Lịch Sử Bí MậtS


Bomb

Mỹ ném bom ĐSQ Trung Quốc tại Nam Tư cũ năm 1999: Một trong hàng loạt vụ "nhầm lẫn" khó tin

NATO bombed Chinese embassy in Yugoslavia
Mỹ đã tiến hành không ít cuộc không kích tại khắp các địa điểm trên thế giới. Tuy nhiên, vụ ném bom ĐSQ Trung Quốc là vẫn là vết nhơ lớn trong lịch sử quân đội nước này.

Tiếng bom xé màn đêm

Đã gần nửa đêm, Vlada - một kĩ sư người Serbia - nhanh chóng trở về căn hộ ở Belgrade. Ông đi cùng người con trai 20 tuổi và bom đã bắt đầu rơi xuống thủ đô Nam Tư. Điện lưới bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đã liên tục thực hiện các cuộc không kích xuống Nam Tư từ cuối tháng 3 để ngăn chặn tội ác của các lực lượng dưới quyền tổng thống Slobodan Milosevic đối với những người dân tộc Albania ở tỉnh Kosovo. Hiện tại là ngày 7/5/1999 và chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu ngày càng khốc liệt hơn.

Trong nhiều tuần trở lại đây, gia đình của Vlada đã trải qua nhiều đêm trú ẩn cùng những người khác trong tầng hầm của khu căn hộ. Những tiếng bom dội lại từ xa, tiếng máy bay gầm thét trong màn đêm tĩnh mịch và tất cả người dân đều cầu nguyện, mong rằng không có quả tên lửa nào phóng trúng nhà của họ.

Nhận xét: Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ "nhầm lẫn" khó tin trong lịch sử xâm lược và can thiệp của quân đội Mỹ trên khắp thế giới. Tại thời điểm NATO xâm lược Nam Tư cũ khi đó, Nga và Trung Quốc không có đủ khả năng để đáp trả. Nhưng họ không hề quên...


Magnify

Trọng Tâm SOTT: Thiên An Môn năm 1989: Cuộc thảm sát không hề có

Torched armor vehicles near Tiananmen Square 1989
Xe thiết giáp bị đốt cháy bởi người biểu tình gần Quảng trường Thiên An Môn
Hai mươi lăm năm trước, tất cả mọi nguồn truyền thông Mỹ, cùng với tổng thống Bush và quốc hội Mỹ đã thổi bùng lên một ngọn lửa cuồng loạn chống Trung Quốc về cái được mô tả là vụ thảm sát máu lạnh hàng ngàn sinh viên "ủng hộ dân chủ" phi bạo lực đang chiếm Quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần trước đó.

Hội chứng cuồng loạn được tạo ra về "vụ thảm sát" Quảng trường Thiên An Môn dựa trên tường thuật hư cấu về những gì thực sự xảy ra khi chính phủ Trung Quốc cuối cùng giải tán những người biểu tình ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Việc biến Trung Quốc thành quỉ dữ đã có hiệu quả cao. Gần như tất cả mọi thành phần trong xã hội Mỹ, kể cả hầu hết "cánh tả", chấp nhận câu chuyện của chủ nghĩa đế quốc về những gì đã xảy ra.

Vào thời điểm đó mọi lý giải chính thức của chính phủ Trung Quốc về sự kiện này ngay lập tức bị bác bỏ không cần suy nghĩ như là sự tuyên truyền dối trá. Trung Quốc báo cáo rằng khoảng 300 người đã chết trong các cuộc đụng độ vào ngày 4/6 và nhiều người trong số những người chết là người lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân - PLA. Trung Quốc khẳng định không có vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn và trên thực tế những người lính giải tán người biểu tình mà không nổ súng.i

Chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định rằng những người lính không vũ trang vào Quảng trường Thiên An Môn trong hai ngày trước ngày 04 tháng 6 đã bị hành hình và thiêu cháy với thi thể treo trên xe buýt. Những người lính khác bị thiêu cháy khi xe quân sự bị đốt và họ không thể thoát ra, đồng thời nhiều người khác đã bị đánh đập tàn bạo bởi đám đông bạo lực.

Document

"Các vị không có chỗ ở đây" - Liên Xô từng nộp đơn xin gia nhập NATO nhưng bị từ chối

NATO 1949
NATO năm 1949
Cho đến năm 1991, đối thủ tiềm năng chính của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, vừa kỷ niệm 70 năm thành lập, là Tổ chức Hiệp ước Warszawa do Liên Xô đứng đầu.

Tuy nhiên, từng có thời điểm mà các đối thủ có thể liên kết: tròn 65 năm trước, vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, Matxcơva chính thức đề nghị kết nạp Liên Xô vào NATO. Tuy nhiên, sáng kiến ​​này đã bị phản bác. Sputnik giới thiệu bài viết cho thấy lý do gì thúc đẩy Chính phủ Liên Xô thực hiện động thái chưa từng có như vậy.

