putin assad ayatollah ali khamenei
Muốn tấn công Hezbollah? Các vị quên chưa hỏi chúng tôi.
Reuters đưa tin, ngày 25/10, Hạ viện Mỹ đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với phong trào Hezbollah ở Li-băng được Iran hậu thuẫn - một nỗ lực nhằm áp dụng biện pháp cứng rắn hơn đối với Tehran mà không làm suy yếu ngay lập tức Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Bằng hình thức biểu quyết, Hạ viện Mỹ đã tuyệt đối thông qua 3 biện pháp liên quan đến Hezbollah.

Biện pháp thứ nhất sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với bất cứ thực thể nào bị phát hiện hỗ trợ Hezbollah, nhất là cung cấp vũ khí.

Biện pháp thứ hai áp đặt với Iran và Hezbollah trong hành động sử dụng dân thường làm "lá chắn sống".


Nhận xét: Đây là điều mà các phe "khủng bố ôn hòa" mà Mỹ hỗ trợ vẫn làm chứ không phải Iran hay Hezbollah.


Biện pháp thứ ba là một nghị quyết hối thúc EU liệt Hezbollah vào danh sách các tổ chức khủng bố, điều đồng minh của Mỹ vẫn chưa làm theo tinh thần Nghị quyết 1559 của LHQ.

Giới phân tích cho rằng, với động thái mới nhất phát đi từ Capitol Hill, Mỹ đã thực hiện một nước cờ mới liên quan đến vai trò và vị thế của Mỹ cả ở trong cuộc chiến Syria lẫn chuyển động chính trị tại Trung Đông.

Thứ nhất, chính thức mở lối cho quân đội Mỹ để có thể tấn công vào bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Syria do chính quyền Assad kiểm soát mà có sự hiện diện của Hezbollah, miễn xác định được có thế lực cung cấp vũ khí cho Hezbollah. Mà điều này thì không khó với Mỹ.

Từ khi can thiệp vào cuộc chiến Syria, việc quân đội Mỹ tấn công Syria hay đồng minh của Syria chỉ diễn ra dưới hình thức nhận thức thức sai vể biểu hiện nên hành động không chuẩn xác, như vụ bắn Su-22 và ngay cả cả vụ phóng Tomahawk.

Điều đó xuất phát từ việc Mỹ là khách không mời, nên quân đội Mỹ không thể xuất hiện hợp pháp tại Syria.

Với vị thế phải lấp ló bên cánh gà nên Mỹ phải hành động một cách dè dặt và Hezbollah tạm được nằm ngoài tầm ngắm của xạ thủ Mỹ.

Tuy nhiên, với việc mở lối của Hạ viện Mỹ thì "khủng bố" Hezbollah đã nằm trên đỉnh đầu ruồi của mọi đường ngắm được hướng tới từ Washington. Do vậy, một cục diện mới tại Syria có thể được xác lập sau động thái này của Capitol Hill.

Thứ hai, chính thức mở lối và hợp pháp hoá mọi hành động tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria mà không cần báo trước và cũng không cần có "những viên đạn lạc" từ Syria, miễn là Tel Aviv có bằng chứng Hezbollah được cung cấp vũ khí tại Syria.

Có thể thấy rằng, dù rất muốn tiêu diệt Hezbollah, nhất là khi nhóm du kích này xuất hiện và gây thanh thế tại Syria, song quân đội Israel không dễ thực hiện các biện pháp tấn công nếu không có cớ, mà thường là bị tấn công hay bị đe doạ tấn công.

Bên cạnh đó, Israel cũng cần được Mỹ mở lối cho hành động. Chẳng hạn ngày 7/4 Mỹ phóng Tomahawk thì ngày 27/4 Israel không kích Damascus, ngày 18/6 Mỹ bắn rơi SU-22 của Syria thì ngày 24/6 Israel pháo kích Cao nguyên Golan...

Dù mọi hành động của Tel Aviv đều gắn liền với Hezbollah song luôn bị lên án là xâm phạm chủ quyền Syria.

Nay việc trừng phạt của Quốc hội Mỹ với Hezbollah đã hợp pháp hoá hành động của Israel, còn quân đội Israel thì luôn được mở lối mà không phụ thuộc vào hành động của Mỹ.

Thứ ba, buộc Nga phải có biện pháp với Syria trong việc nhận sự giúp đỡ của Hezbollah, đồng thời Moscow cũng phải lên tiếng với Tehran về việc Hezbollah sử dụng lãnh thổ Syria. Điều này có thể gây mâu thuẫn cho liên minh Nga - Syria - Iran.

