Chủ Những Con RốiS


Light Sabers

Nga chống IS đồng thời phá tan âm mưu lập vùng cấm bay tại Syria của Mỹ

Su-25 in action
Máy bay cường kích Su-25 của Nga tham chiến tích cực ở Syria
Ngay sau khi được Hội đồng LB cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh không kích vào các vị trí được cho là của lực lượng IS.

Từ hôm đó đến nay, các máy bay cường kích của Không quân Nga xuất kích từ sân bay căn cứ Latakia (Syria) đã liên tục tổ chức nhiều đợt bắn phá gây thiệt hại lớn cho lực lượng IS.

Dư luận quốc tế thân phương Tây hoặc bị truyền thông phương Tây chi phối, nhất là các nước theo liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, đã lập tức phản ứng với thái độ tiêu cực.

Họ cho rằng Nga can thiệp quân sự vào Syria để hỗ trợ cho chế độ của tổng thống Bashar al-Assad chống không chỉ IS, mà còn cả các tổ chức phiến quân chống chính phủ Syria do các nước Ảrập vùng Vịnh và Phương Tây hậu thuẫn.

Về phía mình, Nga kiên định tuyên bố mục tiêu của chiến dịch không kích là nhằm vào lực lượng IS theo lời kêu gọi của chính phủ hợp pháp của nước Cộng hoà Ảrập Syria.

Nhận xét: Xem thêm


Rocket

Lực lượng quân sự hùng hậu của Nga trong chiến dịch tại Syria

SU-24 attach aircrafts
Máy bay cường kích mọi thời tiết SU-24 dẫn đầu các cuộc không kích của Nga tại Syria
Theo Russia Insider, hiện các lực lượng của Nga tham chiến ở Syria bao gồm các loại máy bay chiến đấu, trong đó có cả trực thăng; một tiểu đoàn bộ binh; sở chỉ huy chiến dịch và các lực lượng tình báo, trinh sát khác.

Các báo cáo và hình ảnh vệ tinh mới đây từ Bộ Quốc phòng Nga cho thấy sự tham gia của lực lượng chiến đấu cơ Nga trong các chiến dịch không kích lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Có khoảng 50 máy bay chiến đấu của Nga hiện diện ở Syria, trong đó có cả trực thăng. Tất cả đều hoạt động từ căn cứ không quân mới được mở rộng ở Latakia, Syria.

Hiện vẫn chưa rõ các trực thăng có mặt ở Syria thuộc loại nào, tuy nhiên có khả năng đây là những trực thăng vận tải hỗ trợ máy bay "cánh cố định" chứ không phải là trực thăng chiến đấu.

Nhận xét: Qua những gì xảy ra tại Syria trong mấy ngày qua, có thể thấy Nga có một quân đội rất hiện đại và chất lượng cao về nhiều mặt, sánh ngang, nếu không muốn nói là vượt mặt Mỹ. Chúng ta nên nhớ rằng chỉ 15 năm trước, quân đội Nga gần như tan hoang do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các hành vi phá hoại của phương Tây. Điều đó cho thấy sự trỗi dậy kỳ diệu của nước Nga dưới sự lãnh đạo của tổng thống Putin.


Magnify

Hay Nhất Mạng: Hiệp định TPP: Những gì bạn không biết từ báo chí

Obama TPP
Khi các nhà đàm phán và bộ trưởng từ Mỹ và 11 quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương gặp nhau tại Atlanta để nỗ lực hoàn thiện nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì chúng ta cần phải đưa ra một số phân tích tỉnh táo. Dường như hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất trong lịch sử khu vực này không giống như những điều chúng ta đã nghĩ.

Bạn sẽ nghe nói nhiều về tầm quan trọng của TPP đối với "thương mại tự do". Thực tế, đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên dựa trên vận động hành lang của các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất trong mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ ràng ngay từ những vấn đề chính mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả rằng TPP không phải là về thương mại "tự do".