Cố gắng hòa giải

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương thành lập tháng 4 năm 1949 với 12 nước như là phương tiện tự vệ tập thể chống lại kẻ xâm lược tiềm năng mà hàng đầu là Liên Xô. Ban lãnh đạo Xô-viết cố gắng ngăn ngừa đà bành trướng của Liên minh. Chẳng hạn, sử dụng phương pháp kinh tế và ngoại giao, Matxcơva đã thuyết phục được Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan không tham gia NATO.

Health

Semmelweis: Số phận bi thảm của một người bác sĩ vĩ đại đi trước thời đại

Semmelweis
Tất cả chúng ta đã rất may mắn, khi đều có mặt trên đời ngày hôm nay để đọc câu chuyện này. Nhân vật chính của nó, một bác sĩ người Áo, đã bị đánh chết trong một nhà thương điên như sự trừng phạt cho lòng dũng cảm, dám đứng lên và đi ngược lại đám đông, một Don Quixote chống lại cối xay gió.

Nhưng rốt cuộc, vị bác sĩ đó đã làm gì? Ông chỉ cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp của mình rửa tay thật sạch mà thôi. Trong các bệnh viện ở thế kỷ 19, người ta bảo ông bị điên, làm vậy là xúc phạm đến sự sạch sẽ và cao quý của bác sĩ.

Và thế là, những kẻ ngạo mạn vẫn tiếp tục gây ra hàng ngàn cái chết vì một căn bệnh bí ẩn tại thời điểm đó: sốt hậu sản.

Trước khi chúng ta bắt đầu câu chuyện, điều đầu tiên bạn cần nhớ là nó đã xảy ra vào những năm 1840. Đó là khoảng thời gian 40 năm trước khi nhà sinh học vĩ đại Louis Pasteur đưa ra thuyết mầm bệnh, xác nhận sự tồn tại của những con vi khuẩn lây từ người này sang người khác, 100 năm trước khi Alexander Fleming phát hiện kháng sinh, mở ra cho y học một kỷ nguyên vàng và cứu sống hàng triệu triệu những ca nhiễm trùng.

Coffee

40 năm chiến tranh biên giới Việt - Trung: Không khoét sâu hận thù, khẳng định sự thật lịch sử

China - Vietnam border war 1979 conference
Sáng nay, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 40 năm nhìn lại (1979 - 2019).

Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh, trong lịch sử dân tộc, cha ông ta luôn giữ gìn vùng biên cương của Tổ quốc, chuẩn bị mọi nhân tài, vật lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

"Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979 đến tháng 9/1989 là một sự kiện không thể nào quên của mọi người dân Việt Nam", ông Thuấn khẳng định.

Ông nhắc lại lịch sử, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh), với chiều dài hơn 1.400km.

Eagle

Maria Zakharova: Hồi tưởng lại lịch sử "yêu chuộng hòa bình" của Hoa Kỳ

Maria Zakharova
© Vyacheslav Prokofyev / TASS
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói về lịch sử "yêu chuộng hòa bình" của Hoa Kỳ:

Nói thêm một chút ngoài chủ đề lịch sử. Từ các chính trị gia ở Washington với nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm cả những người nắm giữ các chức vụ hành pháp chính thức, chúng tôi thường nghe thấy những lời cáo buộc đất nước chúng tôi vi phạm và thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đầu năm là dịp tốt để hồi tưởng lại ký ức, Hoa Kỳ, nằm ngoài bất kỳ những nghi ngờ nào, là quốc gia "yêu chuộng hòa bình" nhất thế giới, trong suốt lịch sử gần đây, đã can thiệp và xâm lược quân sự trên khắp thế giới, vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, nhưng trong đó tìm ra các cách biện minh bao gồm cả về mặt pháp lý cho các hành động của họ.

Thật vậy, ban đầu các chính trị gia Mỹ đã không bận tâm đến việc tùy tiện sử dụng theo thói quen ngày nay cách biểu đạt và các khái niệm, mà họ nói, có thể nói, mọi thứ đều như vậy. Cụ thể, Tổng thống W. Wilson, sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1913, đã trâng tráo biện luận về cách ông sẽ "dạy cho các nước cộng hòa Nam Mỹ bầu chọn những người tốt".

