Biến Đổi Trái ĐấtS


Fire

Cháy rừng khủng khiếp nhất trong lịch sử Chile. Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp

Chile wildfire
© Reuters
Chile phải ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu trợ giúp từ cộng đồng quốc tế vì hàng chục ngọn lửa cháy dữ dội trong hơn 1 tuần qua. Trong nỗ lực dập tắt đám cháy tại khu vực phía Nam của đất nước, một máy bay chữa cháy Boeing 747-400 từ Mỹ đã đến trợ giúp lực lượng Chile.

Cháy rừng không phải là điều hiếm tại đây, tình trạng hạn hán trong nhiều năm cùng thời tiết khô nóng khiến vụ cháy rừng ngày hôm qua trở nên nghiêm trọng và quy mô hơn.

Suốt 1 tuần qua, người dân Chile hứng chịu nhiều đám cháy dữ dội. Hàng trăm lính cứu hỏa cùng nhiều máy bay chữa cháy được huy động. Người dân lập tức sơ tán và dọn đồ đạc ra khỏi nhà.

Một người dân địa phương cho biết: "Trận động đất năm 2010 không là gì so với đám cháy lần này. Năm 2010 khi động đất xảy ra, tôi cũng rất sợ hãi, nhưng với đám cháy lần này thì sự sợ hãi còn hơn thế nữa".

Snowflake

Nóng lên toàn cầu? Tuyết rơi giữa mùa hè ở New Zealand

Snowfall in Wanaka
© Ewan Mackie
Du khách tại một khu nghỉ mát ở New Zealand đã rất sửng sốt khi chứng kiến khung trời trắng xóa tuyết ngay giữa mùa hè.

Theo Stuff, tuyết bắt đầu rơi ở Cardrona Alpine Resort, gần thị trấn Wanaka vào chiều 21/1. Ban đầu,lượng tuyết khá ít, nhưng đã rơi nhiều hơn trong đêm. Đến sáng 22/1, tuyết vẫn tiếp tục rơi, khiến khu nghỉ mát này chìm dưới lớp tuyết dày 30 cm.

Matt McIvor, điều phối viên tiếp thị của Cardrona Alpine Resort, cho biết ông chưa bao giờ thấy những hiện tượng này xảy ra vào tháng 1 trong 5 năm làm việc tại khu nghỉ mát này.

Một số du khách người Việt Nam và Trung Quốc cũng rất tỏ ra ngạc nhiên và thích thú khi thấy tuyết rơi giữa mùa hè như vậy. "Mọi người cảm thấy như đang sống trong mùa đông", Matt McIvor nói.

Nhận xét: Xem thêm:


Snowflake

Sa mạc Sahara chìm dưới lớp tuyết dày cả mét, lần thứ hai trong mùa đông này

 The sand dunes were turned into snow-covered hills
© Zineddine Hashas/Geoff Robinson Tuyết dày cả mét phủ trắng sa mạc Sahara, một trong những sa mạc nóng nhất thế giới
Ngày 20-1, tuyết rơi dày cả mét tại thị trấn Ain Sefra - cửa ngõ vào sa mạc Sahara, gây ngạc nhiên lẫn thích thú cho người dân và du khách.

Theo Mirror, đây được cho là đợt tuyết rơi dày nhất tại khu vực và đã gây hỗn loạn khi khiến xe cộ không thể di chuyển làm nhiều người mắc kẹt. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn khiến nhiều người thích thú, với không ít người rủ nhau đi trượt tuyết.

"Tuyết rơi vào khoảng 1g30 sáng nay và hiện tại đã sâu một mét ở một số nơi. Mọi người không thể tin được là có nhiều tuyết như vậy", nhiếp ảnh gia Sekkouri Kamel, 38 tuổi, cho biết.

Đây là lần thứ ba tuyết rơi xuống khu vực cửa ngõ Sahara ghi nhận được. Lần đầu tiên là vào năm 1979, nhưng khi đó tuyết chỉ rơi khoảng nửa giờ. Lần thứ hai là ngay trước Giáng sinh vừa qua, tuyết rơi xuống Ain Sefra gần 1 ngày khiến những cồn cát màu đỏ của sa mạc chuyển màu trắng xóa.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Dòng hải lưu Gulf Stream, dòng tia (jet stream) và vai trò của chúng trong biến đổi khí hậu

Figure 144: The ocean currents.
© WikimediaCác dòng hải lưu chính trên thế giới. Mũi tên đỏ: dòng hải lưu ấm. Mũi tên xanh: dòng hải lưu lạnh. Tô xanh lá cây: dòng Gulf Stream.
Chương 27: Dòng hải lưu Gulf Stream

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào dòng hải lưu Gulf Stream, dòng hải lưu chính của Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi đại dương có một dòng hải lưu tương tự và những nguyên tắc đề cập ở dưới đây có thể được áp dụng cho bất cứ cái nào trong số đó.

