© WikipediaSơ đồ dự kiến mạng đường sắt Côn Minh - Singapore
Trung Quốc và ASEAN đều được lợi nhờ tuyến đường sắt xuyên Á. Tùy vào sức khỏe kinh tế của mình, các nước có thể tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ quan điểm của ông xung quanh tuyến đường sắt xuyên Á (Singapore-Côn Minh) đang được Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành xây dựng.
Tất cả đều được lợiĐánh giá về tuyến đường sắt xuyên Á đơn thuần dư ới góc độ giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy khẳng định, một khi tuyến đường sắt xuyên Á hoàn thành và đi vào hoạt động, Trung Quốc và các nước ASEAN đều được lợi. Tuyến đường này sẽ tạo ra một mạng lưới liên thông, nối kết với hải cảng của các nước, với các trung tâm thương mại, công nghiệp, các vùng kinh tế, vận chuyển khối lượng hàng hóa cực lớn, lưu tốc cao, giá thành rẻ và tương đối an toàn.
"Hiện nay, vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa Trung Quốc qua các nước ASEAN chủ yếu bằng các phương thức: hàng không, đường bộ và đường biển. Những phương thức này được thực hiện thường xuyên nhưng để phát triển du lịch, đẩy mạnh sự lan tỏa của các tuyến đi vào vùng nội địa thì không thể dùng đường biển. Hơn nữa, đi đường biển, đường hàng không có nhiều rủi ro. Đường bộ thuận lợi nhưng khối lượng vận chuyển thấp, giá thành đắt. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả vận chuyển, tăng khối lượng, chất lượng vận chuyển, giảm giá thành và nâng cao độ an toàn, các nước ASEAN và Trung Quốc đã bàn đến chuyện xây dựng tuyến đường sắt từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) đi xuyên các nước Đông Nam Á.
Nhận xét: Cả trăm khẩu súng quân dụng, rồi cả một kho đạn được "gửi nhầm" vào Việt Nam trong một thời gian ngắn. Đấy mới là số vũ khí đã được phát hiện. Phải chăng ai đó muốn "dân chủ hóa" Việt Nam kiểu như đã làm tại Maidan ở Ukraine hồi đầu năm 2014?