Red Flag

Nhân 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Polpot: Thế giới nợ Việt Nam lời xin lỗi

killing field Choeung Ek Pol Pot Cambodia
© Thế Trung / TTXVN“Cánh đồng chết” Choeung Ek, cách Thủ đô PhnomPenh khoảng 17km về phía Nam
Cách đây 40 năm, ngày 7/1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với lực lượng vũ trang Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của Pol Pot - Ieng Sary, giải phóng hoàn toàn Phnom Penh. Cuộc tiến công này cũng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

40 năm sau sự kiện lịch sử ấy, Đại tướng Phạm Văn Trà (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) vẫn không thể quên được những tháng ngày đỏ lửa trên đất bạn. Ông gọi đó là quãng thời gian mà chính nghĩa đã chiến thắng hung tàn; quãng thời gian mà đoàn quân "bộ đội nhà Phật" theo cách gọi của nhân dân Campuchia đối với quân tình nguyện Việt Nam, nêu cao được tinh thần quốc tế cao cả.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot (7/1/1979-7/1/2019), VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với Đại tướng Phạm Văn Trà.

Archaeology

Lạnh giá, mất mùa, đói kém, bệnh dịch - Năm 536 là một trong những năm khó sống nhất trong lịch sử nhân loại

justinian plague painting
Bức tranh mô tả Đại dịch Justinian năm 541 - 542
Khi bạn hỏi nhà sử học Trung Cổ Michael McCormick về năm tồi tệ nhất mà con người đã trải qua, bạn sẽ nhận được câu trả lời là "536". Đáng ngạc nhiên thay, những con số đáng nhớ trong lịch sử nhân loại lại không được nhắc tới: như năm 1349, Cái Chết Đen - Bệnh dịch hạch hủy diệt một nửa Châu Âu; năm 1918, bệnh cúm giết chết khoảng 50 tới 100 triệu người.

Michael McCormick là một nhà sử học, nhà khảo cổ, hiện đang là chủ tịch Nhóm dẫn đầu ngành Khoa học liên quan tới Quá khứ Nhân loại, trực thuộc Đại học Harvard, chắc chắn ý kiến của ông có trọng lượng. Tại Châu Âu, "đó là thời điểm khởi đầu giai đoạn khó sống nhất trong lịch sử nhân loại, nếu không muốn nói là năm tồi tệ nhất", ông McCormick nói.

Đó vừa là một dữ kiện lịch sử quan trọng, có lẽ đóng luôn vai trò cảnh báo những nhà du hành thời gian trong tương lai.

Một làn sương bí ẩn che phủ Châu Âu, Trung Đông, một phần Châu Á khiến bầu trời tối sầm lại suốt cả ngày, giai đoạn tăm tối kéo dài tới 18 tháng. "Mặt Trời tỏa nắng nhưng không sáng, chẳng khác nào Mặt Trăng, suốt cả năm dài", nhà sử học Procopiusm của Đế quốc Đông La Mã thuật lại.

Nhận xét: Xem thêm: Thiên Mệnh: Nguyên nhân thực sự của trò lừa đảo "Nóng lên toàn cầu do con người gây ra"


Cloud Precipitation

Thảm nạn... trời sa xuống đất: Trận lũ lịch sử miền Trung năm 1964

Flood memorial at Đông An village, Quảng Nam, Vietnam
Nhà thờ lụt ở làng Đông An
Trong ký ức của người dân miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, đỉnh lũ cao nhất xảy ra vào năm 1999. Nhưng kinh hoàng nhất phải là trận lũ lụt năm Giáp Thìn (1964), đến nỗi người dân vùng quê ấy phải lấy ngày xảy ra thảm nạn làm ngày "giỗ lụt" (ngày 6 tháng 10 âm lịch).

Những số liệu lịch sử ghi lại về trận lũ lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 không còn nhiều, chủ yếu qua ký ức, lời kể của những người sống sót và qua tư liệu của một số nhà báo, nhà nghiên cứu. Trận lũ lụt năm đó gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định, nhưng địa phương thiệt hại lớn nhất là Quảng Nam.

Các nhân chứng sống sót qua trận lũ lụt kinh hoàng đó đều mô tả rằng, đầu tháng 10 âm lịch, nước từ trận lụt trước còn chưa kịp rút thì đến ngày 4 tháng 10 bắt đầu mưa to kéo dài. Mưa to khủng khiếp không ngớt, đến ngày 6 tháng 10 âm lịch thì lũ tràn về. Đêm ngày 6 tháng 10, nước lớn kinh hoàng cuốn trôi hết nhà cửa.

Red Flag

Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa lịch sử trọng đại

Vietnam resistance war against France 1946
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu tại khu vực chợ Đồng Xuân
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng không lâu sau ngày tuyên bố độc lập ấy, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trải qua một thời gian nhân nhượng, chuẩn bị tiềm lực mọi mặt, ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đây thực sự là thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc.

Nhân dịp kỉ niệm 72 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa lịch sử trọng đại" của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Lê (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội):

Vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị tiềm lực cho kháng chiến

Ngay khi vừa giành lại độc lập, đất nước phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách. Theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch vào đóng tại miền Bắc, quân Anh (theo sau là quân Pháp) vào đóng tại miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới), nhưng đều nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền phản động tay sai.