New Zealand đã đe dọa không ký hiệp định vì cách thức quản lý sản phẩm bơ sữa của Canada và Mỹ. Australia không hài lòng với cách Mỹ và Mexico quản lý thương mại về đường. Còn Mỹ thì không hài lòng với cách Nhật quản lý thương mại về gạo. Các ngành công nghiệp này được ủng hộ bởi các khối cử tri đáng kể ở trong nước mình. Và chúng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm liên quan tới cách mà TPP có thể thúc đẩy một chương trình nghị sự đi ngược lại thương mại tự do.

Nhận xét: Xem thêm


Eye 1

Đăng lại Hay Nhất Mạng: Hiệp định TPP: Học được gì từ Mexico trong NAFTA?

NAFTA protest
Người dân biểu tình phản đối hiệp định NAFTA
Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?

Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:
  • Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.
  • Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.
Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?

Nhận xét: Tuy chúng tôi không đồng tình với kết luận "nội chiến là điều khó tránh khỏi", nhưng việc TPP sẽ là tin xấu cho người lao động Việt Nam là điều không có gì phải bàn cãi. Cái gọi là tự do thương mại thực ra chỉ là cách để các tập đoàn khổng lồ phương Tây như Monsanto bóc lột sức lao động và tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới để làm giàu cho giới chủ tài phiệt, những kẻ thái nhân cách đang nắm quyền. Nếu hiệp định TPP là điều tốt lành như báo chí vẫn tuyên truyền, tại sao các điều khoản của nó lại bị giữ kín đến như vậy?


Eye 2

Chính phủ 12 nước phản bội người dân, thỏa thuận hiệp định TPP trong vòng bí mật

US flag corporate logos
Chính phủ thực sự là các tập đoàn xuyên quốc gia
Việt Nam cùng 11 quốc gia vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã chính thức đạt được sự đồng thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới 2 thập niên qua.

Thông tin được tờ Financial Times của Anh đăng tải. Đây được tin là chiến thắng chiến lược lớn cho chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng như chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

TPP bao phủ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, và sẽ tạo ra một khối kinh tế Thái Bình Dư ơng mới, với các rào cản thương mại được hạ thấp đối với hầu hết các mặt hàng, từ thị bò, các sản phẩm từ sữa, tới hàng may mặc, cũng như các tiêu chuẩn và quy tắc mới về đầu tư, môi trường và việc làm.

Nhận xét: Hiệp định này được viết bởi các tập đoàn cho lợi ích của các tập đoàn. Sự lo ngại của dân chúng không có ý nghĩa gì với chúng.


Bomb

Iraq chính thức đề nghị Nga tấn công IS trên lãnh thổ mình

Putin and Hayder al-Abadi
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Iraq Hayder al-Abadi
Thông tấn TASS của Nga dẫn thông tin từ kênh Al-Jazeera hôm 4/10 đưa tin cho biết, Thủ tướng Iraq Hayder al-Abadi một lần nữa đã hoan nghênh việc Nga tham gia không kích chống khủng bố IS ở đất nước của mình và thừa nhận rằng Baghadad đã đề nghị như vậy với Moscow.

Theo ông Abadi, Baghdad sẵn sàng đưa ra một đề nghị mà biết chắc chắn nó sẽ khiến đồng minh Washington phật lòng cho phía Moscow vì lợi ích của chính Iraq.

Không quân Nga bắt đầu tiến hành các chuyến bay ném bom các vị trí của khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Nga đã huy động 50 máy bay và trực thăng, gồm Su-24, Su-25, Su-30 phục vụ chiến dịch này.

Moscow cho biết, hoạt động này được tiến hành theo đề nghị của chính phủ hợp pháp của Syria, phù hợp với luật pháp của Nga cũng như luật pháp quốc tế.

