Biến Đổi Trái ĐấtS


Tornado2

Xuất hiện vòi rồng nước cao hàng trăm mét trên biển Nha Trang

Water spout at Nha Trang, Vietnam
Vòi rồng nước trên biển Nha Trang
Mới đây, trên mạng xã hội facebook có xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh một luồng xoáy khổng lồ xuất hiện giữa biển đang thu hút sự chú ý từ phía cư dân mạng.

Sự việc xảy ra vào 1h30, ngày 10/5, tại khu vực Dốc Lết (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa).

Theo clip ghi lại, toàn bộ bầu trời bị bao phủ bởi một đám mây đen, cùng với đó là sự xuất hiện của một luồng xoáy trắng như vòi rồng ở giữa biển. Sự xuất hiện của vòi rồng khiến nhiều người dân không khỏi hoảng sợ, lo lắng.

May mắn là vòi rồng ở cách đất liền rất xa nên không có nguy hiểm nào xảy ra.

Cloud Precipitation

Lũ lụt, vỡ đê, Montreal, thành phố lớn thứ 2 tại Canada, ban bố tình trạng khẩn cấp

People row a boat in a flooded residential area in Gatineau, Quebec
© Chris Wattie / ReutersLũ lụt ở Quebec, Canada
Từ hôm thứ Bảy 6/5, hàng trăm binh lính Quân lực Canada được triển khai ở khắp Quebec để giúp ứng phó với mực nước dâng cao của sông hồ, làm ngập nhà cửa, và khiến hàng ngàn cư dân, đường sá và tài sản bị nguy hiểm.

Hôm Chủ nhật 7/5, hai thành phố Montreal và Laval đã ban bố tình trạng khẩn cấp do nước lụt ngày càng dâng cao sau nhiều ngày mưa liên tục.

Thị trưởng Denis Coderre của Montreal nói lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp cho thành phố quyền hạn giải quyết tình hình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ông cho biết sẽ có những đang tản cư bắt buộc ở một số vùng.

Tình trạng khẩn cấp được dành cho các vùng:

Bizarro Earth

Xuất hiện vết nứt đất kéo dài giữa trung tâm Đà Lạt - 45 hộ dân phải di dời

Earth crack in Đà Lạt, Vietnam
Vết nứt đất kéo dài giữa trung tâm Đà Lạt
45 hộ dân ở trung tâm TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được thông báo di dời khỏi khu vực có vết nứt đang tiếp tục mở rộng, kéo dài.

Trưa ngày 26.4, ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra vụ hàng loạt ngôi nhà trên đường Nguyễn Văn Trỗi Đà Lạt bị nứt, lún.

Ông Đoàn Văn Việt sau đó đã chủ trì cuộc họp khẩn, có sự hiện diện của lãnh đạo UBND TP. Đà Lạt, cùng các ban ngành liên quan, để đánh giá tình hình. Theo ông Việt, hiện tượng hàng loạt ngôi nhà dọc đường Nguyễn Văn Trỗi bị nứt là rất bất thường.

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị TP.Đà Lạt thông báo cho các hộ trong khu vực bị ảnh hưởng di dời nơi ở. Đối với 3 hộ Hoàng Thị Kim Thu (số 25 Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Tiến Duyệt, Trần Anh Dũng (cùng số 27 C Nguyễn Văn Trỗi) và Nguyễn Thời (số 94/12 Trương Công Định, sau nhà số 25 Nguyễn Văn Trỗ) phải tổ chức di dời ngay lập tức.

Bizarro Earth

Sạt lở đất làm 14 căn nhà đổ sụp xuống sông; An Giang ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp

river erosion an giang, vietnam
Ngày 22/4, tuyến đường liên xã cặp bờ sông Hậu thuộc xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng kéo dài trên 70m, làm 14 căn nhà bị cuốn xuống sông; 40 căn nhà khác có nguy cơ sạt lở cao và An Giang đã công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp.

Ông Vũ Minh Thao, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cho biết, vào lúc 9h20 ngày 22/4, tại khu vực cảnh báo nguy cơ sạt lở thuộc ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã xảy ra vụ sạt lở với chiều dài 70m, làm 14 căn nhà và 2 nền nhà của người dân bị đổ sập xuống sông Hậu. Mép sạt lở đã ăn sâu vào đường liên xã khoảng 2m, làm cắt đứt tuyến đường giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới) với tổng thiệt hại tài sản ước tính khoảng 8,8 tỷ đồng (gồm: nhà dân, tài sản và các hạ tầng thiết yếu như đường, hệ thống điện, nước, viễn thông,...). Rất may, vụ sạt lở không có thiệt hại về người.

Hiện nay, tại vị trí sạt lở tiếp tục có vết nứt đi sâu vào khoảng 1,5 m, với chiều dài trên 8m, làm ảnh hưởng đến 11 căn nhà của người dân nằm ở phía trong đường liên xã (đối diện vị trí sạt lở), hiện các hộ này đã di dời tài sản.

Cow Skull

Nguy cơ thiếu nước đang đe dọa các vùng trong cả nước

lack of water in vietnam
© Tiền PhongNguy cơ thiếu nước ở Việt Nam ngày càng hiện hữu
Nguy cơ thiếu nước đã hiện hữu

Tại Hội thảo Quốc tế về An ninh nguồn nước tại Hà Nội ngày 19/4, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE), cảnh báo rằng Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn về an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Khoảng 63% tổng lượng dòng chảy vào nước ta xuất phát từ Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia. Trong số 208 con sông tại Việt Nam, có đến 126 con sông có nguồn nước từ nước ngoài chảy vào nội địa. 90% lưu lượng sông Mê Kong và và trên 50% đối với sông Hồng xuất phát từ nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa, khai thác năng lượng dòng chảy và mở rộng diện tích tưới tiêu nông nghiệp của những nước thượng nguồn đang gây khó khăn cho Việt Nam, GS. Nguyễn Mại cho biết.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2017
Sự hỗn loạn môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng này. Nhiều quả cầu lửa ngoạn mục được nhìn thấy từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Cháy rừng tàn phá nhiều bang trung tây Hoa Kỳ trong khi gió mạnh khác thường tấn công Illinois và New York. Bão dữ dội giáng xuống Madagascar, Brazil, New Zealand và Pháp.

Lũ lụt nghiêm trọng tấn công nhiều nơi trên quả địa cầu, nhưng bị nặng nhất là Peru, nơi hàng chục người đã chết và hàng trăm ngàn người không còn nhà cửa. Với những đợt sóng khổng lồ xảy ra từ Ira đến Nam Phi, vụ nổ khí ga bí ẩn ở Anh và khí mêtan rò rỉ ở Nga, chưa kể tuyết rơi ngoài khơi Nam Phi và sét đánh trực tiếp vào xe đang chạy, tháng 3 quả là một tháng dữ dội cho hành tinh này và những cư dân của nó.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

resumen sott cambios planetarios
© Sott.net
Tháng 2/2017 tiếp tục những gì tháng giêng bắt đầu. Lũ lụt khủng khiếp tại California do những "dòng sông khí quyển" đổ lượng mưa khổng lồ xuống vùng ven biển và tuyết xuống dãy Sierra Nevada. Lượng tuyết tan chảy từ đó gây thêm lũ lụt tại Nevada. Miền đông Canada, Iran, Kazakhstan, Afghanistan và Nhật Bản cũng nhận lượng tuyết rơi kỷ lục.

Cháy rừng bùng phát ở miền đông nước Úc và New Zealand trong khi lượng mưa kỷ lục nhấn chìm Tây Úc. Lũ lụt lớn cũng tấn công nhiều nước Nam Mỹ bao gồm cả Chile, Peru và Colombia.

Có ít nhất 30 núi lửa đang hoạt động trên thế giới vào lúc này, bao gồm một cái rất ấn tượng tại Guatemala. Khe nứt khổng lồ mở ra trong lòng đất tại Pakistan và Ý.

Đó chỉ là một số trong những sự kiện hỗn loạn mà chúng tôi trình bày trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này.


