Chủ Những Con RốiS


Rainbow

Kinh tế, văn hóa, giáo dục: Những hướng đi tiềm năng để nâng cao quan hệ Nga - Việt Nam

Putin Trần Đại Quang
© Sputnik/ Mikhail Klimentiev
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực Á-Âu , khi Mỹ và EU áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, Matxcơva đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Nhưng, để có như vậy còn rất nhiều việc phải làm. Các chuyên gia hàng đầu của Nga nghiên cứu Việt Nam đã đi đến kết luận này tại Hội thảo bàn tròn được tổ chức tại Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Sự đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta mang lại kết quả lớn nhất trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao, duy trì mức độ cao trong sự hợp tác kỹ thuật —quân sự. Nhưng, trong tất cả các lĩnh vực khác, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, nếu so với Mỹ, Châu Âu và Châu Á, thì Nga còn thua kém rất nhiều. Trong danh sách các đối tác kinh tế thương mại của Việt Nam, Nga không lọt vào top 10, kim ngạch thương mại hai chiều kém xa so với các đối tác chính của Việt Nam. Quy mô hợp tác khoa học và văn hóa giảm liên tục cũng gây sự lo lắng. Chủ đề Việt Nam hầu như không được phản ánh trên báo chí Nga, và báo chí Việt Nam cũng không phản ánh đầy đủ các sự kiện ở Nga. Tất nhiên, đưa mối quan hệ giữa hai nước chúng ta lên mức y như dưới thời Xô Viết là một nhiệm vụ bất khả thi — tình hình trên thế giới và cán cân quyền lực đã thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, cả Nga và Việt Nam có thể và nên thực hiện những bước đi nghiêm túc để cải thiện tình hình. Các nhà khoa học đề xuất những sáng kiến nào?

Propaganda

Ba nhân viên CNN phải từ chức vì bài tin rởm của họ về mối quan hệ của Trump với Nga

CNN fake news graphic
CNN: Nguồn tin bịa đặt của Hoa Kỳ
Ba nhân viên CNN từ chức sau khi hệ thống tin tức này rút lại câu chuyện kết nối sự liên hệ giữa một cộng sự của Tổng Thống Donald Trump với một ngân hàng đầu tư của Nga.

Trang mạng The Hill trích tường thuật hôm Thứ Hai của CNN rằng các ông, Thomas Frank, tác giả của câu chuyện, Eric Lichtblau, chủ biên đơn vị điều tra của CNN, chịu trách nhiệm việc đăng câu chuyện, và Lex Haris, người giám sát đơn vị, tất cả đều rời khỏi CNN.

Câu chuyện liên kết sự quan hệ giữa ông Anthony Scaramucci, một người ủng hộ ông Trump hàng đầu, với một quỹ đầu tư của Nga thuộc một ngân hàng do điện Kremlin kiểm soát.

Một phát ngôn viên của CNN hôm Thứ Hai nói: "Sau khi rút lại câu chuyện được đăng trên trang mạng CNN.com, chúng tôi chấp thuận sự từ chức của các nhân viên liên quan đến việc cho đăng câu chuyện."

Nhận xét: Trump còn viết như sau: "Vậy là họ bắt tận tay được CNN Tin tức Rởm, nhưng còn NBC, CBS & ABC? Còn đám @nytimes & @washingtonpost thất bại nữa? Tất cả họ là Tin tức Rởm!"

Chúng tôi đang mong chờ CNN rút lại tất cả trang web của họ sau vài tháng nữa...


Light Saber

Tổng thống Syria Assad đến thăm căn cứ không quân Nga, gửi thông điệp mạnh mẽ cho Mỹ

Assad visit airbase Hmeymim
© Press Service of the President of SyriaTổng thống Syria Assad thăm căn cứ không quân Hmeymim
Giữa lúc tin đồn đang rộ lên về việc Mỹ chuẩn bị tấn công chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vì cáo buộc liên quan đến vũ khí hóa học, Nhà lãnh đạo Syria đã bất ngờ đến thăm một căn cứ quân sự của Nga và thử chiến đấu cơ Su-35 - một trong những loại vũ khí tối tân và mạnh nhất của Nga.

