Đứa Con Xã HộiS


Nuke

Phóng xạ cực cao tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima phá hỏng robot siêu bền chỉ sau 2 giờ

fukushima reaction cleanup
© Toru Hanai / Reuters
Xem ra thảm họa đến từ nhà máy điện hạt nhân này vẫn chưa chấm dứt.

Một robot được cử đến lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ Fukushima để điều tra và dọn dẹp đã đột ngột phải hủy nhiệm vụ của mình, sau khi mức độ phóng xạ cực cao tại đây đốt cháy camera của nó. Đây là lần đầu tiên một người máy thâm nhập vào lò phản ứng số 2 kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào năm 2011, theo tờ Associated Press cho biết.

Robot dọn dẹp này được thu hồi chỉ sau hai giờ thực hiện nhiệm vụ sau khi phải hứng chịu mức độ phóng xạ được ước tính lên tới 650 Sievert/ giờ (là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại), dựa trên các phân tích từ âm thanh cũng như hình ảnh truyền về từ camera của robot trước khi nó bị cháy. Robot này được thiết kế có khả năng chịu đựng được tới 1.000 Sievert.

Báo Associated Press cho biết với độ phóng xạ mạnh như vậy có thể giết chết con người ngay tức khắc. Sau khi camera bị hỏng, đội ngũ nhà khoa học quyết định đưa nó về trước khi bị hỏng hoàn toàn. Những hình ảnh ghi lại cuối cùng là một căn phòng có những lớp sơn, nhiều thanh sắt và các sợi dây điện bị nóng chảy do bị tiếp xúc với phóng xạ.

Nhận xét: Xem thêm: Phóng xạ từ Fukushima đã lan rộng khắp Thái Bình Dương và ngày càng tồi tệ hơn


Heart - Black

"Những ngày đen tối của Ukraine" - Phóng viên Sputnik đoạt giải ảnh báo chí thế giới với loạt ảnh Ukraine

Black days of ukraine
© Sputnik / Valery Melnikov
Phóng viên ảnh Valery Melnikov của Sputnik đã trở thành người chiến thắng cuộc thi ảnh quốc tế có uy tín World Press Photo - 2017 tại một trong những đề cử cho loạt ảnh "Những ngày đen tối của Ukraina".

Melnikov đã giành vị trí đầu tiên trong đề cử "Dự án dài hạn". Phóng viên ảnh bắt tay vào làm việc với loạt ảnh từ năm 2014. Suốt hơn ba năm, ông chụp ảnh những chuyện đang xảy ra ở phía đông nam Ukraina.

"Qua ống kính máy ảnh tôi đã cố gắng để truyền đạt tất cả mức độ khủng khiếp của những gì đang xảy ra. Trong tôi, cảm thấy nhiều cảm giác lẫn lộn — tôi vô cùng hài lòng với sự công nhận này với tư cách một nhà báo và chuyên nghiệp, đồng thời tôi thật sự cảm thấy thương xót cho cư dân và những người dân thường, những người mà cuộc sống của họ đang gánh chịu đau thương mất mát. Việc phản ánh xung đột quân sự và bi kịch thông qua những bức ảnh là công việc quan trọng, mà mỗi năm nhiều nhà báo trên thế giới vẫn làm trong khi thường đánh cược chính cuộc sống của họ, "- ông Melnikov nói.

Ngoài ra, có một người chiến thắng của cuộc thi là phụ nữ Nga, cô Elena Anosova giành giải trong cuộc thi quốc tế về ảnh báo chí mang tên Andrei Stenin-2015 hạng mục "Everyday Life" nhờ dự án "Không cùng chung một con đường".

People

Trong khi chính quyền nuôi mộng, người dân Ukraine luôn coi NATO là mối đe dọa

Ukraine and NATO flags
© Sputnik/ Mikhail Markiv
Theo kết quả khảo sát công bố mới nhất, ngày 10/2/2017, của Viện Gallup - tổ chức chuyên nghiên cứu và khảo sát dư luận toàn cầu của Mỹ, thì có tới 35% người dân Ukraine được thăm dò trong năm 2016 đã xem là NATO là mối đe doạ đối với Ukraine, ngược lại chỉ có 29% là tin tưởng liên minh quân sự hùng mạnh có thể bảo vệ cho quốc gia này.

Tỷ lệ đó tại thời điểm trước khi xảy ra cuộc xung đột - năm 2013 - là 29% dân số Ukraine xem NATO là mối đe doạ và 17% tin vào khả năng bào vệ của NATO.

Trong năm 2014, khi phương Tây áp lệnh trừng phạt Nga sau "sự kiện Crimea", thì số người dân Ukraine xem NATO là mối đe doạ chỉ còn khoảng 20% và có tới 36% tin vào khả năng bảo vệ của NATO.