Nhận xét: Chính phủ Iraq là những người khôn ngoan. Họ biết gió đang xoay theo chiều nào. Một loạt quốc gia Trung Đông khác chắc hẳn cũng đang bồn chồn, nhấp nhổm.


Bomb

Sau khi cảnh cáo Nga về thương vong của thường dân, Mỹ ném bom bệnh viện tại Afghanistan

Bệnh viện bị không kích tại Afghanistan
© MSF / AFPBệnh viện chìm trong biển lửa sau khi bị không kích
Ngày 3/10, một bệnh viện tại thành phố Kunduz, Afghanistan bị dội bom khiến ít nhất ba nhân viên của tổ chức Thầy thuốc Không biên giới (MSF) thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

Trong một tuyên bố, tổ chức Thầy thuốc Không biên giới (MSF) cho biết: "vụ đánh bom xảy ra vào lúc 2h10 ngày 3/10. Một bệnh viện của MSF tại Kunduz bị dội bom nhiều lần và hư hỏng rất nặng. Ba bác sĩ thiệt mạng và hơn 30 khác mất tích. Các nhân viên y tế đang làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và bác sĩ".

Bệnh viện của MSF được xem là "chiếc phao cứu sinh" quan trọng tại khu vực Kunduz, thường xuyên trong tình trạng quá tải sau những cuộc giao tranh thời gian qua khi lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát thành phố.

Nhận xét: Các báo tiếng Việt khác đều đăng là Mỹ không kích "nhầm". Nhầm ư? Cả một cái bệnh viện to như vậy, đâu có chân để di chuyển mà bị không kích nhầm? Công nghệ quân sự của Mỹ hiện đại đến mức có thể đọc được biển số xe từ vệ tinh, làm sao có thể nhầm? Chỉ có lý giải duy nhất là các bác sĩ và bệnh nhân tại bệnh viện đó ở Afghanistan chỉ như con sâu cái kiến đối với chỉ huy Mỹ nên có giết đi vài người cũng chẳng đáng kể gì. Nhân tiện, đó cũng là cách những kẻ thái nhân cách nhìn nhận người bình thường.


Light Sabers

Đòn chớp nhoáng của Putin chống lại ISIS ở Syria khiến Washington khổ sở và bối rối

Ảnh
Vào thứ hai, tổng thống Nga Vladimir Putin phê phán nghiêm khắc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Vào thứ ba, Barack Obama thọc dao vào sau lưng Putin. Đây là tin tức từ hãng Reuters:
"Trong những ngày tới đây, Pháp sẽ thảo luận với các đối tác về đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên phe đối lập của Syria liên quan đến khu vực cấm bay ở miền bắc Syria, tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố vào thứ hai ...

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius "trong những ngày sắp tới sẽ xem xét ranh giới, cách thức đảm bảo khu vực và ý kiến của các đối tác," Holande nói với các phóng viên bên lề cuộc họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ...

Hollande nói rằng một đề xuất như vậy có thể được phê chuẩn bằng nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để "mang lại tính hợp pháp quốc tế cho những hoạt động diễn ra tại khu vực này." ... (Pháp, các đối tác thảo luận về "khu vực an toàn" ở miền bắc Syria: Hollande, Reuters)
Hollande là kẻ dối trá và là một con rối. Ông ta biết rằng Hội Đồng Bảo An sẽ không bao giờ phê chuẩn khu vực cấm bay. Nga và Trung Quốc đã nói không. Họ cũng giải thích tại sao lại phản đối điều đó. Đó là bởi vì họ không muốn có một đất nước sụp đổ khác trong tay họ, giống như đã xảy ra với Libya khi Hoa Kỳ và NATO áp đặt vùng cấm bay lần gần đây nhất.

Dollars

Pháp mất 250 triệu euro trong vụ Mistral sau khi bán lại tàu cho Ai Cập

Tàu Mistral
Một tàu đổ bộ lớp Mistral do Nga đặt hàng neo đậu tại cảng Saint-Nazaire, miền Tây nước Pháp
Kết quả của việc bán lại cho Ai Cập các tàu sân bay trực thăng loại "Mistral" mà hợp đồng cung cấp cho Nga bị hủy chỉ bởi nguyên cớ chính trị, đã làm Paris tổn hại vì không thu được số tiền 200-250 triệu euro.

Đó là kết luận của các thành viên Ủy ban Tài chính Thượng viện Pháp. Báo cáo pháp lý tương ứng đã được công bố trên trang web chính thức của Thượng viện. Trước đó có tin là Ai Cập sẵn sàng trả cho những chiếc tàu chở trực thăng này khoản tiền 950 triệu euro.

Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Pháp tuyên bố rằng xảy ra việc hủy hợp đồng với Nga là do áp lực với Pháp từ phía NATO, cụ thể là từ các nước Đông Âu trong khối Liên minh.

Đó là tuyên bố của báo cáo viên chuyên đề, Thượng nghị sĩ Robert del Picco. Theo lời ông, cụ thể như Ba Lan đe dọa nếu chuyển giao "Mistral" cho Nga thì nước này sẽ từ bỏ ý định mua của Pháp 50 máy bay trực thăng Eurocopter EC725 Caracal. Giá thành hợp đồng cung cấp trực thăng là 2,5 tỷ euro, — Thượng nghị sĩ Robert del Picco nhấn mạnh.

Nhận xét: Số tiền Pháp mất trên thực tế còn nhiều hơn thế do uy tín trên thị trường vũ khí bị sứt mẻ nghiêm trọng. Nước Pháp nên đòi lại số tiền đó từ kẻ ban đầu đã gây ra tất cả chuyện này: chính phủ Mỹ.


Bomb

Ai có lợi? Nổ bom liên hoàn làm gia tăng lo ngại bất ổn xã hội ở Trung Quốc

Ảnh
© AFPMột tòa nhà thiệt hại nặng nề sau một vụ nổ
Một loạt vụ nổ bom ở nam Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về bất ổn xã hội ở nước này, do đã có nhiều sự cố trong quá khứ.

Các vụ nổ diễn ra chiều qua, tại huyện Liễu Thành, tỉnh Quảng Tây, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Nghi phạm là một người đàn ông họ Wei, 33 tuổi.

Bom nổ tại 17 địa điểm, trong đó có các văn phòng chính phủ, một bệnh viện và một nhà tù. Vụ nổ tạo ra cảnh tượng hỗn loạn, với các tòa nhà đổ sập, khói bụi bay mịt mù, ô tô lật nhào, gạch vỡ la liệt trên đường phố, người dân địa phương hoảng sợ chạy tìm chỗ nấp. Họ miêu tả vụ nổ làm "rung chuyển mặt đất", với tiếng động "như tiếng phá đá trên núi".

Hãng thông tấn nhà nước Xinhua không đưa tin về động cơ vụ đánh bom. Một số trang tin trực tuyến nói rằng nghi phạm có mâu thuẫn với một bệnh viện trong quá trình khám chữa bệnh, nhưng truyền hình nhà nước CCTV bác bỏ thông tin này.

Nhận xét: Những vụ nổ có quy mô lớn, phối hợp nhịp nhàng, chọn đúng thời điểm để gây tiếng vang lớn nhất trong xã hội, tiến hành trong bối cảnh an ninh tăng cường. Tất cả những thứ đó chỉ ra rằng đây không thể là do "một số phần tử bất bình trong xã hội" gây ra mà có bàn tay của một tổ chức chuyên nghiệp. Dùng phương pháp suy luận kinh điển "Ai có lợi?", chúng ta có thể đoán ra tổ chức đó là ai. Đó có nhiều khả năng là một trong những cơ quan tình báo phương Tây không bỏ lỡ cơ hội "trả miếng" Trung Quốc.