Baby formula
Ba công ty sữa bột trẻ em hàng đầu được phát hiện sử dụng nguyên liệu từ sinh vật biến đổi gen (GMOs) trong sản phẩm của họ. GMOs có thể gây ra các bệnh tự kỉ, rối loạn tăng động giảm chú ý và chân tay kém phát triển.

Mới đây, Nestlé, công ty mẹ của thương hiệu sữa bột trẻ em Gerber vừa loại bỏ thành phần GMOs trong các sản phẩm ở Nam Phi, nhưng không loại bỏ thành phần này ở các thị trường khác.

Theo hai tổ chức Earth We Are One và Natural Society, GMOs nên bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn trong các sản phẩm cho trẻ em. Thật không may, ba công ty sữa bột trẻ em hàng đầu lại kết hợp các thực vật biến đổi gen là ngô, củ cải đường và đậu nành trong sản phẩm của họ.

Similac

Sản phẩm Similac được sản xuất bởi Abbott Laboratories, một trong mười công ty dược liệu hàng đầu thế giới. Similac được làm từ rất nhiều GMOs ngô và đậu nành. Việc sản xuất quy mô lớn trên toàn thế giới khiến hãng này không thể có đủ nguồn nguyên liệu không biến đổi gen đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Enfamil

Sản phẩm được phát triển bởi công ty Mead Johnson Nutrition và được công nhận là thương hiệu số một dành cho trẻ sơ sinh Tuy nhiên, chỉ cần quan sát danh sách các thành phần của một sản phẩm Enfamil cơ bản cũng khiến các bậc cha mẹ phải quan tâm.

Thành phần phổ biến nhất trong sữa bột trẻ em Enfamil là siro ngô. Hầu hết siro ngô được sản xuất từ ngô biến đổi gen. Hầu hết các nhãn hiệu của hãng này đều có nguyên liệu từ GMOs như: Enfamil with Iron, Enfamil with Low Iron, Enfamil Lacto Free, Enfamil 22, Enfamil Next Step, Enfamil Nutramigen, và Enfamil Pro-Soybee.

Gerber

Trước đây, sản phẩm Gerber (thuộc tập đoàn Nestlé International) là hoàn toàn hữu cơ và không chức thành phần GMOs. Hiện nay các sản phẩm Gerber có thành phần GMOs từ đậu nành và ngô, được bán chủ yếu ở thị trường Mỹ.

Các loại cây biến đổi gen hiện nay chủ yếu là đậu tương (đậu nành), ngô và bông vải. Ngoài sự đảm bảo được lương thực cho lượng dân số khổng lồ không ngừng gia tăng, thì cây trồng biến đổi gen còn góp phần giảm ô nhiễm đất đai và mạch nước ngầm, làm sạch đất ô nhiễm kim loại và giảm thiểu chi phí lao động.

Tuy nhiên, GMOs có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể con người, có thể gây mất cân bằng sinh thái. Không ít ý kiến cho rằng, việc cấy ghép gen lạ vào thực phẩm sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như gây dị ứng, làm giảm sức đề kháng, thậm chí gây ung thư.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực phẩm biến đổi gen tiềm tàng những nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản và sức khỏe chuyển hóa, sinh lý và gen.

Theo thông tin từ trang Global Research, đại diện Hiệp hội An toàn di truyền Quốc gia Nga, Irina Ermakova cho biết: "Việc cấm GMOs là cần thiết, ít nhất trong 10 năm tới. Trong khi GMOs bị cấm, chúng ta cần lên kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra kĩ càng về GMOs, hoặc đưa ra các phương pháp nghiên cứu mới. Có một thực tế đã được chứng minh rằng không chỉ ở Nga, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới rằng GMOs nguy hiểm.

Các phương pháp cấy trồng GMOs không hoàn hảo, do đó, ở giai đoạn này, các GMOs vẫn chưa thực sự an toàn với sức khỏe. Tiêu thụ và sử dụng GMOs đã được chứng minh có thể dẫn đến các khối u, ung thư và béo phì ở động vật. Chúng ta nên ngăn chặn GMOs trở nên phổ biến để tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về nó."