Tổng thống Assad đã đến căn cứ không quân của Nga ở Hmeymim, phía tây Syria trong ngày hôm qua (27/6). Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Assad đến căn cứ - nơi mà từ đó chiến đấu cơ của Nga xuất kích đi tấn công lực lượng khủng bố và những cuộc oanh kích đó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc củng cố vị thế cho chính quyền của ông Assad.

Những hình ảnh được phát đi cho thấy, Nhà lãnh đạo Syria ngồi trên buồng lái của chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga. Ông này còn thị sát vũ khí, nhân lực và các phương tiện bọc thép ở căn cứ gần Latakia này.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov đã đón tiếp và dẫn Tổng thống Assad đi thị sát một vòng quanh căn cứ, hãng thông tấn SANA đưa tin.

Nhận xét: Sau lời đe dọa của Nhà Trắng, đây là thông điệp mạnh mẽ về mối quan hệ bền chặt giữa Assad và Nga, và lời cảnh cáo Mỹ hãy thận trọng trước khi "làm liều".


Eagle

Hay Nhất Mạng: Nhà Trắng đe dọa tàn sát nhiều người Syria nữa vì vụ "tấn công hóa học" họ tưởng tượng ra

Spicer
© Jonathan Ernst / Reuters"Chúng tôi biết rằng chính quyền Assad đang chuẩn bị một cuộc tấn công hóa học mới vào người dân vô tội. Đàn chim sẻ ngoài kia nói với tôi như vậy."
Đêm 26-6 (giờ Mỹ), thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer bất ngờ cáo buộc quân đội của Tổng thống Syria - ông Bashar al-Assad có khả năng đang chuẩn bị một cuộc tấn công hóa học khác. Nhà Trắng cảnh báo sẵn sàng có hành động đáp trả nếu vụ tấn công hóa học này xảy ra.

Mỹ sẽ phản ứng

Ông Sean Spicer khẳng định Mỹ đã "xác định được các hoạt động chuẩn bị tiềm năng cho một vụ tấn công khác bằng vũ khí hóa học của chính phủ Assad, nhiều khả năng sẽ giết hại hàng loạt thường dân trong đó có cả trẻ em vô tội". Cáo buộc này được ông Spicer đưa ra dù không kèm theo bất kỳ bằng chứng nào, theo AP.

Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết các hoạt động chuẩn bị này tương tự những gì đã chuẩn bị cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib rạng sáng 4-4. Vụ việc đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người. Washington cáo buộc chính phủ Damascus là thủ phạm. Ông Spicer cảnh báo: "Nếu Tổng thống Assad tiến hành thêm một vụ tàn sát bằng vũ khí hóa học nữa, ông ta và quân đội sẽ trả một cái giá thật đắt".

Nhận xét: Cuộc chiến tại Syria đang đi đến hồi kết. Bất chấp mọi nỗ lực hỗ trợ của Mỹ và đồng minh, đám khủng bố tay chân của họ đang dần bị tiêu diệt. Trong bối cảnh như vậy, ngay cả nếu Assad có vũ khí hóa học (thứ mà ông không có), ông sẽ không bao giờ dùng, bởi vì nó sẽ chỉ gây ra bất lợi cho chính quyền ông.

Điểm đáng lưu ý nữa là tuyên bố này được đưa ra ngay sau bài viết của nhà báo nổi tiếng Seymour Hersh phơi bày sự thật đằng sau vụ "tấn công hóa học" hồi tháng 4 và phản ứng không đẹp đẽ lắm của Trump. Sự trùng hợp này gợi ý rằng đây nhiều khả năng là một chiêu đánh lạc hướng dư luận của Trump. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một vụ tấn công cờ giả không thể xảy ra. Ngược lại, bọn khủng bố tại Syria rất có thể lợi dụng cơ hội này biến "cảnh báo" đó thành sự thật để buộc Trump phải hành động một lần nữa.