Điều đáng nói là, theo các kết quả thăm dò của Gallup, thì tỷ lệ người dân Ukraine - một thành viên NATO tiềm năng - coi NATO là mối đe dọa luôn ở mức cao.

Laptop

Cơ hội và thách thức với Việt Nam để trở thành "thung lũng Silicon" của Đông Nam Á

An aerial view of Hanoi's cityscape
© Shutterstock
Mặc dù hầu hết các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang phát triển những lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế, nhưng chính Việt Nam là nước có cơ hội tốt nhất để trở thành thung lũng Silicon trong khu vực, báo Asian Correspondent viết.

Thế giới đã công nhận Việt Nam là đất nước có ngành giáo dục mạnh về toán học và khoa học tự nhiên vào năm 2012, khi một số học sinh 15 tuổi lần đầu tiên tham gia vào cuộc thử nghiệm PISA (Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế) và giành vị trí thứ 8 trong các ngành khoa học tự nhiên và đứng thứ 17 về toán học. Những kết quả ấn tượng này được lặp lại vào năm 2015, khi học sinh Việt Nam vượt trước những người bạn cùng độ tuổi đến từ Hoa Kỳ, Úc và Anh.

Thành tựu của giới trẻ Việt Nam về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) đã thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế đang tìm kiếm tài năng mới. Một trong những nhân viên của Google sau khi đến thăm trường học địa phương ở Việt Nam đã nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy những học sinh tài năng về máy tính như vậy, họ giải quyết những vấn đề khó ngay cả đối với những người đang tìm việc tại Google. Giám đốc điều hành của công ty Sundar Pichai cho biết: Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Google, cũng như đối với nhiều công ty và các doanh nghiệp khác. Sắp tới, 1400 kỹ sư CNTTđịa phương sẽ được đào tạo tại trung tâm công nghệ khổng lồ California.

Passport

Số người Mỹ từ bỏ quốc tịch nước này lên cao kỷ lục trong năm 2016

american flag
Số người Mỹ quyết định từ bỏ quốc tịch đã tăng lên mức cao kỷ lục 5.411 trong năm 2016, tăng 26% so với năm 2015, theo số liệu mới nhất từ Chính phủ Mỹ.

Lý do là gì? Nguyên nhân xuất phát từ một loại thuế được thiết kế để ngăn những công dân muốn né thuế bằng cách chuyển ra nước ngoài sinh sống.

Đạo luật Tuân thủ thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA) ra đời nhằm đảm bảo mọi thông tin về thu nhập của các công dân Mỹ sẽ được báo cáo về Sở thuế vụ (IRS) dù họ có sống và làm việc ở Mỹ hay không.

Từ năm 2010, trong nỗ lực giảm hiện tượng né thuế, FATCA được phê chuẩn thành luật. Nội dung cơ bản là các định chế nước ngoài nắm giữ tài sản của các công dân Mỹ sẽ phải báo cáo thông tin về những tài khoản này hoặc chịu mức thuế 30% nếu như không cung cấp thông tin. Điều này khiến một số ngân hàng nước ngoài không muốn mở tài khoản cho người Mỹ.

Георгиевская ленточка

Givi, chỉ huy quân đội, anh hùng nước cộng hòa Donetsk, bị ám sát bởi khủng bố Ukraine

givi
Chỉ huy tiểu đoàn Somalia có biệt danh Givi bị sát hại vào sáng ngày 8/2 (theo giờ địa phương) bởi một vụ nổ trong phòng làm việc ở Donetsk, miền Đông Ukraine.

Lực lượng quân đội Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng gọi đây là "sự tiếp nối cuộc chiến khủng bố mà nhà chức trách Kiev phát động chống người dân Donbass".

"Theo những bằng chứng gián tiếp, có thể mạnh dạn nói thảm kịch đã được các cơ quan đặc nhiệm Ukraine dàn dựng. Chúng tôi không loại trừ sự tham gia vào hành động khủng bố của cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine (Zoria) Shkiryak", đại diện Cộng hòa Donetsk nói.

Ông Mikhail Tolstykh sinh ngày 19/7/1980. Tolstykh có biệt danh Givi khi ông còn đang phục vụ trong quân đội Ukraine.

People

Romania: 500.000 người tham gia biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất từ trước tới nay

Romanian government protests resigns
© Andreea Campeanu / ReutersBiểu tình phản đối chính phủ tại Romania
Truyền thông Romania ước tính có khoảng 500.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình mới nhất phản đối chính phủ trong đêm 5/2 rạng sáng 6/2 ở nước này, bất chấp Thủ tướng Sorin Grindeanu vừa hủy bỏ sắc lệnh gây tranh cãi liên quan vấn đề tham nhũng.

