Bob Kerrey
Lời dẫn: Từ hôm kia, 26/5/2017, dư luận Mỹ dậy sóng bởi Tạp chí nổi tiếng CounterPunch (Mỹ) công bố một bài viết dài với tiêu đề "The Fat Lady Finally Sings: Bob Kerrey Quietly Resigns from Fulbright University Vietnam Leadership Position". Vì bài quá dài cộng với trình dịch còn hạn chế của mình, dưới đây, Google.tienlang xin tóm tắt nội dung chính của bài này. Chúng tôi hy vọng tới đây, các chuyên gia Anh ngữ như Đại biểu Quốc hội khóa 13 Hoàng Hữu Phước, như Nhà báo Thu Uyên của VTV... sẽ dịch một cách đầy đủ.

Hơn 48 năm sau vụ Thảm sát Thạnh Phong, công lý đã lên tiếng giúp cho 21 nạn nhân- những cụ già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai ở một ngôi làng yên tĩnh thuộc tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long, những nạn nhân bị tàn sát một cách man rợ bởi một biệt đội lính Mỹ dưới sự chỉ huy của Trung úy Bob Kerrey. Cuối cùng thì công lý, công bằng đã lên tiếng, buộc Bob Kerrey- một tội phạm chiến tranh- phải lẳng lặng rời bỏ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín thác, tương tự như Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam.

Tại khách sạn Rex mang tính biểu tượng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), John Kerry - Ngoại trưởng Hoa Kỳ tháp tùng Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam một năm trước, đã trịnh trọng giới thiệu Bob Kerrey với vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright Việt Nam đúng lễ thành lập Đại học này. Và bây giờ, Bob Kerrey đã phải âm thầm rút lui. Người được tạm thời thay thế Bob Kerrey là bà Đàm Bích Thủy, một nữ doanh nhân Việt Nam nổi tiếng hiện đang là Hiệu trưởng Đại học Fulbright Việt Nam.

Chính Bob Kerrey đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái của tờ New York Times rằng ông sẽ từ chức nếu ông cảm thấy vai trò của ông gây nguy hiểm cho Dự án Đại học Fulbright liên doanh Mỹ-Việt. Thế nhưng, ít ngày sau đó, bộ mặt ghê tởm của ông đã phơi bày khi ông nuốt lời, rằng ông sẽ không từ chức với lập luận kiêu căng như thách thức dư luận: "Tôi không phải là nhà ngoại giao và do đó không cần phải chơi trò chơi xoa dịu dư luận." Bob Kerrey đã được bổ nhiệm với sự phô trương "kèn rong trống mở" ầm ĩ nhưng hôm nay, ông đã phải ra đi lặng lẽ...

Chính sự kiêu căng của Kerrey đã phơi bày "gót chân Asin" của mình, càng làm thổi bùng lên ngọn lửa phản ứng dữ dội của dư luận. Và quan trọng nhất là sự phản đối chính thức, cứng rắn và kiên định của người Việt Nam, buộc ông phải làm điều ông không muốn: ra đi trong cay đắng và tủi nhục. Điều này không những làm xấu mặt bản thân Bob Kerrey những ngày cuối đời mà nó còn khắc đậm mãi mãi một vết nhơ cho Đại học Fulbright ngay từ ngày đầu thành lập.

Sự ra đi của Kerrey là một sự thất vọng cay đắng đối với những người ủng hộ ông, cả người Việt và Mỹ, những người có thể vẫn tự hỏi tại sao một người chỉ huy một đơn vị SEALS Hải quân Hoa Kỳ đã giết hại 21 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở thôn Thạnh Phong vào tháng 2 năm 1969 không được coi là phù hợp về đạo đức để đảm nhận vai trò lãnh đạo như vậy? Hãy nhớ rằng đây là một người đàn ông có tỳ vết khiếm nhã và ô nhục khi có những tội ác chiến tranh của mình được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh, một trong nhiều "sự cố" như vậy trong vụ giết người đẫm máu bằng "quy mô công nghiệp" của Mỹ ở Việt Nam.

Mời xem clip (từ phút thứ 03:20) Gian bày riêng về Bob Kerrey tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại 28 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh:

Bob Kerrey
Hình ảnh của Bob Kerrey cùng bảng "thành tích" của ông ta tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Bob Kerrey massacre
Chiếc ống cống - nơi trú ẩn của 3 trẻ nhỏ từ 6 đến 10 tuổi ở Thạnh Phong nhưng cũng bị lính Mỹ lôi ra đâm chết và mổ bụng
Dựa trên các tài liệu mật và phỏng vấn người những người chứng kiến, cuốn sách "Giết bất cứ thứ gì di chuyển" ra đời- một trang lịch sử gây sửng sốt về cuộc chiến tranh của người Mỹ đối với thường dân Việt Nam.
Kill anything that moves nick turse
"Giết bất cứ thứ gì di chuyển"- Sự thật cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
Người Mỹ từ lâu đã được tuyên truyền rằng những sự kiện như vụ thảm sát Mỹ Lai nổi tiếng chỉ là những vụ "tai nạn" trong chiến tranh Việt Nam, chỉ do một vài "quả táo tồi tệ" gây ra. Nhưng như nhà báo và nhà sử học đoạt giải Nick Turse đã chứng minh trong cuộc điều tra đột phá này, bạo lực đối với những thường dân Việt Nam không phải là ngoại lệ trong suốt cuộc xung đột. Thay vào đó, nó đã được phổ biến và có hệ thống, hậu quả có thể thấy trước được của các mệnh lệnh chính thức để "giết bất cứ thứ gì di chuyển."

Một vài người Việt Nam, vì nhiều lý do, không liên quan gì đến những người vô tội đã bị giết, những người sống sót, hoặc niềm tự tôn quốc gia, đã ủng hộ Kerrey ngồi vào ghế chủ chốt của FUV. Họ chỉ quan tâm tới những "món hàng ngon" mà họ cho rằng sẽ là của họ trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Việt ngày càng mở rộng mà không quan tâm đến ký ức thiêng liêng của các nạn nhân trong vụ Thảm sát Thạnh Phong và hàng triệu người Việt Nam chết trong những hoàn cảnh tương tự. Làm theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, bất kể cách đáng ghê tởm về đạo đức và sẵn sàng nuốt đi niềm tự hào dân tộc của họ, như họ đã làm trong quá khứ.

Đinh La Thăng, người được mô tả là "Bí thư tiến bộ, thẳng thắn của đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Bộ Chính trị," đã trực tiếp nói chuyện Bob Kerrey và hoàn toàn ủng hộ Kerrey ngồi vào ghế Chủ tịch FUV, vì thế xuất hiện nhiều bài viết chỉ trích đăng trên nhiều blog. Các bloggers cho rằng, những lời ủng hộ nhiệt tình của ông Thăng đối với Bob Kerrey chỉ đại diện cho quan điểm của ông và không phản ánh quan điểm của chính phủ và người dân mà ông phục vụ. (Thăng gần đây đã bị tước bỏ chức vụ bí thư và từ Bộ Chính trị 19 thành viên).

Thực tế khắc nghiệt là sự chịu đựng của người Việt Nam cũng có giới hạn và họ luôn có lòng tự tôn dân tộc rất cao. Khi bị dồn nén mạnh quá, sức bật trở lại của người dân là vô cùng lớn.

Tháng 1 năm nay, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thôngtin và Truyền thông Việt Nam đã công bố bài báo về các câu chuyện "vui buồn" của làng truyền thông Việt Nam năm 2016, trong đó scandan về Kerrey được ông Tuấn chú trọng đặc biệt. Ông Tuấn nói về "một chiến dịch bất thường vận động cho việc bổ nhiệm Kerrey tại Đại học Fulbright" và mô tả nó như là một nỗ lực để làm biến dạng lịch sử. "Ông B. Kerrey là một cựu binh từng chỉ huy và trực tiếp tham gia cuộc thảm sát dã man những người dân vô tội ở Bến Tre trong chiến tranh xâm lược của Mỹ trên đất nước ta", ông viết. Ông Tuấn mô tả chiến dịch truyền thông của những người ủng hộ ông tại Việt Nam và Mỹ là "cực kỳ khó chịu" bởi vì nó "làm tổn thương tinh thần của những người vô tội đã chết vì những tội ác như vậy." Ông Tuấn cũng nhắc nhở độc giả của mình rằng Kerrey đã thú nhận những tội ác, mà ban đầu đã bị giới truyền thông Hoa Kỳ phơi bày vào năm 2001.