Đứa Con Xã HộiS


People

Biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc - Báo TQ tố "thế lực nước ngoài"

Hongkong protest extradition law
Biểu tình ôn hòa đêm 9-6 ở Hong Kong đã trở thành cuộc đụng độ giữa hàng trăm ngàn người dân và cảnh sát. Báo chí Trung Quốc tố "các thế lực nước ngoài" muốn phá Trung Quốc thông qua vụ việc này.

Tổ chức Mặt trận nhân quyền, phía lãnh đạo người biểu tình, cho biết có 1,03 triệu người tham gia tuần hành nhằm phản đối những thay đổi trong dự luật dẫn độ cho phép nghi phạm được đưa tới xét xử tại tòa ở Trung Quốc. Con số này được nhận xét là quá lớn so với quy mô dân số 7,48 triệu người của Hong Kong.

Theo CNN, cuộc biểu tình đêm 9-6 sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát Hong Kong ước tính số người biểu tình chỉ gần 240.000 người.

Cảnh sát đã bao vây bên ngoài tòa nhà của cơ quan lập pháp tại Hong Kong từ sáng sớm ngày 10-6, sau khi cuộc biểu tình ôn hòa trở thành cuộc đụng độ giữa người tham gia và lực lượng chức năng.

Light Saber

Lực lượng Houthi của Yemen liên tiếp bắn hạ UAV của liên minh xâm lược Ả rập Xê út

'reaper' drone
© Global Look Press/Louie PaluUAV MQ-9 Reaper
Các lực lượng quân sự của nhóm vũ trang Houthi ở Yemen đã bắn hạ được một phương tiện bay không người lái (UAV) của Arab Saudi, trong lúc nước này tiếp tục phát triển khả năng đánh chặn trước các cuộc tấn công dồn dập bằng UAV mà liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu thực hiện.

Các tay súng thuộc nhóm vũ trang Houthi đã bắn hạ chiếc UAV trên vào chiều hôm thứ Năm (giờ địa phương) ở al-Jabaliyah, bờ biển phía Tây nước này. Một nguồn tin của Đơn vị Phòng không của Houthi nói với hãng truyền thông al-Masirah rằng chiếc UAV trên là mẫu MQ-9 Reaper do Mỹ chế tạo.

Lực lượng không quân Arab Saudi đã thực hiện hàng loạt các vụ không kích nhằm vào xác của chiếc UAV này sau khi nó bị bắn hạ, nhằm tiêu hủy nó trước khi bị rơi vào tay của các chiến binh Houthi - nguồn tin cho biết thêm. Các lực lượng Houthi dường như đã triển khai một mạng lưới phòng không tinh vi để chống lại các cuộc không kích mà Riyadh thực hiện.

Hồi tháng trước, Houthi cũng bắn hạ được một chiếc MQ-1 Predator, một UAV do Mỹ chế tạo, bằng 1 tên lửa đất-đối-không.

People 2

Người dân Việt Nam phẫn nộ trước phát biểu Việt Nam "xâm lược" Campuchia của Thủ tướng Singapore

Singapore Prime Minister
© AFP / Roslan Rahman
Trong những ngày này trên các trang mạng VN đang nổi lên cơn bão bình luận về việc dùng từ "xâm lược" đối với Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, khi nói về sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam cho Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử 40 năm trước,ngày 07/01/1979.

"Cơn bão" nói trên mang nhiều sắc thái. Nhưng nổi bật nhất chính là sự phẫn nộ của người Việt Nam, nhất là những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của tổ quốc và chống diệt chủng Polpot tại Campuchia. Họ nhắc lại quá khứ mà không bao giờ quên.

"Từ 1977, Singapore là nước hung hăng nhất trong việc hậu thuẫn chế độ diệt chủng Polpot ở Campuchia, là đầu mối cung ứng vũ khí, quân cụ cho Polpot bằng đường biển. Huấn luyện (phương thức tác chiến biệt kích & các hoạt động phá hoại) cho bọn phục quốc được Mỹ thu gom về trên đất Thái Lan. Suốt từ 1966 đến 1988, Singapore dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu đã thể hiện xuyên suốt và nhất quán đường lối thù địch với Việt Nam, tiếp tay cho chế độ diệt chủng Polpot tàn sát nhân dân Campuchia, là kẻ có trách nhiệm không thể chối cãi đối với cái chết của hàng triệu thường dân Campuchia, Việt Nam và bộ đội Việt Nam", - Ông Lê Văn Lực, cựu chiến binh tham gia giải phóng Campuchia phát biểu với Sputnik.

No Entry

Visa hạn chế, môi trường ở Mỹ ngày càng kém thân thiện với sinh viên Trung Quốc

Chinese students
Có hơn 360.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, nhưng nhiều người đang muốn trở về nước
Đầu tiên là thương mại, sau đó là công nghệ, rồi bây giờ là nhân lực chất lượng cao. Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã bắt đầu nhắm tới những thành phần ưu tú nhất, sáng láng nhất của Trung Quốc đang ở Mỹ, rà soát kỹ các nhà nghiên cứu có mối liên hệ với Bắc Kinh và hạn chế các visa (thị thực) dành cho sinh viên Trung Quốc.

Một số cử nhân và học giả Trung Quốc đã nói với trang tin Bloomberg News rằng trong vài tuần gần đây họ thấy môi trường học thuật và việc làm của Mỹ ngày càng không thân thiện.

Mối nghi kỵ sâu sắc của Mỹ

Đại học Emory (Mỹ) đã đuổi việc 2 giáo sư Mỹ gốc Hoa vào hôm 16/5/2019. Và Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 3/6/2019 đã ban bố lời cảnh báo về nguy cơ khi du học ở Mỹ trong bối cảnh ngày càng gia tăng các trường hợp thị thực sinh viên bị từ chối.

Arrow Down

Dự luật Phòng chống Tác hại Rượu bia của Việt Nam đang bị "bẻ nanh, cắt móng" trở thành vô nghĩa

Alcohol and traffic accident in Vietnam
Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp tháng 11/2018; đã qua hai lần thảo luận tại hội trường và dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua ngày 14/6.

Theo Ban soạn thảo, kinh nghiệm thế giới cho thấy 3 nhóm biện pháp có hiệu quả cao là: Hạn chế tính sẵn có và tính dễ dàng tiếp cận; ban hành chính sách thuế, giá nhằm tăng giá sản phẩm; kiểm soát quảng cáo. Do đó, dự án Luật được cơ quan chủ trì là Bộ Y tế xây dựng sẽ dựa theo các chính sách trên.

Tuy nhiên, sau một năm trải qua các quy trình hội thảo, xin ý kiến, trình thẩm định và sửa chữa, kết thúc phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (12/4/2019) nhiều quy định được đại biểu nhận xét là "xương sống" của luật bị rút khỏi dự thảo, nhất là nhóm số 2 và nhóm số 3.

Những "đốt sống" bị loại bỏ

Đầu năm 2018, khi được đưa ra lấy ý kiến người dân, Dự thảo luật quy định cấm quảng cáo rượu, bia từ 15 độ trở lên dưới mọi hình thức. Rượu, bia dưới 5 độ không được quảng cáo trên hầu hết loại hình báo chí và các thiết bị công nghệ; rượu, bia từ 5 độ đến dưới 15 độ chỉ được quảng cáo trên báo hình, báo nói từ sau 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.

Nhận xét: Vậy là sau một thời gian báo chí rùm beng về vấn nạn rượu bia và các hậu quả của nó đối với xã hội, dự luật có thể chấm dứt hay ít ra là giảm thiểu những chuyện đau lòng đó đang bị sửa đổi thành vô nghĩa. Chuyện gì đang xảy ra ?!!


Arrow Down

Cầu tải trọng 8 tấn ở Đồng Tháp sập khi xe tải nặng hơn 30 tấn cố tình qua cầu

Collapsed bridge in Vietnam due to being overloaded
Khoảng 14h ngày 31-5, cầu Tân Nghĩa thuộc xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bị sập nhịp giữa. Cây cầu này được đầu tư theo hình thức BOT và vừa chấm dứt thu phí vào tháng 2-2019.

Theo Công an huyện Cao Lãnh, cầu Tân Nghĩa có tải trọng 8 tấn, trong khi xe ô tô tải mang biển số 78C-04627, có tải trọng 12,5 tấn (chưa tính hàng hoá). Xe do Hồ Thế Hữu, 32 tuổi, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên làm chủ, lưu thông theo hướng Tân Nghĩa đi Gáo Giồng. Thùng xe chở các bao tải mì xắt lát.


Nhận xét: Theo một bài viết khác, chiếc xe "có trọng lượng 17 tấn, chở lượng hàng hóa tương đương khi qua cầu." Vậy là tổng trọng lượng cả xe và hàng vượt quá 30 tấn.


Bước đầu cơ quan chức năng xác định cầu sập lỗi do tài xế xe tải cố tình lưu thông qua cầu trong khi xe vượt quá tải trọng cầu. Sau khi sập cầu tài xế Hữu đã rời khỏi hiện trường.

Ngoài xe tải này, trên cầu còn có một xe ba gác chạy cùng chiều do Nguyễn Văn Tâm điều khiển chở lúa (chưa ước lượng được trọng tải). Lúc sập cầu, một chiếc ghe đang lưu thông phía dưới cầu.

Nhận xét: Hiển nhiên là chiếc cầu sập do bị quá tải trọng đến hơn 4 lần. Nó không liên quan gì đến việc cầu được xây bằng hình thức BOT. Lý do cầu sập khi dừng thu phí đơn giản là vì khi còn thu phí, thì trạm thu phí không cho phép xe tải quá tải trọng khủng khiếp như vậy qua cầu.

Có thể rút ra hai bài học từ vụ việc này: Thứ nhất, sự ngu dốt và liều mạng của một số thành phần trong xã hội vượt quá sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta. Thứ hai, đại đa số báo chí nhắm mắt bỏ qua logic và tập trung vào những tình tiết giật gân để câu view, bất chấp danh dự nghề nghiệp và tác động tiêu cực đối với xã hội.


People 2

Tinh thần "chiến tranh nhân dân" đang trào dâng tại Trung Quốc trước áp lực của Mỹ

Chinese people
© AFP / Greg Baker
Khi Bắc Kinh và Washington thi nhau tăng thuế, các doanh nghiệp Trung Quốc và người tiêu dùng bình thường cũng tham gia cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong các công ty nêu đe dọa sa thải, yêu cầu nhân viên không mua ô tô Mỹ và iPhone, không ghé thăm cửa hàng ăn nhanh McDonalds và hãy quên các thương hiệu Mỹ. Trong các mạng xã hội cũng vậy, người ta hô hào tẩy chay hàng hóa từ Hoa Kỳ. Sputnik giới thiệu bài viết về cuộc "chiến tranh nhân dân" đang diễn ra ở Trung Quốc.

Tuyên truyền chống Mỹ ở Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm: giọt nước cuối cùng tràn ly là sắc lệnh do Trump ban hành, cấm hợp tác với công ty Huawei. Tất cả những hãng CNTT hàng đầu của Mỹ, bao gồm Google, Microsoft, Intel, ARM, Qualcomm, Broadcom... đều từ chối cung cấp phần mềm, công nghệ và thiết bị cho "gã khổng lồ" viễn thông Trung Hoa.

Cách đây vài tuần, tờ Hoàn cầu thời báo (The Global Times) của Nhà nước Trung Quốc đăng bài xã luận kêu gọi tiến tới "cuộc chiến tranh nhân dân" với Hoa Kỳ.

Attention

Bộ trưởng NN&PTNT: Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 48 tỉnh thành, thiệt hại vô cùng to lớn

pig cute
Sáng nay Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình trước QH về một số vấn đề ĐBQH đặt ra liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có tình hình dịch tả lợn đang diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng nhận định, dịch tả lợn là vấn đề rất lớn, lịch sử chưa bao giờ xảy ra ở nước ta. Dịch tả lợn xảy ra đầu tiên tại Nigeria năm 1921, do đó gọi tên là dịch tả lợn châu Phi. Bệnh này do một loại virut gây ra hết sức nguy hiểm, khi tấn công vào đàn lợn thường gây chết 100%.

Virut này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên kể cả trong điều kiện bất lợi; lây truyền rất nhanh qua rất nhiều con đường. Gần 100 năm nay, thế giới không có vắc-xin phòng và không có thuốc chữa.

"Đây là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam", Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh.

Ngành chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng hơn 50% trong cơ cấu nông nghiệp, thịt lợn vẫn chiếm tỉ trọng 70% trong mỗi bữa cơm của người Việt.

Nhận xét: Một số nguồn tin cho biết thiệt hại tại Trung Quốc lên tới 200 triệu con lợn. Đây là một con số khổng lồ, cùng với thiệt hại nặng nề về mùa màng của nông dân vùng Trung Tây của Mỹ do lũ lụt, sẽ khiến cung ứng lương thực, thực phẩm tại nhiều vùng trên thế giới gặp khó khăn trong thời gian tới.


Beer

Dự thảo Luật Phòng chống Tác hại Rượu bia của Việt Nam mơ hồ, khó hiểu và không hiệu quả

cup of beer
Trước khi Quốc hội bắt đầu kỳ họp lần này Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) tiếp tục gửi Thư kiến nghị (lần thứ 3) tới Quốc hội về dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia (PCTHRB), sau khi đánh giá "dự thảo Luật lần thứ 5 (đưa ra ngày 23/3/2019) có chất lượng sụt giảm nhiều so với phiên bản lần 1 (15/4/2018, do Bộ Y tế đưa ra)".

Tác hại của rượu bia bị định nghĩa khiên cưỡng

Theo NCDs-Việt Nam, dự Luật PCTHRB thể hiện không xuất phát từ nhận thức đúng về bản chất của rượu bia và đồ uống có cồn, khi trong suốt 32 điều, 7 chương không hề nhắc đến đặc tính "GÂY NGHIỆN" của loại sản phẩm này. Cả khi phải nói về "tác hại của rượu bia", Mục 7, điều 2, chương 1, cũng nêu một cách khiên cưỡng: "Tác hại của rượu bia là ảnh hưởng không có lợi của rượu bia...".

Dự thảo Luật mất đi tính đồng bộ, điều luật mơ hồ, khó hiểu, thậm chí mâu thuẫn. Ví dụ, Điều 5 Mục 11 nghiêm cấm "Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe" thì xuyên suốt dự Luật, rất nhiều chi tiết vi phạm chính điều này.

Handcuffs

Không thể để Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La "hạ cánh an toàn"

Hoàng Tiến Đức
Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La Hoàng Tiến Đức
Theo tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc sở này, sẽ không tham gia công tác thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019, vì ngày 1-7 sẽ nghỉ hưu theo chế độ (ông Đức sinh tháng 6-1959).

Điều này đồng nghĩa ông Đức được "hạ cánh an toàn" sau vụ gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 ở Sơn La gây chấn động dư luận (!?). Đến nay, vụ án này đã có 8 bị can bị khởi tố, trong đó có cấp dưới trực tiếp của ông Đức là ông Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT.

Đáng chú ý, trong vụ án này, ông Trần Xuân Yến - người nhận sửa giúp bài thi để nâng điểm cho 13 thí sinh - đã khai được giám đốc sở Hoàng Tiến Đức nhờ nâng điểm cho 8 em. Đây chỉ mới là giai đoạn 1 của vụ án. Giai đoạn 2 của vụ án chắc chắn vai trò của ông Giám đốc Sở GD-ĐT Hoàng Tiến Đức sẽ được làm rõ cùng với nhiều tình tiết quan trọng khác.

Dư luận ngạc nhiên là trong vụ án này, với tư cách là người đứng đầu, là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tại địa phương, ông Hoàng Tiến Đức vẫn "bình an", trong khi vụ án kết thúc giai đoạn 1 với 8 bị can bị khởi tố.