Biến Đổi Trái ĐấtS


Snowflake Cold

Lạnh kỷ lục đến -25 độ ở Nam Mỹ, cháy rừng khổng lồ ở Bắc Mỹ, lũ lụt khủng khiếp ở Ấn Độ

Argentina cold weather
© AP Photo/Federico GrossoBăng đóng trên cầu tại nam Argentina ngày 17/7/2017
Những hình thái thời tiết khắc nghiệt đang tác động tiêu cực đến đời sống người dân ở nhiều nước trên thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, ngày 18/7, chính phủ nước này đã triển khai chiến dịch mang tên "Tuyết trắng" nhằm hỗ trợ người dân khu vực miền Nam, đặc biệt là vùng Patagonia, đối phó với đợt giá lạnh kỷ lục trong 2 thập kỷ qua khi nhiệt độ xuống đến -25 độ C.

Chiến dịch này được triển khai tại các thành phố, tuyến đường và sân bay ở Patagonia, miền Nam Argentina, nơi đang hứng chịu đợt giá rét chưa từng có khiến tuyết tại nhiều nơi dày tới 1m. Lực lượng quân đội và cảnh sát đã được huy động đến giúp người dân những vùng bị ảnh hưởng như dọn tuyết trên các tuyến đường quốc lộ, giúp đỡ du khách đang bị kẹt tại nhiều điểm dừng xe buýt ở các trung tâm du lịch gần biên giới với Chile, đồng thời cảnh báo người dân không qua lại những tuyến đường bị tuyết bao phủ đề phòng tai nạn.

Nhiều máy dọn tuyết và xe tải chuyên dụng cũng đã được điều động để hỗ trợ người dân vùng bị bão tuyết. Chính quyền Argentina đã thành lập một ủy ban khắc phục khủng hoảng để điều phối các chuyến bay buộc phải hoãn trong những ngày qua do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cho tới nay đã có 2 người thiệt mạng vì giá lạnh.

Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries June 2017
Tháng 6 quả là một tháng "ngoạn mục" nếu tính về những hỗn loạn khí hậu trên khắp thế giới. Những "bức tường nước mưa" theo nghĩa đen được ghi nhận ở nhiều vùng gây lũ lụt rộng khắp và những đợt lũ bùn gây chết người, cùng những đợt gió giáng đột ngột đầy ấn tượng, mưa đá rất lớn và tuyết rơi trái mùa. Lốc xoáy và vòi rồng nước cũng trình diễn trong tháng này từ Trung Quốc, Nga cho đến New Jersey. Và dĩ nhiên, những quả cầu lửa, hố sụt và đám cháy rừng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn cũng góp vui.

Hãy xem tất cả trong video dưới đây.

Bizarro Earth

Hố sụt khổng lồ xuất hiện ngày một nhiều, reo rắc nỗi sợ hãi trên khắp thế giới

Sink hole, Florida July 14th 2017
© AP
Ngày 14/7, một "hố tử thần" khổng lồ nuốt gọn 2 ngôi nhà ở bang Florida, Mỹ, chỉ trong vài giờ. Có kích thước ban đầu ngang một hồ bơi nhỏ nhưng hố nhiều nguy cơ tiếp tục được mở rộng nếu trời mưa. "Hố tử thần" (hố địa ngục) là hiện tượng sụt lún địa chất ở những khu vực có cấu trúc địa chất đặc biệt: trên nền đất mềm, kém ổn định, dễ bị xói mòn hay có độ rỗng dưới lòng đất.
Sink hole, Cuernavaca, Mexico, July 12th 2017
© AP
Nhân viên cứu hộ sử dụng cần cẩu nhấc những chiếc xe lao vào hố trên đường cao tốc ở Cuernavaca, Mexico, ngày 12/7. Một người cha và con trai thiệt mạng khi hố này nuốt xe của họ vào sáng hôm đó. Hiện tượng "hố tử thần" xuất hiện ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Thông thường, chúng phát triển một cách chậm rãi, nhưng cũng có khi bất ngờ cả hố lớn được hình thành.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng tại Ấn Độ, ít nhất 40 người thiệt mạng, 17 triệu bị ảnh hưởng

Assam floods
© EPA
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng và 1,5 triệu người khác lâm vào tình cảnh mất nhà cửa trong đợt mưa lũ nghiêm trọng ở bang Assam phía Đông Bắc Ấn Độ.

Theo thống kê của Cơ quan xử lý thảm họa bang Assam, hơn 17 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Mưa lớn kéo dài đã khiến mực nước sông Brahmaputra dâng cao, khiến nước lũ tràn bờ, gây ngập úng nghiêm trọng tại hơn 2.500 ngôi làng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân thiệt mạng do lũ lụt và cam kết sẽ đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

Khoảng 31.000 người dân Ấn Độ đang phải sinh sống trong các lều tạm tại 300 trại sơ tán. Các nhà chức trách đã ban bố cảnh báo y tế ở mức cao nhất nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh dịch sau lũ.

Gần 2.000 người đã may mắn được lực lượng cứu hộ giải cứu khỏi các tình huống nguy hiểm trong đợt lũ nghiêm trọng này.

Bell

Trái Đất đang ở trong cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6, và con người là nguyên nhân

Just 352,271 African savannah elephants remain in the wild, it has been revealed.
Xác voi bị giết lấy ngà và bỏ thối rữa trong rừng
Một nghiên cứu mới cho thấy tiến trình "phá hủy sinh học" đang diễn ra trên Trái Đất khi hàng triệu quần thể động vật đã biến mất trong vài thập niên gần đây.

Guardian dẫn nghiên cứu vừa xuất bản trên chuyên san Proceedings (thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ) cho rằng đợt "đại tuyệt chủng" thứ sáu có thể còn nghiêm trọng hơn lo sợ của nhiều người.

Sau khi phân tích trên cả động vật hiếm và phổ biến, các nhà khoa học phát hiện hàng triệu quần thể động vật ở tầm khu vực lẫn địa phương đã biến mất trong vài thập niên qua. Nguyên nhân được cho là sự quá tải dân số và tiêu dùng quá đà của con người.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các loài động vật đang tuyệt chủng với tốc độ nhanh hơn cách đây hàng triệu năm. Dù vậy, những đợt tuyệt chủng hoàn toàn vẫn khá hiếm, sự đa dạng sinh học thường bị mất đi từ từ. Trong công trình mới này, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng lượng cá thể của một số động vật phổ biến đã giảm sút trên toàn cầu dù chúng vẫn hiện diện ở đây đó.

Nhận xét: Xem thêm:


Bizarro Earth

Thời tiết trên khắp thế giới ngày càng biến đổi thất thường và cực đoan hơn

Pedestrians and vehicles cross a flooded street during heavy rain in Changsha, Hunan province, China, July 1, 2017.
© CNS/Yang HuafengLũ lụt ở Hồ Nam, Trung Quốc ngày 1/7/2017

Nhận xét: Thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn là điều có thật, nhưng nó hoàn toàn không phải do "nóng lên toàn cầu do con người gây ra" như giới truyền thông và các chính trị gia vẫn ra rả nói. Cái đang diễn ra là quá trình Biến đổi Trái Đất, trong đó biến đổi khí hậu (lạnh đi toàn cầu chứ không phải nóng lên toàn cầu) chỉ là một phần. Và quá trình này hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, con người chỉ có đóng góp hầu như không đáng kể vào đó.

Xem thêm cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu thêm về quá trình này.


Từ Mỹ qua Úc đến Nhật và khắp nơi trên thế giới, khí hậu ngày càng cực đoan không thể dự báo những cơ lũ bất thường, những đợt khô hạn liên miên. Tất cả do biến đổi khí hậu.

Theo Hãng tin Bloomberg, sau 6 năm hạn hán triền miên đến mức gây ra khủng hoảng nông nghiệp, miền bắc bang California (Mỹ) năm nay hứng lượng mưa gấp đôi trung bình hằng năm, đánh bại kỷ lục của năm 1983.

Cloud Precipitation

Biển lũ nhấn chìm miền nam Trung Quốc: Hơn 50 người thiệt mạng, 9,5 triệu người ảnh hưởng

A general view shows a flooded area in Liuzhou, Guangxi province, China, July 2, 2017.
© ReutersCảnh lũ lụt tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 2/7/2017
Mưa lớn kéo dài khiến các tỉnh miền trung và nam Trung Quốc chìm trong lũ lụt cướp đi mạng sống của hơn 50 người và buộc hàng trăm nghìn người phải sơ tán.

Mực nước ở hơn 60 con sông thuộc miền nam Trung Quốc đã dâng cao lên mức báo động khiến tình hình lũ lụt có khả năng vẫn sẽ tiếp tục diễn biến xấu.

Chính phủ Trung Quốc đã giải ngân 103 triệu USD để cứu trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền trung và miền nam bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Quý Châu để các tỉnh chống lũ.

Các tỉnh miền nam của Trung Quốc là nơi sản xuất một số loại nông sản chính của nước này. Chẳng hạn, Quảng Tây là vùng sản xuất mía hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Hồ Nam là tỉnh chăn nuôi lợn lớn thứ 3 cả nước. Ngoài ra, phía nam sông Dương tử cũng là vựa gạo lớn của Trung Quốc.

Bizarro Earth

Sạt lở đất khủng khiếp tại Tứ Xuyên, Trung Quốc: Cả làng biến mất

China landslide
© CGTN
Hơn 120 người có thể đã bị chôn vùi trong một trận lở đất nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, vào lúc 6 giờ ngày 24-6 (giờ địa phương).

Sống sót may mắn

Nhân Dân nhật báo cho hay hơn 40 ngôi nhà bị phá hủy ở làng Tân Ma, thị trấn Điệp Khê, huyện Mậu sau khi một bên sườn của ngọn núi nằm ở châu tự trị dân tộc Tạng - Khương A Bá gần đó đổ sập xuống.

"Khi tôi tới Tân Ma khoảng 6 giờ sáng, cả làng chỉ còn một ngôi nhà. Mọi thứ khác đều bị chôn vùi dưới đá và bùn" - ông Li Yuanjun, một quan chức địa phương, kể với tờ Tứ Xuyên nhật báo. Giới chức Tứ Xuyên cho biết vụ sạt lở từ ngọn núi cao 3.000 m tạo ra đống đất đá dài 3 km, dày 50 m.

Lở đất cũng làm tắc nghẽn một đoạn sông dài 2 km và chôn vùi 1,6 km đường, theo Tân Hoa Xã. Ông Wang Yongbo, quan chức cứu hộ địa phương, ước tính với đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng khoảng 18 triệu mét khối đất đátrượt xuống từ ngọn núi.

Cloud Lightning

Hay Nhất Mạng: Biến đổi khí hậu: Ai đã đánh cắp mùa hè?

Snow in June in Moscow
© Grigory Sysoev / Sputnik Bức ảnh chụp tại Moscow ngày 2/6 giống thời tiết đầu mùa đông hơn là đầu mùa hè
Tháng 5 mà tuyết lại rơi ở Matxcơva, sau tuyết đến lượt mưa rào ngập đường, rồi tiếp đó là cơn bão lốc làm chết người ngày 29-5, cơn bão được cho là mạnh nhất ở thủ đô trong vòng 130 năm qua!

Những nhà khoa học Nga nói gì về mùa hè lạnh 2017?

Saint Petersburg cũng trải qua một đầu hè kỳ lạ đến độ Tổng thống Nga V. Putin, dự diễn đàn kinh tế tại đây cùng lúc với việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris (1-6), đã đùa: "Lẽ ra chúng ta phải cảm ơn Tổng thống Trump. Đấy, hôm nay ở Matxcơva đã có tuyết rơi, còn ở đây thì mưa và lạnh thế này. Có thể đổ cho ông ta và đế quốc Mỹ, rằng họ có lỗi trong tất cả chuyện này. Nhưng chúng tôi sẽ không làm thế".

Dĩ nhiên, câu trả lời cho nhà báo Hoa Kỳ Megan Kelly này của ông Putin còn thấm đẫm tinh thần thời sự, nhắc khéo việc nước Nga luôn bị "bêu" tên trước bất cứ diễn biến nghiêm trọng nào xảy ra trên thế giới (chẳng hạn như Nga can thiệp bầu cử Mỹ, bầu cử Pháp, thậm chí mới đây còn bị cho là liên can tới những diễn biến Qatar)!

Nhận xét: Để hiểu thêm về quá trình Biến đổi Trái Đất đang diễn ra trước mắt chúng ta, xem cuốn sách của chúng tôi đang được dịch sang tiếng Việt: Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ, đặc biệt các chương sau:


Cloud Lightning

Sét đánh chết 22 người tại Bangladesh chỉ trong 48 giờ

LIGHTNING
AFP đưa tin, theo ông Reaz Ahmed, người đứng đầu bộ phận quản lý thiên tai ở Bangladesh, các vụ sét đánh gây chết người bắt đầu từ Chủ nhật 18/6, khi các cơn tố lốc càn quét nước này. Sau 48h, chính quyền Bangladesh đã xác nhận có 22 người tử vong do bị sét đánh, trong đó có một cặp vợ chồng trẻ và một bé gái nhỏ tuổi thiệt mạng khi đang làm việc trên ruộng lạc.

Hàng năm có tới hàng trăm người Bangladesh bị chết do sét đánh. Các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là việc chặt phá rừng bữa bãi, khiến những cây cao như cây cọ, vốn đóng vai trò như cột thu lôi, bị đốn hạ.

Năm ngoái, chính quyền Bangladesh đã thống kê có 200 người chết vì bị sét đánh, trong đó có 82 người cùng chết vào một ngày trong tháng 5. Tuy nhiên, con số 200 được cho là thấp hơn nhiều so với thực tế. Một tổ chức giám sát độc lập ước tính có tới 349 người thiệt mạng vì thảm họa thiên nhiên này trong năm 2016.