Bizarro Earth

Lũ bùn tràn ngập thành phố ở Columbia: 254 người chết, hàng trăm người vẫn mất tích

A mudslide in Mocoa
© Ejercito De Colombia / AFP
24 giờ sau khi xảy ra trận lở đất khiến ít nhất 254 người chết, xóa sổ nhiều ngôi làng, lực lượng cứu hộ ở miền nam Colombia hôm qua vẫn phải làm việc suốt ngày đêm để tìm kiếm hàng trăm người vẫn mất tích.

Ngoài những người thiệt mạng, khoảng 400 người bị thương sau trận mưa xối xả đêm 31/3 khiến những con sông quanh thành phố Mocoa, tỉnh Putumayo tràn bờ, bùn chảy khắp thành phố. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos ban bố tình trạng khẩn cấp và nói với các phóng viên tại hiện trường rằng vài trăm người vẫn mất tích nên chưa thể dự đoán số người thiệt mạng. "Điều trước tiên tôi muốn nói là, từ đáy lòng của tôi, của chúng ta, tất cả người dân Colombia đều hướng về các nạn nhân của thảm kịch này", ông Santos nói. "Chúng tôi vẫn chưa biết họ ở đâu. Nhiều người đến gặp chúng tôi và nói: 'Con trai tôi đang mất tích, bố tôi đang mất tích, mẹ tôi đang mất tích'. Chúng tôi đang lên danh sách những người mất tích", Tổng thống cho biết.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

January 2017 Summary snow italy
© Sott.net
Đến thời điểm này trong biên niên sử về thời tiết cực đoan của chúng tôi, có lẽ các bạn đã phát chán khi nghe chúng tôi lặp lại. Nhưng đấy không phải lỗi của chúng tôi! Khí hậu cứ tiếp tục đi từ hết cực đoan này đến cực đoan khác...

Những điểm nổi bật của tháng 1/2017 gồm có:
  • Kỷ lục cháy rừng ở Chile và Argentina (nơi cũng có kỷ lục về lượng mưa)
  • Kỷ lục về lượng mưa kết thục đợt hạn hán kỷ lục tại California
  • Kỷ lục lượng tuyết rơi trong một ngày và một tháng ở Nhật Bản và vùng tây Hoa Kỳ
  • Kỷ lục bùng phát lốc xoáy tại miền nam Hoa KỳKỷ lục lượng mưa trong một ngày tại miền nam Hoa Kỳ
  • Kỷ lục thời tiết lạnh và tuyết rơi ở vùng phía nam và phía đông Châu Âu
  • Kỷ lục lượng tuyết rơi tại Sa mạc Sahara
  • Kỷ lục nhiệt độ cao ở Úc và kỷ lục nhiệt độ thấp ở New Zealand
Đây chỉ là một số "dấu hiệu" của sự biến động môi trường trên khắp thế giới trong tháng 1/2017.


Seismograph

Động đất lớn ở California sẽ giết hại 14.000 người, chỉ là vấn đề thời gian

San Andreas fault
© Francois Gohier / www.globallookpress.comĐới đứt gãy San Andreas
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cảnh báo, một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter có nguy cơ xảy ra tại chính khu vực dễ tổn thương nhất của nước Mỹ: Khe nứt San Andreas (ở bang California).

Nếu trận động đất kinh hoàng này xảy ra kèm theo đó là khiến khe nứt toác thêm ra, 14.000 người sẽ chết ngay lập tức; 30.000 người sẽ bị thương; hàng nghìn người sẽ mất nhà cửa.

Khe nứt San Andreas là ranh giới kiến tạo giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ. Các nhà khoa học lo ngại, kịch bản thảm họa trong bộ phim "San Andreas" (2015) hoàn toàn có thể trở thành sự thật.

Các nhà khoa học giải thích, khe nứt San Andreas xuất hiện cách đây 30 triệu năm. Theo giời gian cộng với các trận động đất xảy ra theo chu kỳ và mạnh trung bình 7,1 độ Richter, San Andreas hiện đã nứt dài 1.300km.