Đứa Con Xã HộiS


Handcuffs

Không có "hạ cánh an toàn": Khởi tố nguyên phó chủ tịch Hà Nội về vụ "vỡ đường ống nước Sông Đà"

Phí Thái Bình, former deputy mayor of Hanoi, Vietnam
Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Ngày 22/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với một cá nhân từng là lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại doanh nghiệp này.

Theo đó, cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex.

Cùng với bị can Phí Thái Bình, cơ quan điều tra cũng quyết định khởi tố nguyên Tổng giám đốc Vinaconex Nguyễn Văn Tuân cùng 5 bị can khác cùng với tội danh tương tự.

Tuy nhiên, cả 7 bị can đều được tại ngoại vì lý do tuổi cao, có người bị bệnh nặng, chấp hành đầy đủ các quy định của cơ quan điều tra nên không nhất thiết phải bắt tạm giam.

People

Người dân Ý mệt mỏi về sự hiện diện của quân đội đô hộ trá hình Mỹ

American soldiers
© Program Executive Office Soldier Follow/Staff Sgt. Pablo Piedra
Người Italia đang mệt mỏi về sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của họ, vì điều đó đe dọa môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhưng liệu các chính trị gia có lắng nghe ý kiến ​​của công dân hay không? Hoặc tất cả những gì liên quan đến căn cứ quân sự Mỹ tại Italia vẫn là điều cấm kỵ?

Sputnik Italia đã nói chuyện với nhà báo Fabrizio Di Ernesto), tác giả cuốn sách " Italia — hàng không mẫu hạm. Sáu mươi năm hiện diện của NATO ở nước ta."

"Thật đáng tiếc là các chính trị gia của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào Washington, họ nói với các công dân một đằng nhưng lại làm một nẻo, tức là làm những gì mà Washington muốn. Mặc dù Italia đã ký kết hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ của mình, it ai biết rằng người Mỹ chứa đầu đạn hạt nhân tại các căn cứ Ghedi và Aviano. Chính phủ Italia không xác nhận thực tế đó, tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bình thản nói điều này trong cuộc phỏng vấn năm 2005, và không ai lên tiếng rùm beng về chuyện đó. 70 quả bom hạt nhân nằm trên lãnh thổ nước tôi. Trên lãnh thổ quốc gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý chống điện hạt nhân và đã ký thỏa thuận về không phổ biến vũ khí hạt nhân "- ông Fabrizio Di Ernesto nói.

People

Mỹ - Triều Tiên dọa chiến tranh nhưng 2/3 người Mỹ vẫn không biết Triều Tiên ở đâu

We the sheeple
Triều Tiên vừa tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung vào sáng ngay 14, và Nhà Trắng đã kêu gọi "tất cả các nước" cùng áp đặt các lệnh cấm vận cứng rắn hơn.

Trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thời gian qua đã đe dọa tăng cấm vận, kết hợp hành động quân sự chống lại Triều Tiên, dư luận Mỹ được cho là quan tâm đặc biệt tới khu vực bán đảo. Nhưng thực tế không như vậy.

Tờ New York Times (Mỹ) ngày 14/5 đăng tải kết quả cuộc khảo sát do tổ chức Morning Consult tiến hành từ 27 đến 29/4, cho thấy chỉ 36% trong số 1.746 người trưởng thành Mỹ tham gia trả lời đúng vị trí của CHDCND Triều Tiên trên bản đồ thế giới.

Theo NYT, điều này có liên quan đến sự ủng hộ của xã hội Mỹ đối với chính sách Triều Tiên mà Trump theo đuổi. Khi được hỏi Mỹ nên áp dụng đường lối nào với Bình Nhưỡng, quan điểm của người Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc họ có nắm được quốc gia này nằm ở đâu hay không.

Nhận xét: Xem thêm:


Black Magic

Cuộc diệt chủng do Ả rập Xê út tại Yemen tiếp tục: Dịch tả bùng phát, 115 người tử vong

women help relative with cholera yemen
© Khaled Abdullah / ReutersMột đứa trẻ bị dịch tả tại Sanaa, Yemen
Trong vòng 2 tuần vừa qua (từ 27/4 - 13/5), dịch tả đã khiến 115 người Yemen tử vong. Ngoài ra, 8.500 ca nghi mắc dịch tả cũng đã được xác định tại 14 tỉnh thành của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này. Đây là thông tin do Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) công bố ngày 14/5.

Giám đốc điều hành các hoạt động của ICRC tại thủ đô Sanaa, ông Dominik Stillhart, nhấn mạnh Yemen đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bệnh tả nghiêm trọng.

Ông Stillhart cũng cho biết thêm, các bệnh viện tại Yemen vẫn đang hoạt động bất chấp chiến tranh, đã bị quá tải bởi một số lượng lớn các bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh tả, do ăn uống nước hoặc thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Trong năm 2016, Yemen từng ghi nhận sự bùng phát của dịch tả. Điều kiện vệ sinh tại quốc gia này đã xấu đi đáng kể do bị chiến tranh tàn phá.