Tất cả các dòng hải lưu đại dương chính tại bắc bán cầu, bao gồm cả dòng Gulf Stream (hình trên, vùng màu xanh lá cây) chảy theo chiều kim đồng hồ, trong khi các dòng hải lưu ở nam bán cầu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Theo khoa học chính thống, hiện tượng này hoàn toàn là do "hiệu ứng Coriolis".

Hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía bắc nếu nó xảy ra ở bắc bán cầu. Nếu chất lỏng hay chất khí ở nam bán cầu thì nó sẽ có xu hướng lệch sang bên trái khi hướng xuống phía nam. Điều này dẫn đến chiều quay của các dòng hải lưu đại dương. Vậy là, tại Bắc Đại Tây Dương, nước bị lệch sang bên phải, dẫn đến chiều quay theo chiều kim đồng hồ của dòng hải lưu Gulf Stream.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Snowflake

Tuyết lở vùi lấp hoàn toàn khách sạn ở Ý với 30 người bên trong sau khi 4 trận động đất xảy ra trong vùng

Italy avalanche rescue
Lực lượng cứu hộ đang cố gắng mở đường vào khách sạn
Lực lượng cứu hộ đã báo cáo có nhiều người thiệt mạng trong vụ sạt lở tại khách sạn ở Italia: số người ở trong khách sạn này có thể lên tới 30, Reuters dẫn lời các quan chức.

Trước đó, hãng tin này cho hay rằng tại hiện trường tìm thấy 30 xác chết. Tuy nhiên, sau đó thông tin này đã bị bác bỏ — đó là tổng số khách nghỉ tại khách sạn.

Hai người khách trong tòa khách sạn bị trận tuyết lở vùi lấp đã được moi ra khỏi đống tuyết lở ở vùng núi Gran Sasso thuộc khu vực trung tâm Abruzzo của Ý. Lực lượng cứu hộ lo ngại rằng trong khách sạn còn nhiều người chết dưới lớp tuyết, kênh RaiNews24 đưa tin.

Sự việc xảy ra vào tối thứ Tư. Tuyết lở ở miền trung Italy, bao phủ hoàn toàn khách sạn Rigopiano di Farindola, trong đó có hơn 20 du khách và nhân viên.

Nhận xét: Đợt tuyết lở xảy ra sau khi 4 trận động đất mạnh hơn 5 độ giáng xuống vùng này trong vòng 4 giờ.


Snowflake

Tuyết rơi bất thường ở miền nam nước Ý, lời tiên tri ngày tận thế có nguy cơ ứng nghiệm

snow italy
© @cactusjack80Bãi biển Porto Cesareo ở miền nam nước Ý ngày 7/1/2017
Người dân Italia đang lo lời sấm truyền của nhà tiên tri nổi tiếng Matteo Tafuri, được coi là "Nostradamus của Italia", sẽ trở thành hiện thực khi chứng kiến cảnh tuyết rơi bất thường trên những bãi biển thường có nắng chói chang ở miền Nam Italia 2 ngày qua, trang Russia Today ngày 12/1 đưa tin.

Cách đây gần 500 năm, triết gia Matteo Tafuri có để lại lời tiên tri trước khi ông qua đời rằng: "Salento nơi có những cây cọ và gió nam nhè nhẹ, Salento chẳng bao giờ có tuyết. (Nhưng) hai ngày tuyết rơi, hai tia sáng trên bầu trời, tôi biết thế giới sẽ kết thúc, nhưng tôi không tiếc thương".

Thời tiết lạnh bất thường ở miền nam Italy dường như đang khiến đoạn đầu trong lời dự đoán về ngày tận thế của Matteo Tafuri dần ứng nghiệm khi những bãi biển của Salento đang phủ đầy tuyết.

Cảnh tượng tuyết rơi hiếm thấy trên bãi biển đầy cát này có thể là một sự mới lạ đối với người dân tại Italia, nhưng đối với những người thực sự coi trọng lời tiên tri của Tafuri, họ đang rất lo lắng, và cũng đang hy vọng những tia sáng trên bầu trời sẽ không xuất hiện như lời dự đoán.

Tornado1

Nghiên cứu: Số lượng các trận lốc xoáy quy mô lớn đang ngày càng tăng

tornado
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, tần suất các trận vòi rồng với quy mô lớn ở Mỹ đang dần tăng lên, đặc biệt là nó còn diễn ra theo cách cực đoan nhất.

Joel E.Cohen là một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Chicago tham gia vào nhóm nghiên cứu này và phát hiện rằng, dường như sự gia tăng các cơn lốc xoáy không phải là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu như các mô hình nghiên cứu trước đó đã nhận định.

Thay vào đó, nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng về tần suất có liên hệ chặt chẽ với xu hướng thay đổi vận tốc gió đột ngột theo phương thẳng đứng trong các siêu bão, và sự thay đổi này không liên quan gì đến việc khí hậu nóng lên.

Cohen cho rằng "yếu tố đang thúc đẩy làm gia tăng bùng phát các hiện tượng cực đoan - với đa số các thiệt hại to lớn về tính mạng đều có liên quan đến các trận lốc xoáy - còn cách rất xa so với khả năng của khoa học khí hậu hiện nay".

Nhận xét: Lốc xoáy thực ra là một hiện tượng điện trong khí quyển. Sự gia tăng của lốc xoáy, bão, sét chứng tỏ điện trường cục bộ trong khí quyển đang gia tăng do sự gia tăng của bụi sao chổi trong khí quyển, với những hậu quả rất đáng ngại của nó. Xem thêm phân tích của chúng tôi về chủ đề này: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện


Snowflake Cold

Hoa Kỳ trải qua đợt lạnh kỷ lục, nhiệt độ có nơi -41 độ C

USA Temperatures
© Watts Up with ThatBản đồ nhiệt độ các bang của Hoa Kỳ
Một đợt giá rét kỷ lục đang lan rộng khắp nước Mỹ. Ước tính 70% diện tích Mỹ chìm trong cái lạnh cắt da cắt thịt với nhiệt độ dưới 0 độ C.

Theo báo USA Today, chuyên gia khí tượng Roy Lucksinger thuộc kênh Weather Channel cho biết một đợt giá lạnh đầu tiên đã thổi qua vùng Plains và Great Lakes hôm qua (5-1). Đợt giá lạnh thứ hai dữ dội hơn bắt đầu lan rộng trong hôm nay tới thứ năm 8-1 tại các vùng Plains, Trung Tây, bờ Đông...

Chuyên gia khí tượng CNN Karen Maginnis ước tính 50 triệu người ở 24 bang tại Mỹ phải hứng chịu giá lạnh khủng khiếp từ hôm nay. Ước tính 70% diện tích nước Mỹ phải hứng chịu đợt lạnh kỷ lục này. Hôm qua nhiệt độ ở khu vực phía bắc bang Wisconsin và một số vùng bang Minnesota giảm xuống tới -45 độ C.

Nhiệt độ các vùng này tiếp tục dao động ở mức -32 tới -45 độ C trong hôm nay 6-1. Tại một số khu vực ở North Dakota, nền nhiệt độ cũng giảm ở mức tương tự. "Đợt giá lạnh này có thể gây chết người. Cái lạnh sẽ càng trở nên khắc nghiệt hơn trong hôm nay" - chuyên gia Maginnis cảnh báo.

Nhận xét: Xem thêm: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu


Snowflake Cold

Tuyết dày, nhiệt độ lạnh khác thường càn quét châu Âu, hàng chục người thiệt mạng

Heavy snowfall in Italy
Tuyết dày ở Ý
Tuyết rơi dày và nhiệt độ dưới 0 độ C tiếp tục càn quét châu Âu, khiến 23 người chết trong vòng 2 ngày 6 và 7-1, cũng như làm tê liệt các phương tiện giao thông.

Tại Ba Lan, nhà chức trách cho biết có ít nhất 10 người chết vì thời tiết giá rét trong vài ngày qua. Nhiệt độ tại nước này có lúc giảm xuống dưới -20 độ C hôm 7-1 và nhiệt độ này có khả năng thấp hơn nữa vào nửa đêm.

Tại Bỉ, một người đàn ông thiệt mạng hôm 7-1 vì xe bị trượt khỏi đường cao tốc.

Trong khi đó, thời tiết lạnh giá là nguyên nhân gây ra cái chết cho 7 người vô gia cư tại Ý. Truyền thông địa phương đưa tin tuyết dày và gió mạnh khiến các chuyến bay đều bị đổi hướng, làm chậm phà, hủy các chuyến tàu và đóng cửa nhiều tuyến đường.

Nhận xét: Xem thêm:


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

wildfire Israel november 2016
© Sott.netCháy rừng tại Haifa, Israel, tháng 11/2016
Trong khi giới "tinh hoa" theo chủ nghĩa "tự do" phát điên trong tháng trước vì "thảm họa Trump", những kẻ điều hành Đế chế phương Tây đang nhanh chóng mất đi chút khả năng nắm bắt hiện thực cuối cùng họ từng có. Cùng lúc đó, với các hiện tượng thời tiết cực đoan nối tiếp nhau giáng xuống mọi vùng trên Trái Đất, có vẻ như chuyến du hành vào sự điên loạn tập thể này được Mẹ Thiên Nhiên đánh dấu từng bước suốt dọc đường đi. Các sự kiện thảm họa tự nhiên trong tháng 11 bao gồm:
  • Tuyết, mưa đá và lũ lụt trong sa mạc của Ả rập Xê út (một lần nữa)
  • Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử hiện đại của New Zealand
  • Đợt lũ quét tồi tệ nhất trong lịch sử của Johannesburg, Nam Phi
  • Lại một trận động đất mạnh (và sóng thần) ngoài khơi Fukushima, Nhật Bản
  • Bùng phát "hen do bão" tại Melbourne, Úc, giết hại 8 người và khiến 8.500 người phải nhập viện
  • Cơn bão Đại Tây Dương muộn nhất trong lịch sử hiện đại (và xảy ra xa nhất ở phía nam, và là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Costa Rica)
  • Những đợt "siêu cháy rừng" chưa từng có thiêu hủy nhiều vùng tại đông nam Hoa Kỳ