Jet4

Số lần Nga phải chặn máy bay do thám NATO gần biên giới tăng cao chưa từng có

Russian intercept of US spy plane
© U.S. European Command
Theo chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov, tổng số vụ máy bay do thám nước ngoài bị chặn dọc biên giới Nga từ 12 đến 18/6 được coi là "chưa từng có tiền lệ", thậm chí khi so với tiêu chuẩn thời Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, báo Krasnaya Zvezda thuộc Bộ Quốc phòng Nga thống kê chỉ trong một tuần chiến đấu cơ Nga đã triển khai 14 vụ chặn máy bay do thám nước ngoài gần biên giới nước này.

Có tất cả 23 chuyến bay do thám được thực hiện gần khu vực. Cụ thể, có 10 chuyến bay của Mỹ, trong đó có cả chiếc RC-135 và máy bay không người lái chiến lược Global Hawk. Ngoài ra còn có máy bay do thám R-3C của không quân Na Uy và máy bay của Thụy Điển, Anh, Pháp.

Theo bài viết trên báo, Nga đã cử các loại chiến đấu cơ MiG-31 và Su-27 tới chặn các máy bay do thám trên.

Arrow Up

Trump giành thắng lợi pháp lý quyết định về lệnh cấm nhập cư tại Tòa án Tối cao Mỹ

supreme court building
© ShutterstockTòa án Tối cao Hoa Kỳ
Tổng thống Donald Trump giành thắng lợi bất ngờ khi Tòa án Tối cao Mỹ thu hẹp phạm vi áp dụng phán quyết ngăn chặn lệnh cấm Hồi giáo của của tòa cấp dưới.

Reuters cho biết ngày 26/6, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết cho phép áp dụng một số nội dung trong lệnh cấm đi lại gây tranh cãi của Tổng thống Trump.

Tòa tối cao Mỹ nói rằng người ngoại quốc có người thân hoặc mối liên hệ ở Mỹ sẽ không bị cấm nhập cảnh. Tuy nhiên, những người xin visa nhưng chưa từng đến Mỹ hoặc không có gia đình, công việc làm ăn hay các mối liên hệ khác có thể bị từ chối nhập cảnh.

Tòa cũng đồng ý sẽ mở phiên điều trần xem xét kháng nghị của chính quyền Trump sau khi tòa cấp dưới chặn đứng lệnh cấm.

Nhận xét: Tất cả các thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đều nhất trí với quyết định cho phép áp dụng lệnh cấm nhập cư của Trump, chỉ ngoại trừ những người đã có liên hệ công việc hoặc gia đình tại Mỹ. Điều này khẳng định tính đúng đắn về pháp lý và quyền hạn của Trump khi đưa ra sắc lệnh đó. Nó cũng phơi bày bộ mặt xấu xí của giới truyền thông trong chiến dịch bôi nhọ hòng "trói chân trói tay" Trump của họ. Giới truyền thông đưa tin này dè dặt một cách bất bình thường, khác hẳn cơn cuồng loạn mấy tháng trước của họ.


Dollars

Thủ tướng Anh giữ ghế bằng cách mua sự ủng hộ của đảng cực hữu DUP với 1 tỷ bảng Anh

theresa may
© EPA
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May và Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) - chính đảng lớn nhất BắcIrelandngày 26/6 đã ký một thỏa thuận lịch sử, theo đó sẽ cho phép Đảng Bảo thủ nắm quyền điều hành đất nước sau khi mất quá bán số phiếu trong cuộc tổng tuyển cử hồi đầu tháng này. Như vậy, sau gần hai tuần thương thảo, Thủ tướng Theresa May đã có được sự ủng hộ quan trọng của Đảng Liên minh Dân chủ khi mà đảng của bà đang phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía.

