vaccine safety
"Sự suy giảm của các bệnh truyền nhiễm tại các nước phát triển không có liên quan gì đến tiêm chủng, mà là do tỷ lệ nghèo đói giảm đi." -- Tiến sĩ y học Buchwald.

"Có đến 90% tổng số suy giảm trong tỷ lệ tử vong trẻ em trong giai đoạn 1860 đến 1965 từ các bệnh ho gà, sốt ban đỏ, bạch hầu, sởi xảy ra trước khi có tiêm chủng và thuốc kháng sinh." -- Tiến sĩ y học Archie Kalokerinos.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 1: Tử vong trẻ em dưới 15 tuổi (Anh và xứ Wales)
Đồ thị 1 cho thấy tại Anh và xứ Wales, có 90% suy giảm trong tỷ lệ tử vong trẻ em từ các bệnh truyền nhiễm sốt ban đỏ, bạch hầu, ho gà, và sởi trong giai đoạn 1850 đến 1940. Vắc xin đầu tiên được áp dụng là cho bệnh bạch hầu vào đầu thập kỷ 1940, trong khi vắc xin ho gà xuất hiện vào đầu thập kỷ 1950 và vắc xin sởi vào cuối thập kỷ 1960 (không có vắc xin nào cho bệnh sốt ban đỏ).

Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 2: Ho gà (Anh và xứ Wales)
Đồ thị 2 cho thấy tại Anh và xứ Wales, tỷ lệ tử vong hàng năm của trẻ em (dưới 15 tuổi) từ bệnh ho gà giảm khoảng 98,5% trong giai đoạn từ 1868 đến 1953, sau đó vắc xin ho gà được áp dụng phổ biến.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 3: Sởi (Anh và xứ Wales)
Đồ thị 3 cho thấy tại Anh và xứ Wales, tỷ lệ tử vong hàng năm của trẻ em (dưới 15 tuổi) từ bệnh sởi giảm từ 1100 trên 1 triệu người vào giữa thế kỷ 19 xuống gần bằng 0 vào giữa thập kỷ 1960.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 4: Đậu mùa (Anh và xứ Wales)
Đồ thị 4 tiết lộ rằng tại Anh và xứ Wales, có sự sụt giảm liên tục trong tỷ lệ tử vong hàng năm từ bệnh đậu mùa, từ tỷ lệ khoảng 300 trên 1 triệu người xuống gần bằng 0, trong khoảng thời gian 60 năm kể từ giữa thế kỷ 19. Đồ thị này còn cho thấy sự suy giảm này bị gián đoạn một cách mạnh mẽ - với sự gia tăng khoảng 275% trong tỷ lệ tử vong từ căn bệnh này - xảy ra ngay sau khi tiêm vắc xin đậu mùa trở nên bắt buộc.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 5: Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Úc)
Đồ thị 5 cho thấy tại Úc, khoảng 2/3 tổng số sụt giảm trong số tử vong trẻ sơ sinh từ tất cả các bệnh truyền nhiễm trẻ em, trong giai đoạn từ 1881 đến 1971, xảy ra trước khi áp dụng tiêm chủng đại chúng.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 6: Sụt giảm trong tỷ lệ tử vong (Hoa Kỳ)
Đồ thị 6 cho thấy tại Hoa Kỳ tỷ lệ tử vong từ bệnh lao giảm khoảng 96% trong 60 năm đầu của thế kỷ 20 mặc dù không hề có bất kỷ loại vắc xin nào; và rằng trong khoảng thời gian tương tự tử vong do bệnh thương hàn hầu như biến mất mặc dù tính hiệu quả của vắc xin bị các nhà khoa học có danh tiếng đặt dấu hỏi.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 7: Sụt giảm trong tỷ lệ tử vong (Anh)
Đồ thị 7 cho thấy tại Anh, tỷ lệ tử vong từ lao phổi giảm khoảng 87% trong giai đoạn từ 1855 đến 1947, khi thuốc kháng sinh đầu tiên được sử dụng rộng rãi; và giảm tiếp khoảng 93% trước năm 1953, khi vắc xin BCG (vắc xin lao) được áp dụng.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 8: Số nước báo cáo có đậu mùa
Đồ thị 8 cho thấy trong khoảng thời gian 17 năm trước Chương trình Xóa Bệnh Đậu mùa của Tổ chức Y tế Thế giới, số nước báo cáo vẫn còn có bệnh đậu mùa giảm gần một nửa.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 9: Tử vong do sốt thấp khớp cấp tính (Vương quốc Anh)
Đồ thị 9 cho thấy tại Vương quốc Anh, tỷ lệ tử vong hàng năm từ bệnh sốt thấp khớp giảm khoảng 86% trong giai đoạn từ 1850 đến 1946, trước khi penicillin được áp dụng rộng rãi.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 10: Tỷ lệ tử vong do sốt ban đỏ (Anh và xứ Wales)
Đồ thị 10 tiết lộ rằng trong giai đoạn từ 1965 đến 1935, trước khi thuốc sulfonamide có tại Anh và xứ Wales, tỷ lệ tử vong hàng năm từ bệnh sốt ban đỏ giảm khoảng 96%.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 11: Bạch hầu (Nigeria)
Đồ thị 11 cho thấy rằng sau sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu, đạt đỉnh vào năm 1977, con số này giảm nhanh chóng một cách tự nhiên, khoảng 73,5%. Sự sụt giảm này xảy ra trước khi thực hiện EPI (chương trình tiêm chủng mở rộng) vào năm 1979. Đà sụt giảm này tiếp tục trong khi thực hiện EPI cho đến năm 1980, sau đó (trước năm 1982), tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu có sự gia tăng lớn, gần 30 lần.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 12: Ho gà (Nigeria)
Đồ thị 12 cho thấy sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh ho gà (1973 đến 1974), được tiếp theo bởi sự sụt giảm tự nhiên mạnh mẽ từ 1974 đến 1975, tương đương 91%. Sự gia tăng nhỏ sau đó cho đến năm 1979, khi EPI được áp dụng, vẫn cho ra con số mắc bệnh thấp hơn 86,5% so với mức của năm 1974. Số liệu sau EPI cho thấy một sự suy giảm ngắn, tiếp theo là sự gia tăng trong các ca bệnh khoảng 34% trong 2 năm tiếp theo.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 13: Bại liệt (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 13 cho thấy trong giai đoạn 1980 đến giữa năm 1983 - trước khi thực hiện EPI, tỷ lệ mắc bệnh bại liệt giảm một cách tự nhiên khoảng 98,5%, đến mức độ gần như xóa sổ hoàn toàn, chỉ còn 1 ca trong 1 triệu người. Sau EPI, nó tiếp tục giảm xuống đến 0. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc căn bệnh này sau đó tăng nhẹ trong hai năm, rồi lại dần dần trở về mức 0 vào cuối thập kỷ 1980.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 14: Sởi (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 14 cho thấy trong giai đoạn từ 1980 đến cuối 1985 - trước khi thực hiện EPI, tỷ lệ mắc bệnh sởi giảm một cách tự nhiên khoảng 88%. Khi EPI được áp dụng vào cuối năm 1985, sự sụt giảm tự nhiên tiếp tục trong thời gian ngắn, dừng lại và rồi số ca bệnh sởi tăng gấp đôi so với giai đoạn 1986 - 1987.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 15: Bạch hầu (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 15 cho thấy trong giai đoạn từ 1978 đến giữa 1985, trước khi thực hiện EPI, số ca bệnh bạch hầu giảm một cách tự nhiên khoảng 81,5%. Sau khi EPI được áp dụng vào năm 1985, sự sụt giảm tự nhiên tiếp tục trong một thời gian ngắn, và rồi đến 1987, số ca bạch hầu tăng hơn gấp đôi so với mức năm 1986. Căn bệnh sau đó quay trở về tốc độ suy giảm tự nhiên, giảm xuống mức rất thấp vào năm 1989.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 16: Ho gà (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 16 cho thấy trong giai đoạn từ 1978 đến giữa 1985, trước khi thực hiện EPI, tỷ lệ mắc bệnh ho gà giảm một cách tự nhiên khoảng 84,5%. Sau khi EPI được áp dụng vào năm 1985, có sự gia tăng nhẹ và rồi quay trở về tốc độ suy giảm tự nhiên như trước, đạt mức thấp nhất vào năm 1988. Tuy nhiên, vào năm 1989, tỷ lệ mắc bệnh ho gà tăng gần gấp 3 lần so với mức năm 1988.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 17: Uốn ván (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 17 cho thấy trong giai đoạn 1979 đến giữa 1985, trước khi thực hiện EPI, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván giảm một cách tự nhiên khoảng 74%. Sau khi EPI được áp dụng vào năm 1985, sự sụt giảm tự nhiên tiếp tục trong một thời gian ngắn đến năm 1986. Tuy nhiên, đến năm 1988, số ca uốn ván tăng hơn gấp 3 lần so với mức năm 1986, và rồi đến 1988, quay trở lại tốc độ suy giảm tự nhiên, đạt mức cao hơn mức năm 1986 một chút vào năm 1989.
Disease decline before introduction of vaccine
Đồ thị 17: Uốn ván sơ sinh (Cộng hòa Dominica)
Đồ thị 18 cho thấy trong giai đoạn 1978 đến cuối 1985, trước khi thực hiện EPI (tiêm uốn ván cho các bà mẹ tương lai), tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh giảm một cách tự nhiên khoảng 98,5%. Sau khi EPI được áp dụng vào năm 1985, sự sụt giảm tự nhiên tiếp tục trong một thời gian ngắn đến năm 1987. Tuy nhiên, đến năm 1988, số ca uốn ván sơ sinh tăng gần gấp 5 lần so với năm 1987, rồi đến năm 1989, giảm xuống mức vẫn cao hơn mức năm 1986.

Các đồ thị được lấy từ báo cáo của Tiến sĩ Raymond Obomsawin: Immunization Graphs:NaturalInfectious Disease Declines; Immunization Effectiveness; and Immunization Dangers

Dịch bởi Sott.net