Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Hơn 300 người chết vì lũ bùn và sạt lở đất tại thủ đô Freetown của Sierra Leone

Homes were swept away in Regent, in the outskirts of Freetown, while roads turned into rampaging rivers as the mudslide struck
Mưa lớn gây lụt và sạt lở bùn đất xảy ra sáng sớm nay, khi người dân thủ đô Freetown, Sierra Leone, còn đang ngủ, AFP đưa tin. Nhiều ngôi nhà ở Freetown nhanh chóng bị chôn vùi dưới đống bùn đất.

Patrick Massaquoi, người phát ngôn Hội Chữ thập Đỏ, cho biết hiện có 312 người đã thiệt mạng. Ông cảnh báo thương vong còn tăng do các nhóm Chữ thập Đỏ vẫn đang khảo sát những khu vực chịu ảnh hưởng và thống kê thiệt hại.

Theo Candy Rogers, quan chức ứng phó thảm họa địa phương, "hơn 2.000 người bị mất nhà cửa", ám chỉ sẽ cần nỗ lực nhân đạo rất lớn để giúp Sierra Leone, một trong những nước nghèo nhất châu Phi, khắc phục thảm họa.

Nhân chứng mô tả các ngôi nhà trong hai khu vực ở Freetown đều bị ngập một nửa, đường phố biến thành những con sông bùn. Thi thể xuất hiện trên các con phố.

Cloud Precipitation

Lũ lụt, sạt lở đất tại Nepal và Ấn Độ khiến ít nhất 94 người chết

India landslide
© Shailesh Bhatnagar / APBinh lính Ấn Độ đào bới hiện trường vụ sạt lở đất chôn vùi hai chiếc xe buýt
Ít nhất 94 người thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất tại Ấn Độ và Nepal. Dự kiến con số này sẽ tăng cao khi lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm hàng chục người mất tích.

Các nhà chức trách Nepal, như AFP đưa tin, ngày 13-8 xác nhận số người chết vì lũ quét tại nước này là 49 người và chưa có dấu hiệu dừng lại, buộc hàng ngàn người phải sơ tán lên những vùng cao hơn.

Giám đốc trung tâm khẩn cấp quốc gia Nepal, ông Shankar Hari Acharya cho biết: "17 người khác đang mất tích. Hiện tại công tác tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang diễn ra nhưng mực nước lũ chưa có dấu hiệu rút xuống".

Trong khi đó Hội chữ thập đỏ ước tính số người chết phải là 53 người,hàng chục người khác mất tích và khoảng 100.000 người bị ảnh hưởng cùng hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại trong lũ.

Igloo

Tiến sĩ Ngô Quang Toàn: "Kỷ băng hà mới bắt đầu. Nói Trái đất đang nóng lên là trò lừa đảo"

ice age
Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn TS Ngô Quang Toàn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ Biển (IARMST), thành viên Tổng hội Địa chất Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.

Những dấu hiệu của biển thoái

- Trong những năm gần đây, thời tiết Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có những hiện tượng bất thường. Cụ thể mùa hè và mùa đông đều có phần khắc nghiệt hơn. Những dấu hiệu này nói lên điều gì?

Trong mấy năm nay, khi đo đạc, phân tích, người ta thấy có hiện tượng khí hậu nóng lên. Nhưng người ta cũng thấy những hiện tượng khác trong tự nhiên như hiện tượng diện tích băng ở Nam Cực tăng lên. Một điều mà các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm đó là hiện tượng tuyết rơi ở Mỹ, ở châu Âu, ở Nhật Bản hết đợt này đến đợt khác, có nơi dày đến 5m, điều mà trước đó rất ít khi xảy ra với lượng tuyết nhiều như vậy.

Nhận xét: Xem thêm Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu


Seismograph

Động đất 7,0 độ tại Tứ Xuyên, Trung Quốc: Ước tính 100 người có thể thiệt mạng

China earthquake map
© USGS
Chính phủ Trung Quốc ước tính gần 100 người có thể đã chết trong trận động đất xảy ra tối 8/8 tại địa điểm gần khu danh thắng Cửu Trại Câu ở Tứ Xuyên.

Trận động đất mạnh 6,5 độ Richter đã làm thiệt mạng ít nhất 7 người và ước tính con số này có thể tăng lên đến 100, theo nhà chức trách Trung Quốc.

Cho đến sáng 9/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra thông tin khác nhau về số liệu thương vong. Tân Hoa xã cho biết 7 người chết và 88 người bị thương, trong đó 21 người bị thương nghiêm trọng, trong khi Nhân dân Nhật báo đưa tin 9 người thiệt mạng và hơn 130 người bị thương.