Theo thông tin của các kênh truyền hình, khoảng 200.000-300.000 người xuống đường biểu tình tại thủ đô Bucharest, 40.000 người tại thành phố Timisoara, 45.000 người ở thành phố Cluj-Napoca cũng như tại một loạt thành phố và thị trấn khác.

Đoàn người biểu tình giương cờ, hú còi, thổi tù và nhựa, đồng thời hô vang khẩu hiệu yêu cầu chính phủ Romania giải tán, cho dù Thủ tướng Grindeanu cùng ngày đã tuyên bố hủy bỏ sắc lệnh gây nhiều tranh cãi này.

Tuy nhiên, Thủ tướng Grindeanu nhấn mạnh chính phủ của ông "có trách nhiệm với người dân" đã tin tưởng bỏ phiếu bầu cho họ và do đó chính phủ chỉ mới nhậm chức trong một tháng qua sẽ không từ chức.

Sheeple

Phản ứng của dân Mỹ khi được hỏi về "sự xâm lược của Nga" chống quốc gia hư cấu

We the sheeple
Nhà báo RT Caleb Maupin đã tiến hành một cuộc thử nghiệm xã hội bằng cách đề nghị những người trên đường phố New York nhận xét về "sự xâm lược của Nga" chống nhà nước hư cấu Kyrgbekistan.

Theo kết quả thăm dò, đa số người được hỏi trả lời rằng họ "nhận thức" được tình hình và lên án hành động của Moskva. Tuy nhiên, họ không thể nói lên chi tiết cụ thể nào về tình hình "xung đột".

Tất nhiên. Nga được biết đến với hành vi hung hăng của nó. Tôi có cảm tưởng rằng nước này đang cố gắng trở lại chiến thuật cũ của mình và chiếm nhiều vùng lãnh thổ." — một trong những người dân New York nói.

"Họ đã cố gắng làm điều đó ở Gruzia và bây giờ ở Ukraine. Đó là chương trình tiêu chuẩn của họ." — một người khác nói.

Nhận xét: Xem thêm:


USA

Người dân Mỹ ủng hộ nhiều hơn phản đối lệnh hạn chế nhập cảnh của Trump

pro-trump protest travel ban refugees
© REUTERS/Ted SoquiNhững người tuần hành ủng hộ Trump tại Sân bay Quốc tế Los Angeles ngày 29/1/2017
Người dân Mỹ có sự chia rẽ sâu sắc xung quanh quyết định của tân Tổng thống Donald Trump về tạm thời cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người tị nạn và công dân của 7 quốc gia Hồi giáo.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện, công bố ngày 31/1, sắc lệnh nói trên của ông Trump nhận được sự ủng hộ nhiều hơn là phản đối của người Mỹ.

Cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 30-31/1 cho thấy, 49% người Mỹ trưởng thành nói họ ủng hộ "mạnh mẽ" hoặc "ở một mức độ nào đó" sắc lệnh của ông Trump. Có 41% nói họ phản đối "mạnh mẽ" hoặc "ở một mức độ nào đó" việc cấm nhập cảnh tạm thời đối với dân 7 nước Hồi giáo. 10% đưa ra câu trả lời "không biết".

Sự chia rẽ diễn ra rõ rệt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa. Khoảng 53% người theo Đảng Dân chủ nói họ phản đối mạnh sắc lệnh của Trump, 51% người theo Đảng Dân chủ cho biết họ ủng hộ mạnh quyết định này của tân Tổng thống.

Sắc lệnh của ông Trump cấm người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 120 ngày, nhưng có hiệu lực vô thời hạn đối với người tị nạn Syria. Ngoài ra, lệnh cấm cũng áp dụng đối với công dân 7 nước Hồi giáo gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen.

People

Điên rồ: Các bác sĩ Anh được yêu cầu không gọi phụ nữ mang thai là "bà mẹ tương lai"

transgender
Cuộc cách mạng giới tính ở phương Tây đã tạo ra những thứ quái dị như thế này
Các bác sĩ ở Anh được khuyến nghị không gọi phụ nữ mang thai là các bà mẹ tương lai , vì điều này có thể xúc phạm tới những người chuyển giới, và thay vào đó sử dụng thuật ngữ "người mang thai". Tờ Daily Mail phản ánh điều này.

Tại trang số 14 trong tập "Hướng dẫn để truyền thông mang lại hiệu quả" do Hiệp hội Y khoa Anh phát hành có nói rằng " phần lớn số lượng những người có thể mang thai và sinh con được xác định là phụ nữ".

Tuy nhiên, theo đại diện của hiệp hội y khoa Anh, cũng có cả người chuyển giới có thể mang thai. Ấn phẩm dẫn trường hợp mang thai của người chuyển giới Hayden Cross 20 tuổi, trên giấy tờ hợp pháp vẫn là một người đàn ông sử dụng liệu pháp thay thế hormone, tuy vẫn chưa trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính.