kính khoảng 3 mét, đã sa vào bầu khí quyển của Trái Đất khoảng 04:00 ngày thứ năm (17:00 giờ Hà Nội) phía trên bang Arizona. Nó được nhìn thấy lần cuối khi ở độ cao khoảng 35 km phía trên Vườn quốc gia Tonto, sau đó biến mất khỏi tầm nhìn.

Theo tính toán của NASA, tiểu hành tinh Arizona chuyển động với tốc độ khoảng 64.700 km mỗi giờ, và động năng của nó là khoảng 10 kiloton. NASA cho rằng năng lượng phát ra của thiên thạch Chelyabinsk mạnh hơn thế gấp 40 lần.


Nhận xét: Những tường thuật về cầu lửa từ thiên thạch, cũng như sét đánh, núi lửa phun trào, thời tiết cực đoan đều gia tăng rất nhiều trong thời gian gần đây. Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên quan Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu tại sao tất cả những hiện tượng ấy đều liên quan với nhau và những ảnh hưởng sâu rộng của chúng lên con người.


Fireball 3

Cầu lửa từ thiên thạch nổ tung trên bầu trời Mexico, chiếu sáng rực thành phố

The giant fireball exploded in the sky of Puebla, Mexico in loud sonic boom.
Rạng sáng ngày 21/5, một quả cầu lửa khổng lồ bay qua bầu trời 5 bang của Mexico trước khi nổ tung kinh hoàng, gây chấn động hàng nghìn người dân còn đang chìm trong giấc ngủ.

Nhà thiên văn Jose Ramon Valdes thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý thiên thể, Quang học và Điện tử Quốc gia Mexico (INAOE) đã ghi nhận hiện tượng lạ này. Các nhà khoa học đang tranh luận: quả cầu lửa bí ẩn kia có phải thiên thạch không?

Trong buổi họp báo sau đó, nhiều nhà khoa học cho rằng đó là thiên thạch rơi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn quanh giả thuyết này.

Ông Jose Ramon Valdes cho biết: "Chúng ta có thể nhận thấy chấn động khi quả cầu lửa bay qua với vận tốc 621m.h. Những thiên thạch là vật thể còn lại của sự hình thành Hệ Mặt Trời của Trái Đất. Một thiên thạch lớn rơi xuống có thể tàn phá cả một thành phố."

Nhận xét: Để hiểu tại sao những quả cầu lửa từ thiên thạch như vậy đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người, xem thêm cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt, đặc biệt là chương 21.


Fireball

Cầu lửa từ thiên thạch chiếu sáng bầu trời đêm vùng đông bắc Hoa Kỳ

Fireball above Portland, Maine
© Portland PoliceCầu lửa từ thiên thạch quay tại Portland, Maine, Hoa Kỳ
Một hạ sĩ cảnh sát ở Mỹ đã ghi lại cảnh tượng quả cầu lửa vụt qua bầu trời từ máy quay gắn trên xe.

Theo ABC News, ánh chớp sáng lóe lên ở một số bang tại Mỹ là do một thiên thạch bốc cháy khi xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. Người dân Mỹ đã quay cảnh quả cầu lửa rơi xuống tại nhiều nơi.

Hiệp hội Sao băng Mỹ cho biết, có hơn 400 trường hợp trông thấy quả cầu lửa ở các bang Vermont, New Hampshire, Massachusetts, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania và vài điểm ở Canada.

Tại thời điểm thiên thạch rơi, Hạ sĩ Tim Farris ở bang Portland đang đỗ xe trước Trạm Cứu hóa Trung tâm và máy quay gắn trên xe ghi hình quả cầu lửa vào lúc 0h50 hôm 17/5.

Nhận xét: Những quả cầu lửa từ thiên thạch như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều và là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng các vụ cháy rừng cũng như cháy nổ lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình này.


Fireball 2

Cầu lửa màu xanh vạch ngang bầu trời California, Hoa Kỳ

SOCAL Fireball
© YouTube Screen Capture
Một quả cầu lửa màu xanh sáng chói đã bay lơ lửng trên bầu trời California (Mỹ). Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa xác định được vật thể đó là gì, Sputnik đưa tin.

Hiện tượng trên xảy ra vào khoảng 10h tối ngày 26/4 (giờ địa phương) và được nhìn thấy ở tận biên giới Mexico, San Diego, Los Angeles, Orange, Riverside và Bakersfield.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Mỹ cho biết, họ không tin đó là một vật thể nhân tạo vì nó không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu về các vệ tinh của họ.

Các nhà khoa học tại Đài thiên văn Griffith ở Los Angeles không thể xác nhận về bản chất của quả cầu lửa, nhưng tuyên bố nó dường như là một "mẩu sắt vụn" trong không gian bị đốt cháy khi lạc vào khí quyển Trái đất.

Nhận xét: Xem thêm:


Fireball

Cầu lửa khổng lồ nổ tung trên bầu trời Scotland khiến nhà cửa rung lắc

meteor scotland
Quả cầu lửa xuất hiện đột ngột thắp sáng bầu trời đêm rồi vụt tắt. Nhiều người chứng kiến nói họ nghe thấy tiếng nổ lớn và nhà cửa bị rung lắc.

Sự việc xảy ra đêm qua 29-2 giờ Scotland (sáng sớm nay 1-3 giờ VN). Cảnh sát cho biết họ nhận được rất nhiều cuộc gọi thông báo nhìn thấy một "quả cầu lửa" lớn trên bầu trời.

"Một người cho biết có một tiếng nổ rất lớn và nhiều người khác nói nhà cửa bị rung lắc", một phát ngôn viên cảnh sát Scotland nói. "Chúng tôi đã kiểm tra và được nói đấy có thể là một trận mưa sao băng", người này thêm, song giả thuyết này chưa được xác nhận.

Thuật lại với Sky News, bà Jenni Morrison cho biết đang lái xe về nhà ở Alford, Aberdeenshire thì nhìn thấy quả cầu lửa thắp sáng bầu trời.

Nhận xét: Những quả cầu lửa như thế này đang xuất hiện ngày càng nhiều. Số lượng lớn của chúng cùng các hiệu ứng kèm theo của chúng chính là mối đe dọa chính đối với Trái Đất từ vũ trụ chứ không phải các thiên thạch khổng lồ hàng triệu năm mới va chạm một lần.

Xem thêm: