Đứa Con Xã HộiS


Camcorder

Triều Tiên: Đất nước bí ẩn nhất thế giới đang dần mở cửa theo cách riêng

Pyongyang
© CNNMột góc thủ đô Bình Nhưỡng
Phóng viên Will Ripley của CNN ngạc nhiên khi thấy hàng trăm người với thức ăn chất đống trên đĩa, không phải một Triều Tiên "nghèo đói" trong các phóng sự cách đây chỉ hai năm.

Tôi vừa trở về sau chuyến đi thứ mười đến Triều Tiên. Dù quốc gia này vẫn đóng cửa với hầu như cả thế giới, trong chuyến đi này chúng tôi được tiếp cận với đời sống của những người dân thường ở một độ gần chưa từng có xưa nay.

Những người đàn ông và phụ nữ này được chúng tôi lựa chọn, dù người hướng dẫn từ chính quyền thường phải mất không ít công sức thuyết phục họ mở lòng với một hãng tin của Mỹ.

Chúng tôi hỏi quan điểm của họ đối với việc Triều Tiên bị cô lập và những gánh nặng kinh tế của nước này cũng như thái độ của họ về tổng thống mới của nước Mỹ, ông Donald Trump.

Nhận xét: Xem thêm:


Eye 1

Formosa chết lâm sàng, Vũng Áng buồn hiu hắt, các nhà "dân chủ" hể hả

Formosa main entrance, Hà Tĩnh, Vietnam
© InfonetLối dẫn vào cổng chính Formosa rất ít phương tiện qua lại, khác hẳn với thời gian trước đây luôn đông nghẹt công nhân, các phương tiện, máy móc.
"Ngắc ngoải" chờ chết


Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế. Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm.

Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.

Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra.

People

Thăm dò ý kiến: Không một người thiểu số Tatar nào ở Crimea muốn quay về Ukraine

Tartar people in Crimea
Những người Tartar ở Crimea
Một cuộc thăm dò do Cơ quan Liên bang về dân tộc (FADH) tổ chức đối với những người dân Tatar ở bán đảo Crimea cho thấy những người này không muốn về Ukraine sống.

Cuộc thăm dò có câu hỏi: "Nếu có cơ hội, bạn sẽ muốn chuyển đến nơi ở khác trên bán đảo Crimea, vùng khác của Nga, ở Ukraine hay một nước khác?"

"Không có ai được hỏi cho biết họ muốn đến Ukraine" - ông Igor Barinov, lãnh đạo FADH cho hay.

Cuộc thăm dò ở Cộng hòa Crimea hướng vào việc tìm hiểu ý kiến của các đại diện người Tatar ở Crimea về nguyện vọng của họ. 82% các đại diện người Tatar Crimea nói họ muốn ở lại bán đảo, 10% hy vọng sẽ thay đổi nơi sống trong địa phận Crimea. 2% ý kiến sẵn sàng đến một vùng khác của Nga.

Magnify

Kết luận chính thức: Vệt nước đỏ trên biển Đà Nẵng là do trứng ruốc

Red patch over Đà Nẵng beach
Vệt nước đỏ tại biển Đà Nẵng
Ngày 26/2, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng cho biết, đã có kết luận chính thức về vệt nước màu đỏ xuất hiện trên vùng biển bán đảo Sơn Trà gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Theo ông Nam, kết quả phân tích cho thấy, vệt nước màu đỏ thật chất chỉ là ấu trùng của con ruốc, hay còn gọi là trứng ruốc.

Vệt nước màu đỏ không chỉ xuất hiện ở bãi Nam của bán đảo Sơn Trà mà xuất hiện cả trên vịnh Đà Nẵng.

Thông tin cho biết, việc xuất hiện trứng ruốc dọc bờ biển là quy luật bình thường. Sau Tết một thời gian thì là đến mùa ruốc, các ấu trùng sẽ dạt vào bờ biển và tạo thành một vệt nước màu đỏ. Ngoài ra, các mẫu nước được lấy từ những nơi này hoàn toàn bình thường, không bị ô nhiễm.

"Phân tích các mẫu nước màu đỏ lấy từ biển Sơn Trà, cơ quan chức năng xác định đó chỉ là ấu trùng của ruốc hay còn gọi là trứng ruốc. Các ấu trùng này lớn rất nhanh, có hình tròn như quả trứng, di chuyển chậm chạp trong nước nhưng đến sáng hôm nay thì đã mọc đuôi, bơi tung tăng rồi", ông Nam nói.

Nhận xét: Trong khi các cơ quan chức năng mất thời gian để xác minh sự thật thì các nhà "dân chủ" đã không bỏ lỡ cơ hội tung tin bịa đặt để bôi nhọ, gây mất ổn định trong xã hội.