Thỏa thuận được ký giữa quan chức cấp cao đảng Bảo thủ Gavin Williamson và thành viên cấp cao Đảng Liên minh Dân chủ Jeffrey Donaldson dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Anh Theresa May và lãnh đạo đảng DUP Arlene Foster.

Theo thỏa thuận,Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) và 10 nhà lập pháp của đảng này sẽ hỗ trợ thủ tướng Anh đạt đủ số phiếu cần thiết để duy trì quyền lực, ủng hộ chính phủ về đạo luật liên quan tới việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, đạo luật liên quan tới an ninh quốc gia. Ngoài ra, DUP còn nhất trí ủng hộ chính phủ Anh trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội về vấn đề ngân sách.

Nhận xét: Về đồng minh Liên minh Dân chủ mới của Thủ tướng Anh, chính trị gia Anh George Galloway nói: "Họ là một dạng nhẹ hơn của Klu Klux Klan"




Light Sabers

Israel liên tục hai lần không kích quân đội Syria hòng giúp đỡ khủng bố nhưng vô hiệu

Syrian Arab army soldiers
Chiều 24/6, sau khi Israel không kích vào trận địa quân đội Syria, phá hủy một xe tăng, một xe phòng không Shilka, các nhóm chiến binh của liên minh Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) và Quân đội Syria tự do (FSA) ồ ạt tổ chức tấn công chiến tuyến của quân đội Syria xung quanh thành phố Baath và chọc thủng nhiều vị trí phòng ngự, chiếm được khu vực Mashtal Al-Zohor.

Ngay lập tức, các đơn vị quân đội Syria tập kết lại trong thành phố Baath, huy động mọi trang thiết bị cần thiết và tổ chức cuộc phản công.

Trận phản kích dữ dội nhanh chóng đẩy lùi các tay súng thành chiến ra khỏi các địa bàn vừa chiếm đóng, buộc lực lượng Hồi giáo cực đoan phải lui về vị trí phòng ngự ban đầu.

Al-Masdar News dẫn nguồn tin quân sự trên cao nguyên Golan cho biết, trong trận chiến dữ dội vào tối 24/6, quân đội Syria đã tiêu diệt khoảng 20 tay súng cực đoan, phá hủy một xe tăng và một xe cơ giới gắn súng máy phòng không hạng nặng.

Nhận xét: Lưu ý rằng Cao nguyên Golan mà Israel đang chiếm đóng và dùng để hỗ trợ khủng bố tại Syria là đất của Syria mà họ chiếm từ năm 1967. Từ đó tới nay, vùng này vẫn được quốc tế công nhận là thuộc về Syria.


Megaphone

Hay Nhất Mạng: Nhà báo Mỹ Seymour Hersh: Không có vụ tấn công hóa học nào tại Syria hồi tháng 4

Tomahawk missiles from the
Tên lửa Tomahawk phóng từ tàu "USS Porter" vào căn cứ không quân Shayrat ngày 6/4/2017
Trong một bài báo được tờ Die Welt của Đức đăng tải hôm 25/6, phóng viên điều tra đoạt giải Pulitzer người Mỹ Seymour Hersh đã bàn về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của chính quyền Tổng thống Donald Trump sau vụ Syria ném bom nhằm vào thị trấn Khan Sheikhoun hồi tháng 4.

Bài báo của Hersh dựa trên các cuộc phỏng vấn một số cố vấn người Mỹ và những chứng cứ mà họ cung cấp, bao gồm cả bản sao các cuộc trao đổi thời gian thực ngay trước cuộc tấn công của Syria ngày 4/4.

Không có vụ tấn công hóa học nào

Theo nguồn tin mật của Hersh, Tổng thống Trump đã chọn cách bỏ qua các báo cáo mà tình báo và quân đội Mỹ đã tổng hợp - những thông tin mâu thuẫn với cáo buộc Damascus sử dụng khí sarin để giết hại dân thường mà truyền thông vẫn đăng tải. Thay vào đó, ông Trump lại ra lệnh cho quân đội Mỹ chuẩn bị phương án đáp trả - điều mà họ đã làm sau đó 2 ngày.

Nhận xét: Trong khi thông tin trình bày bởi Seymour Hersh xác nhận nhận định của chúng tôi vào thời điểm đó rằng không có vụ tấn công vũ khí hóa học nào cả, chúng tôi không ảo tưởng rằng nó là bức tranh toàn cảnh.

Thật vậy, một tuần trước vụ ném bom, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố công khai rằng chính quyền Trump không theo đuổi chính sách lật đổ Assad nữa. Vậy tại sao chỉ một tuần sau, cáo buộc "vũ khí hóa học" cũ rích lại được lôi ra để bôi nhọ Assad (và Nga), dọn đường cho sự lật đổ ông?

Có nhiều khả năng là tay chân của "chính quyền ngầm" phương Tây, đặc biệt là CIA, sau khi được Nga báo trước 48 giờ rằng Assad sẽ ném bom địa điểm đó, đã đặt clo và những hóa chất độc khác ở đó để tạo ra đám mây khói độc và các nạn nhân khi vụ ném bom xảy ra.

Từ góc nhìn này, phản ứng của Trump trở nên có nghĩa hơn. Ông ta đã bị "trói chân trói tay" bởi dòng sự kiện này và cơn cuồng loạn trong giới truyền thông, và buộc phải có một phản ứng mạnh. Mặc dù vậy, có vẻ như Trump đã cố gắng chọn cách phản ứng ít gây thiệt hại nhất có thể cho chính quyền Syria, trong khi vẫn tỏ ra cứng rắn.


Chess

Được Thổ Nhĩ Kỳ, Iran ủng hộ, Qatar không lùi bước trước tối hậu thư vô lý của khối Ả Rập

Saudi army
Hôm qua, 23.6, 4 nước Ả Rập gồm Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đã chuyển tới Qatar một tối hậu thư bao gồm 13 yêu sách đặt Doha trước lựa chọn: chấp hành hay tiếp tục chịu cấm vận. Tối hậu thư này được khối nước Ả Rập trên chuyển thông qua Ku-wait, nước đóng vai trò trung gian hòa giải căng thẳng vùng Vịnh

Thái độ của các nước thuộc khối Ả Rập trong vụ này rất gay gắt khi họ đưa ra yêu sách mang tính bắt buộc, không thỏa hiệp cho Qatar để đổi lại việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mà họ đã áp đặt hồi đầu tháng này.

Danh sách chi tiết 13 yêu cầu chưa được tiết lộ cụ thể nhưng trong đó có 3 khoản là Qatar phải đóng cửa hãng thông tấn Al Jazeera, hạn chế quan hệ với Iran và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar. Ngoài ra, Qatar cũng buộc phải bồi thường cho các nước vùng Vịnh những thiệt hại và chi phí phát sinh từ chính sách ngoại giao của Qatar trong vòng nhiều năm qua.

Không chỉ vậy, khối Ả Rập cũng yêu cầu Qatar phải hoàn thành các yêu cầu trên trong thời gian 10 ngày và họ sẽ giám sát kỹ lưỡng việc thực thi kèm theo báo cáo đánh giá được công bố hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng quý trong năm tiếp theo và hàng năm trong thập kỷ tiếp theo.

Nhận xét: Thái độ của các nước Ả rập, đứng đầu là Ả rập Xê út, cho thấy bản yêu sách và cáo buộc Qatar hỗ trợ khủng bố chỉ là cái cớ để tước bỏ hoàn toàn độc lập và chủ quyền của nước này. Và với sự hỗ trợ của Iran cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hiển nhiên sẽ không thể chấp nhận điều đó. Với cả hai bên đều căng thẳng như vậy, liệu nó có dẫn tới một cuộc chiến tranh trên diện rộng mới ở vùng Trung Đông hay không?