Tuy nhiên, Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Trung Quốc ước tính gần 100 người có thể đã thiệt mạng trong vụ động đất, dựa trên dữ liệu năm 2010 về khu vực núi non dân cư thưa thớt này. Hơn 130.000 ngôi nhà có thể bị hư hại.

Cloud Precipitation

Mưa lũ lớn nhất tại vùng Tây Bắc trong vòng 70 năm khiến 34 người chết và mất tích

Aftermaths of flash flood in Sơn La, Vietnam
Nhiều khu vực ở huyện Mường La (Sơn La) bị sạt lở nghiêm trọng trong lũ lớn
Tính đến đầu giờ chiều nay (3/8), mưa lũ đã làm 34 người chết, mất tích. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đến Yên Bái để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sơn La, trận mưa lớn kéo dài đêm 2/8 đến rạng sáng 3/8 trên địa bàn huyện Mường La đã gây ra lũ ống, lũ quét làm thiệt hại lớn về người, tài sản.

Đến nay, mưa lũ đã làm 3 người chết, 13 người mất tích và 3 người bị thương; hàng chục ngôi nhà, trường học, trạm y tế bị lũ cuốn trôi.

Trong khi đó, đến trưa hôm nay 3/8, tại Yên Bái, lũ ống ở Mù Cang Chải cũng làm 15 người chết và mất tích. Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà và đoàn công tác đang có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả.

Cloud Precipitation

Thái Lan hứng trận lũ lụt lớn nhất trong 40 năm qua

An aerial view of central Sakon Nakhon province on Saturday.
© Prasit TangprasertCảnh lũ lụt tại tỉnh Sakon Nakhon
Do ảnh hưởng của bão Sơn Ca, trong những ngày vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tiếp đổ xuống vùng Đông Bắc Thái Lan khiến mực nước sông dâng cao và tràn đập gây ra lũ lụt nghiêm trọng.

Nhiều khu vực tại các tỉnh như Sakhon Nakhon, Kalasin, Udon Thani... nước ngập sâu hơn 1m làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng vạn người. Theo thống kê sơ bộ tại tỉnh Nakhon Ratchasima, hơn 200 ngôi làng, khoảng 5.000ha đất canh tác đã bị nhấn chìm.

Hiện tại, khu vực ngập nặng nhất là ở tỉnh Sakhon Nakhon, sân bay, bệnh viện, ngân hàng và trường học đã phải đóng cửa. Các hệ thống thông tin liên lạc ở một số khu vực trong tỉnh bị gián đoạn. Ngay tại các cửa hàng tiện ích, những nhu yếu phẩm cũng không đủ cung cấp cho người dân.

Anh Somchai, một người dân ở tỉnh Sakhon Nakhon cho biết: "Hôm nay là ngày thứ hai ngân hàng phải đóng cửa, tình hình ngập nước vẫn chưa giảm. Tại khu vực gần chợ trung tâm, các hàng quán đều không mở cửa. Lũ lụt khiến cuộc sống của tôi cũng như nhiều người dân khác bị đảo lộn".

Snowflake Cold

Dự báo tiểu kỷ băng hà xảy ra trong 10 - 15 năm. Hà Nội có thể có tuyết rơi kín đường

winter, snow, ice age
© Maksim Bogodvid / Sputnik
Các nhà khoa học từ Đại học Anh Northumbria đưa ra dự báo, trong khoảng 10 đến 15 năm nữa, gần như toàn bộ diện tích Trái Đất có thể bị phủ một lớp băng tuyết lạnh giá. Bởi vậy, mùa đông sẽ trở lên lạnh giá hơn và Trái Đất sẽ trải qua thời kỳ "tiểu" Kỷ băng hà.

Về vấn đề trên, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam đã có những lý giải cụ thể với độc giả VTC News.

- Đầu năm 2017, các nhà khoa học từ Đại học Anh Northumbria đưa ra nhận định mùa đông những năm tiếp theo có thể là sự khởi đầu của "tiểu" Kỷ băng hà. Ông có nhận xét gì về dự báo này?

Theo tôi, "tiểu" tức là rất nhỏ. Kỷ băng hà có thể xảy ra nhưng nó sẽ nhẹ nhàng. Theo quy luật tự nhiên, mùa đông năm 2016 rất nóng thì có thể năm 2017, 2018 sẽ có những đợt rét đậm, rét hại.

Nhận xét: Việc một cơ quan truyền thông chính thống như VTC News nhắc đến tiểu kỷ băng hà là điều đáng ngạc nhiên. Phải chăng họ đã thấy không thể duy trì mãi luận điệu "nóng lên toàn cầu" trước những gì thực tế đang xảy ra trên toàn cầu?