Xem thêm: Tổng Cục Môi trường: Clip cống nước xả thải màu đỏ ở Formosa Hà Tĩnh là bịa đặt


Light Saber

"Cuộc chiến" dành lại vỉa hè ở Quận 1, TP Hồ Chí Minh: Dỡ trụ sở khu phố, cẩu xe biển xanh

District 1, Ho Chi Minh City: Remove pavement encroachment
Tháo dỡ trụ sở lấn chiếm vỉa hè
Chiều 24/2, UBND quận 1 (TPHCM) tiếp tục huy động lực lượng gồm: Quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát trật tự, CSGT, công an các phường trên địa bàn... tiến hành kiểm tra, xử lý những trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè ở khu vực trung tâm.

Tại đường Nguyễn Trung Trực (phường Bến Thành), tổ công tác tiến hành xử lý, lập biên bản các quán nhậu lấn chiếm vỉa hè.

Một bãi giữ xe 2 bánh lấn chiếm ½ vỉa hè của người đi bộ ở tuyến đường này cũng bị lực lượng Quản lý đô thị lập biên bản xử phạt.

Trong lúc đoàn kiểm tra đang xử lý việc lấn chiếm vỉa hè, nhận thấy phía đối diện có trụ sở khu phố 6 của phường Bến Thành xây dựng lấn chiếm gần hết lối đi của người đi bộ, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 đã tiến đến kiểm tra và yêu cầu xử lý giải tỏa.

Ông Hải cho gọi lãnh đạo phường Bến Thành ra để hỏi giấy phép xây dựng trụ sở khu phố nói trên. Khi lãnh đạo UBND phường Bến Thành có mặt tại hiện trường, ông Hải "truy" nhiều câu về việc cấp phép xây dựng công trình. Vị lãnh đạo phường không trả lời được.

Nuke

Phát hiện lượng phóng xạ bí ẩn rải rác khắp châu Âu. Báo chí lập tức đổ tội cho Nga

Iodine-131 detected across Europe
© IRSNBản đồ phân bố Iốt-131 trong khí quyển.
Một lượng lớn các hạt phóng xạ nguy hiểm xuất hiện rải rác 7 quốc gia châu Âu mà các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân. Theo Daily Star, các nhà khoa học hiện chưa thể lý giải vì sao lượng phóng xạ Iodine-131 lại xuất hiện ở Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, CH Czech, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.

Các hạt phóng xạ này thường được tìm thấy sau khi kích nổ bom hạt nhân hoặc xảy ra thảm kịch nhà máy điện hạt nhân, như Chernobyl và Fukushima. Các nhà khoa học hiện vẫn giữ kín thông tin thu thập được, dấy lên những tin đồn.

Lượng phóng xạ dường như lan tỏa từ Đông Âu. Nhưng các nhà khoa học hiện chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của chúng.

Astrid Liland, trưởng phòng ứng phó khẩn cấp tại Cơ quan Bảo vệ Bức xạ Na Uy cho biết, mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người hiện vẫn ở mức thấp. Đó là lý do bà Liland vẫn chưa thông báo rộng rãi về sự xuất hiện của Iodine-131, kể từ tuần thứ hai của tháng 1.

"Chúng tôi phát hiện ra một lượng nhỏ chất phóng xạ trong không khí, vì chúng tôi có những thiết bị rất nhạy", bà Liland giải thích. "Lượng phóng xạ đo được ở các quốc gia láng giềng, như Phần Lan hiện vẫn ở mức thấp, chưa nguy hại đến con người hay môi trường".

Nhận xét: Như bài viết này chỉ ra, việc chỉ phát hiện được Iốt-131 mà không có bất cứ đồng vị phóng xạ nào khác có nghĩa là chắc chắn đây không phải kết quả một vụ thử hạt nhân. Có nhiều khả năng đây là do rò rỉ từ một nhà máy dược phẩm nào đó do Iốt-131 được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, như thường lệ, báo chí vớ lấy bất cứ cái gì có thể và gán tất cả cho Nga.


Boat

Cảng Cái Mép lần đầu đón siêu tàu 200.000 tấn, vào danh sách 19 cảng quốc tế đủ năng lực làm vậy

Margrethe Maersk container ship
© VOVSiêu tàu container Margrethe Maersk cập cảng Cái Mép
Chiều 20/2, siêu tàu container Margrethe Maersk có trọng tải 194.000 tấn đã cập cảng Quốc tế Cái Mép - CMIT tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là con tàu lớn nhất thế giới lần đầu tiên cập cảng Việt Nam để làm hàng container.

Sự kiện này đã trở thành điểm mốc đáng nhớ của lịch sử ngành Hàng hải Việt Nam, nâng vị thế của Cụm cảng Thị Vải - Cái Mép trên bản đồ hàng hải thế giới trong hoạt động trung chuyển quốc tế. Dĩ nhiên, đằng sau đó vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị nguồn hàng, kho bãi, dịch vụ cho con tàu này và những cơ hội tương tự.

Chỉ mất khoảng 2 tiếng, các tàu lai dắt đã đưa được siêu tàu Margrethe Maersk từ km số 0 cập cảng an toàn. Nhưng để xin cấp phép và chuẩn bị cho việc đón con tàu, CMIT đã phải mất đến 4 tháng.

Con tàu lớn nhất thế giới có thể chuyên chở 18.300 thùng container, không chỉ mang đến một hợp đồng lớn về xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn đánh dấu thành công của ngành hàng hải Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cảng biển ở Thị Vải - Cái Mép nói riêng.

Arrow Down

Cách chức hiệu trưởng, hiệu phó gian dối, vô trách nhiệm trong vụ làm gãy chân học sinh ở trường

Nam Trung Yên school, Vietnam
Chiều 20/2, căn cứ vào báo cáo của CATP Hà Nội về kết quả điều tra vụ việc em học sinh bị xe taxi đâm ở trường Tiểu học Nam Trung Yên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu xem xét kỷ luật, chấm dứt việc điều hành nhà trường đối với bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy căn cứ quy định hiện hành về quản lý cán bộ công chức, viên chức, xem xét kỷ luật chấm dứt việc điều hành nhà trường đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương.

UBND quận Cầu Giấy bố trí ngay người thay thế, điều hành Trường Tiểu học Nam Trung Yên để đảm bảo việc học tập và giảng dạy của nhà trường, đồng thời báo cáo UBND TP trước ngày 22/2/2017.

Chủ tịch UBND TP giao CATP Hà Nội tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, làm rõ lời khai và xử lý theo quy định của pháp luật.

People

Trẩy hội viếng chùa làm gì nếu tâm chưa sạch?

New Year festival in Vietnam
Một tập tục có từ lâu đời của người dân Việt vào mùa xuân là trẩy hội viếng chùa để hòa mình cùng cộng đồng vui hưởng không khí tưng bừng xuân tươi, để cầu mong ở một đấng thần linh tối cao những điều an lành tốt đẹp cho cuộc sống của mình và những người thân.

Đến hội xem và dự vào những đám rước lễ, những cuộc thi các trò dân gian, tưởng nhớ tiền nhân đã có bao công lao gây dựng quê hương xứ sở, tắm mình trong niềm tự hào, gây cho mình một nỗi phấn khích sống tốt hơn.

Vào chùa thanh sạch lại lòng mình, lắng nghe trong khói hương bảng lảng, trong tiếng chuông mõ khoan nhặt một tiếng nói từ cao vợi, từ thẳm sâu, từ bên trong khuyên mình hướng thiện, hướng về nhân quần, bớt đi những tham sân si, sống đời giản dị, an lành. Bao đời xưa người trẩy hội lễ chùa không cốt cầu tiền tài lợi lộc.

Nhưng nhiều năm nay thật buồn, thật chán, thật kinh khủng khi đến các chùa chiền, các lễ hội vào dịp đầu xuân.

Ở đó diễn ra những cảnh tượng chen chúc đặt lễ, cúng lễ với bao điều cầu khấn xin tài lộc, xin quyền chức.

Pumpkin

NATO vô dụng đến mức nào? Vô dụng đến mức người dân 4 nước thành viên NATO muốn Nga bảo vệ nếu bị tấn công

Putin laughing
Công dân của bốn nước thành viên NATO muốn liên minh quân sự với Nga, nếu như đất nước của họ bị tấn công.

Điều này được chứng minh bằng kết quả cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện bởi các nhà xã hội học WIN (Gallup International).

Công dân Bulgaria, Hy Lạp, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn Nga. Người Bulgaria và người Hy Lạp gọi mối đe dọa an ninh chính là Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là thành viên của NATO và trên lý thuyết nên được coi là đồng minh. Cuộc xâm lược Bắc Síp năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rằng người dân các nước này không thể dựa vào sự bảo vệ của liên minh, vì vậy họ chọn Nga, Bloomberg ghi nhận.

Hầu hết những người được hỏi muốn Hoa Kỳ đứng về phía họ, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng dân chúng chủ động ứng phó với những thay đổi trong cấu trúc an ninh quốc tế, hình thành sau thời Chiến tranh Lạnh.