Nhận xét: Thảm họa nhân đạo hiện nay tại Yemen là do hai nguyên nhân: 1) cuộc chiến của Ả rập Xê út chống lại lực lượng nổi dậy Houthi nhằm duy trì chính phủ bù nhìn của họ tại đây và 2) sự phong tỏa, cấm vận mọi nhu yếu phẩm vận chuyển vào đất nước này, cũng bởi Ả rập Xê út. Tất cả những điều đó đang diễn ra khi hàng triệu trẻ em đang dần chết đói nơi đây.

Xem thêm:


Light Saber

Phóng viên chụp ảnh Trump - Lavrov yêu cầu giới báo chí Mỹ "giữ gìn phẩm giá" của họ

Trump Lavrov White House
Phóng viên ảnh Alexandr Scherbak của hãng tin TASS (Nga) - người đã chụp ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Nhà Trắng - mới đây lên tiếng trên Facebook, yêu cầu các nhà báo Mỹ hãy "giữ gìn phẩm giá" của mình.

Scherbak, với tư cách là phóng viên chính thức tháp tùng đoàn của Ngoại trưởng Nga, đã cùng một nhiếp ảnh gia khác của Nhà Trắng đã được phép tác nghiệp ít phút trong cuộc gặp Trump - Lavrov ngày 10/5 tại Nhà Trắng. Truyền thông Mỹ không được tiếp cận sự kiện này.

Sau khi một số bức ảnh Trump bắt tay và tiếp Ngoại trưởng Lavrov được phía Nga công bố, truyền thông Mỹ đã đưa tin về việc Nhà Trắng "tức giận" vì Nga đã lừa dối họ mà tung các ảnh ra công chúng.

Một số nhà báo Mỹ còn mỉa mai rằng trong khi các phóng viên Mỹ không được tác nghiệp thì phóng viên của Nga lại được mang đầy đủ máy móc thiết bị vào bên trong.

Nhận xét: Lưu ý rằng đây là một cuộc gặp riêng. Mỗi bên có một phóng viên vào chụp ảnh chỉ trong ít phút. Có thể do là cuộc gặp với một đối tác cấp thấp hơn nên Nhà Trắng không công bố những bức ảnh đó và hoàn toàn không có gì bất thường trong việc đó. Thế nhưng báo chí Mỹ và báo chí Việt Nam ăn theo đã làm rùm beng trong mấy ngày qua về một chuyện vô nghĩa như vậy. Nếu phía Nga không công bố ảnh thì chắc hẳn báo chí Mỹ sẽ tuyên bố đó là bằng chứng về sự thông đồng bí mật giữa Trump và Nga.


Wreath

Anh hùng chiến tranh: Những người lính Nga ngã xuống tại Syria trong cuộc chiến chống khủng bố

Tribute Russian fallen soldiers Syria
© Sputnik/ Ulyana Solovieva
Hãng tin TASS đã chính thức công khai những tổn thất to lớn mà người Nga phải chịu khi tham gia vào chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria.

Quyết định tham gia vào chiến dịch chống khủng bố IS theo yêu cầu của Tổng thống Syria, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga cùng với các lực lượng khác đã đóng góp phần lớn sức mạnh để đạt được những thành quả như hiện nay.

Tuy nhiên để đạt được những thành quả này người Nga đã phải chịu tổn thất nặng nề đặc biệt là sự hy sinh của những người lính, sĩ quan quân đội cùng với các trang thiết bị của Nga.

Trong bài viết này chỉ nhấn mạnh những tổn thất về con người mà Nga đã phải bỏ lại ở chiến trường Syria.

Gần đây nhất ngày 2/5, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về cái chết của cố vấn quân sự, Trung tá Alexei Buchelnikova ở Syria. Ông bị trúng đạn của chiến binh IS trong cuộc đấu súng giữa lực lượng quân đội Syria và bọn khủng bố IS.

People

Kỷ niệm 72 năm ngày chiến thắng phát xít: Nhân loại không quên

The Great Patriotic War
© Sputnik/ Vladimir Grebnev
Hôm nay 9-5, lễ kỷ niệm 72 năm chiến thắng phát xít diễn ra trọng thể tại thủ đô Mátxcơva của Nga với nhiều hoạt động, trong đó đáng chú ý là duyệt binh Ngày chiến thắng hùng tráng có sự tham gia của tất cả các khối quân gồm bộ binh, cơ giới và không quân.

Duyệt binh hoành tráng

Hãng tin Sputnik dẫn lời Tư lệnh Bộ binh, Thượng tướng Oleg Salyukov, người chỉ huy cuộc duyệt binh, cho biết 28 đơn vị với hơn 10.000 người, 114 đơn vị thiết bị, 72 máy bay và trực thăng sẽ có mặt tại Quảng trường Đỏ để tham gia duyệt binh.

Để chuẩn bị cho buổi duyệt binh năm nay, các học viên quân sự, các binh sĩ thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau, từ Quân khu miền Tây đến Bộ tình trạng khẩn cấp Nga, từ Lực lượng Vệ binh quốc gia đến Lực lượng An ninh Liên bang Nga đã trải qua hàng tháng trời luyện tập.

People

Biểu tình, bạo loạn tại nhiều thành phố Brazil phản đối chính sách khắc khổ

Brazil protests
© REUTERS/Ricardo MoraesBạo loạn tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 28/4/2017.
Các cuộc đình công tại nhiều thành phố lớn của Brazil nhằm phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính quyền Tổng thống Michel Temer tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, người biểu tình quá khích đã đập phá cửa sổ các ngân hàng, dựng rào chắn và đốt nhiều xe buýt. Cảnh sát phải sử dụng đạn cao su và hơi cay để trấn áp những người biểu tình quá khích. Trong khi đó, tại thành phố Sao Paolo - một trung tâm tài chính của Brazil, một đám đông người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh khi tìm cách tiến về dinh thự của Tổng thống Temer.

Hệ thống giao thông tại nhiều thành phố lớn đã trong tình trạng tê liệt. Tại thủ đô Brasilia, Sao Paulo và Belo Horizonte, hệ thống tàu điện ngầm không hoạt động trong khi dịch vụ xe buýt tại Curitiba cũng tạm ngừng. Theo ước tính của Liên đoàn Forca Sindical, có khoảng 40 triệu người đã tham gia vào cuộc tổng đình công trên toàn quốc.

Trong một tuyên bố chính thức, Tổng thống Temer chỉ trích các vụ tai nạn "nghiêm trọng và đáng tiếc" xảy ra trong các cuộc biểu tình.

Nhận xét: Người dân Brazil đã để cho tổng thống Dilma Rousseff bị lật đổ vào năm ngoái trong một cuộc đảo chính trá hình do CIA dàn dựng. Và giờ đây họ đang nhận được kết quả của sự im lặng đó. Có vẻ như châu Mỹ Latin còn phải chịu nhiều đau khổ hơn nữa để học được những bài học cần thiết.


Arrow Up

Nhân ngày 30/4, nhìn lại sau 42 năm giải phóng, thống nhất đất nước

Vietnam
Trải qua gần 120 năm (1858 - 1975) dân tộc VN bị chiến tranh tàn phá triền miên, các đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới đều nhảy vào VN để gây chiến tranh, xâm lược, biến đất nước Việt Nam tan hoang, kiệt quệ, nghèo nàn, lạc hậu lại bị bao vây cấm vận, cơm không đủ mà ăn phải trộn khoai trộn sắn cho qua bữa, phân phối từ cái xăm xe đạp cũng phải chung 3-4 người mới đến lượt...

Nói là có 42 năm hòa bình, nhưng sau khi dành được độc lập, dân tộc VN phải gồng mình chống chiến tranh biên giới Tây Nam, tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot Khơ Me đỏ đem lại hòa bình cho Căm Pu Chia, rồi lại gồng mình chống lại chiến tranh biên giới Tây Bắc với TQ (1979). Năm 1986 bắt đầu đổi mới, đất nước thực sự bước vào phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây (sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận năm 1995).

Đến nay, Việt Nam đã vượt lên trở thành một nước có tốc độ phát triển cao trên thế giới. Từ chỗ không đủ ăn bây giờ đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su... hàng đầu trên thế giới. Từ chỗ chiếc xe đạp, đài rađiô là hàng xa xỉ thì nay những điều đó đã trở thành những ký ức xa xôi... bộ mặt từ nông thôn đến thành thị, bộ mặt đất nước ngày càng đổi mới, đời sống, mức hưởng thụ của người dân ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã phá vỡ thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM, APEC, WTO... Đặc biệt, người dân VN được sống trong môi trường hòa bình, chính trị ổn định, không có chiến tranh, khủng bố.

Eye 1

"Lời ru cuối cùng": Hàn Quốc khánh thành bức tượng xin lỗi những người VN bị lính Hàn thảm sát

Vietnam pieta statue
Quỹ Hòa bình Hàn-Việt cho biết lễ khánh thành tượng Pieta Việt Nam tại Trung tâm Hòa bình St. Francis, Jeju (Hàn Quốc) sẽ diễn ra vào chiều 26/4. Sự kiện trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm 42 năm kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.

Tượng Pieta Việt Nam là tác phẩm khắc họa hình ảnh một phụ nữ ôm đứa con bé bỏng, với ý nghĩa an ủi cho linh hồn những người mẹ và em bé mới chào đời đã chết trong những cuộc thảm sát của binh lính Đại Hàn tham chiến ở Việt Nam.

Pieta Việt Nam có tên tiếng Việt là Lời ru cuối cùng. Trong tiếng Italy, "pieta" có nghĩa là nỗi buồn, niềm bi thương. Tượng được hai điêu khắc gia Kim Seo Kyung và Kim Eun Sung đồng sáng tác, với thông điệp là lời xin lỗi, sự ăn năn hối cải chân thành đến những người dân Việt Nam.

Đảo Jeju là đảo lớn nhất Hàn Quốc, nằm ở phía Tây Nam, rộng 73 km, dài 41 km, với dân số hơn 600.000 người. Đây cũng là tỉnh đảo tự trị duy nhất của Hàn Quốc, cách đất liền 120 km, cách Seoul khoảng 50 phút bay.