Mặc dù bài phỏng vấn này cố gắng nói giảm nói tránh, có thể dễ dàng nhận thấy một tiểu kỷ băng hà như vậy sẽ ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội loài người. Sản lượng nông nghiệp suy sụp, đói kém, dịch bệnh hoành hành và xung đột, chiến tranh tranh giành tài nguyên là những thứ có khả năng cao xảy ra trong trường hợp đó.

Xem thêm: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu


Cloud Precipitation

Châu Á chìm trong biển nước

Myanmar flooding
Lũ lụt tại Myanmar
Ngập lụt đang là vấn nạn hàng đầu ở châu Á, đe dọa cuộc sống của hàng triệu con người. Tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, các nước châu Á phải đối mặt với những trận lũ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mùa lũ năm nay trở nên chết người hơn nhờ có sự "đóng góp" của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu

Tính đến ngày 27-7, Ấn Độ đã có hơn 120 người chết vì ngập, 25.000 người rời bỏ nhà cửa. Myanmar hơn 100.000 người bị buộc phải di tản. Ở Thái Lan, hơn 43 tỉnh đang chuẩn bị đối mặt với mưa bão lớn và nguy cơ ngập lụt cao.

Nhận xét: "Biến đổi khí hậu" giờ được trưng ra như một cái đũa thần vạn năng để giải thích cho mọi thảm họa thiên nhiên trên Trái Đất. Nóng quá, lạnh quá, mưa nhiều quá, mưa ít quá, bão lớn, lốc xoáy, động vật chết hàng loạt, v.v..., tất cả đều là do "biến đổi khí hậu", mà thực sự họ ngụ ý là "nóng lên toàn cầu do con người gây ra".

Việc các thảm họa thiên nhiên tăng mạnh trong những năm gần đây, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn và nhiều hiện tượng khác nữa là điều có thật, nhưng chúng là một phần của quá trình Biến đổi Trái Đất. Xem cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để biết thêm về quá trình này, đặc biệt chương sau về hiện tượng lạnh đi toàn cầu:

Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu

Đồng thời xem các video "Tóm tắt Biến đổi Trái Đất" mà chúng tôi đăng hàng tháng để thấy hiện tượng này đang diễn ra trên khắp thế giới như thế nào.


Cloud Precipitation

Mưa lũ nghiêm trọng ảnh hưởng hàng triệu người tại nhiều nước châu Á

Floods in Akita, Japan
© KYODO
Mưa lớn kéo dài cuối tuần qua tại Nhật Bản đã khiến gần 500 nhà bị ngập, trong khi nhà chức trách yêu cầu sơ tán hơn 20.000 cư dân. Hiện chưa có báo cáo thương vong do mưa lũ tại tỉnh này.

Trong hai ngày 22 và 23/7, lượng mưa đo được ở mức hơn 300 mm tại nhiều nơi, trong đó có 2 thành phố Akita và Yokote. Hai trường mẫu giáo tại các thành phố này đã phải đóng cửa ngày 24/7 do ngập lụt nghiêm trọng.

Trong khi đó, 5 thành phố mất nước do hỏng đường ống cấp nước. Dịch vụ tàu siêu tốc tại tỉnh Akita đã bị gián đoạn một phần sau khi đường ray bị hư hại.


Nước sông dâng cao tại một số nơi cũng gây ra một loạt vụ lở đất và cô lập nhiều nhà ở. Tại Daisen (Đai-xên), một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhà chức trách đã chỉ thị sơ tán khoảng 21.000 người thuộc 8.200 hộ gia đình.

Attention

Ong suy giảm với tốc độ báo động trên thế giới. Nếu ong mất đi, ngày cuối của loài người cũng không xa

bayer bees
Nhà vật lý lỗi lạc Albert Einstein từng nói rằng con người sẽ chết 4 năm sau khi loài ong biến mất, thời bấy giờ, vấn đề biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính còn là một khái niệm khá mơ hồ.

Thế nhưng bằng tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài, Einstein đã dự đoán rằng sự phát triển của nhân loại sẽ khiến nhiều sinh vật đứng trước bờ vực diệt vong, trong đó ong chính là loài chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Những "người công nhân" cần mẫn của thế giới

Tuy nhỏ bé nhưng ong có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh thái toàn cầu, chúng ta đều biết vai trò của chúng là giúp các loại thực vật có thể thụ phấn vì thực vật không thể di chuyển (dù thực vật có thể phát tán phấn hoa trong không khí nhưng hiệu quả không cao).

Tiến sĩ Bernard Vaissière, thuộc Viện Nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp (INRA) cho rằng khi loài ong biến mất, con người sẽ đứng trước thảm họa diệt vong chẳng kém gì thiên tai hay chiến tranh.

Nhận xét: Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và cây trồng biến đổi gen tràn lan là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự biến mất của ong mật trên thế giới. Khi ong biến đi, ngày cuối của loài người cũng không còn xa.