Có thể nhận định việc Hezbollah xuất hiện tại Syria là điều Nga không mong muốn, bởi năm 2004 LHQ đã thông qua Nghị quyết 1559 kêu gọi rút hết quân đội nước ngoài khỏi Li-băng và giải giáp Hezbollah, nhưng nhóm du kích này bất chấp.

Vì Nghị quyết 1559 không bao hàm chế tài khi các bên liên can không tôn trọng hoặc vi phạm các điều đã ký kết, nên Hezbollah thoát hiểm cho đến nay và việc tổ chức du kích này xuất hiện tại Syria không là hiểm hoạ cho chiến lược của Nga.

Tuy nhiên, khi Hạ viện Mỹ quyết định trừng phạt Hezbollah thì đồng nghĩa Moscow đã nhận được lời cảnh báo nguy hại từ Washington. Trong bối cảnh hiện nay, có lẽ Nga phải chọn né trừng phạt Mỹ, khi đó Hezbollah sẽ là vấn đề giữa Nga và Iran.

Thứ tư, có thể bẻ nanh Iran để đảm bảo bình yên cho các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông như Israel, Ả Rập Saudi, mà chưa nhất thiết phải huỷ bỏ Thoả thuận hạt nhân Iran. Điều đó giúp cho vị thế của Mỹ có thể vững vàng hơn tại vùng đất nóng.

Qua việc ký kết Thoả thuận hạt nhân Iran tưởng chừng Mỹ bẻ được nanh Iran, song thực tế lại không hẳn như vậy, mà vấn đề nằm ở việc quy định Tehran chỉ tạm thời dừng chương trình kỹ thuật hạt nhân và không có cơ chế thanh sát quốc tế.

Chính vì vậy, như Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nhận định, Tehran đã dùng thoả thuận lịch sử làm "con tin" cho chương trình phát triển vũ khí của mình, nhất là về tên lửa đạn đạo. Đây là điều hết sức bất lợi cho đồng minh của Mỹ và có thể ảnh hưởng tới chiến lược của Mỹ tại Trung Đông..

Israel, Ả Rập Saudi phản đối kịch liệt thoả thuận hạt nhân lịch sử, đưa Mỹ vào thế khó. Dù Tổng thống Trump thể hiện lập trường kiên quyết từ bỏ Thoả thuận hạt nhân Iran, song vấn đề không hề đơn giản.

Do vậy, Hạ viện Mỹ trừng phạt Haezbollah, bẻ cánh tay của Iran ở nước ngoài là nhất cử lưỡng tiện.

Thứ năm, qua trừng phạt Hezbollah, Mỹ gửi lời cảnh báo tới những thực thể nuôi dưỡng, bao che những tổ chức vũ trang hay lực lượng bán quân sự mà Mỹ nhận diện tiêu cực, cụ thể nhất là lực lượng Động viên Nhân dân (PMF) tại Iraq.

Mới đây, ngày 22/10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tại Ả Rập Saudi và việc quan trọng nhất là yêu cầu chính phủ Iraq phải thải hồi lực lượng Động viên Nhân dân (PMF), vốn được Iran hậu thuẫn.

Washington đã xem PMF như lực lựng bán quân sự của Iran, kết hợp với quân đội của chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống IS và vừa qua lại tham gia vào việc đánh chiếm thành phố Kirkuk từ tay người Kurdi ở Iraq.

Song Thủ tướng Abadi lại nhấn mạnh PMF "là một phần của các thể chế Iraq, là niềm hy vọng của Iraq và cả khu vực Trung Đông". Người đứng đầu chính phủ Iraq còn cho rằng đề xuất của Washington thải hồi PMF sẽ khiến Baghdad lạc lõng.

Đây là điều khó chấp nhận với Mỹ và ngay sau khi người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ rời Iraq thì Baghdad đã nhận được lời cảnh báo từ Washington gửi tới với thông điệp mang tên "trừng phạt Hezbollah".

Rõ ràng, Iraq không thể thoát khỏi vòng xoáy Mỹ, còn Iran thì khó cắm rễ sâu trên nền đất cứng Baghdad.

Cục diện tại Trung Đông vẫn sẽ phải chuyển động theo những gì Mỹ đã vạch ra mấy thập kỷ qua.