Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng ở Malaysia và nam Thái Lan ảnh hưởng hàng trăm ngàn người

The floods in Malaysia's east coast, which some describe as the worst in 30 years, forcing the evacuation of thousands in Terengganu and Kelantan.
© THE STAR/ASIA NEWS NETWORKĐợt lũ lụt này tại Malaysia được mô tả là tồi tệ nhất trong 30 năm qua
Những trận lụt ở Kelantan và Terengganu (Đông Bắc Malaysia) đã khiến 23.000 người dân nơi đây phải sơ tán. Các nhà chức trách cho biết, các trung tâm cứu trợ, cứu nạn mới sẽ được mở để giúp đỡ những người dân nơi đây.

Cơn mưa nặng hạt kéo dài 5 ngày qua khiến chính quyền địa phương phải sơ tán 10.038 người dân Kelantan, 12.910 người dân ở vùng lân cận Terengganu. 101 trường học trong vùng đã phải đóng cửa, nhiều tuyến đường cũng như các chuyến tàu đến Kelantan đều bị tê liệt do ảnh hưởng của mưa.

Ông Che Adam Abdul Rahman, phụ trách lực lượng dân sự bang Terengganu, cho biết số người được sơ tán đã tăng từ 4.352 người lên 12.910 người trong 1 ngày. Hiện, những người này đang được cung cấp đồ ăn, nước uống cũng như các dịch vụ cứu trợ tại 139 trung tâm.

"Trời vẫn đang mưa rất lớn. 30 tuyến đường trong bang đã bị chặn, mực nước ở nhiều nơi đã vượt ngưỡng 1 mét. Hiện nay, chúng tôi đang phải dùng thuyền cứu hộ để sơ tán người dân."

Fish

Hàng chục ngàn sinh vật biển chết dạt vào bờ biển đông Canada

Mass fish kill in Nova Scotia 28/12/2016
Cá chết hàng loạt tại Nova Scotia, Canada ngày 28/12/2016
Trong những ngày qua, tình trạng hải sản chết hàng loạt đã xảy ra tại tỉnh duyên hải Nova Scotia ở miền Đông Canada. Sau đó, số hải sản này đã trôi dạt vào bờ tại vùng biển Savary Park, gần thành phố Digby.

Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn nguồn tin địa phương cho biết tình trạng hải sản chết hàng loạt xuất hiện từ ngày 26/12 và chưa tìm ra nguyên nhân.

Các cư dân trong thành phố Digby là những người đầu tiên phát hiện ra tình trạng này và cho biết có rất nhiều loài hải sản chết dạt vào bờ như tôm hùm, trai, sò điệp, cá trích, cua, sứa biển, sao biển và những loài khác.

Cá trích chết nhiều nhất, rải rác từ khoảng cách đây một tháng và được tìm thấy chủ yếu ở các vùng cửa sông Sissiboo và Plympton, cách vịnh St. Marys 100km về phía Tây của tỉnh Nova Scotia.

Snowflake

Nóng lên toàn cầu? Lần đầu tiên tuyết rơi tại sa mạc Sahara sau gần 40 năm

Snow in Algeria
Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara
Những cồn cát đỏ tươi kết hợp với bông tuyết trắng phau tạo nên một hình ảnh đầy ma mị và không kém phần hùng vĩ ở sa mạc Sahara vào mùa Giáng sinh năm nay.

Chiều 20-12, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Karim Bouchetata đã ghi lại những hình ảnh tuyệt vời về cảnh tuyết rơi gần thị trấn Ain Sefra - Algeria, nơi được mệnh danh là Cổng sa mạc.

Những bông tuyết trắng phau rớt trên những cồn cát đỏ tươi tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Sắc đỏ và trắng hòa quyện khiến người ta liên tưởng đến một ly kem dâu khổng lồ mát lạnh ngay lối vào chảo lửa Sahara.

Lần cuối cùng cư dân thị trấn Ain Sefra nhìn thấy tuyết rơi là ngày 18-2-1979, tức cách đây 37 năm. Khi đó, bão tuyết chỉ kéo dài khoảng nửa giờ. Còn lần này, tuyết rơi suốt 1 ngày gần thị trấn cao hơn mực nước biển 1 km và được bao quanh bởi dãy núi Atlas.

Nhận xét: Xem thêm:


Fish

Hàng trăm ngàn con cá chết phủ kín bờ biển Anh lần thứ 2 trong tháng

Dead fish cornwall uk
Hàng trăm nghìn con cá chết bị sóng đánh, trôi dạt vào một bờ biển ở Cornwall lần thứ hai trong cùng một tháng, tạo nên một cảnh tượng rất rùng rợn.

Ngày 4/12 vừa qua, người dân địa phương đã rất hoang mang sau khi chứng kiến một vạt biển lớn ngập trong xác cá thu và cá trích chết trương phềnh trên bãi biển Pentwean.

Và vừa mới đây, họ lại chết lặng khi một lần nữa phát hiện cá chết trắng tại bờ biển Marazion, cách địa điểm trước đó 40 dặm. Một người dân địa phương tên David Hughes đã phát hiện ra những xác cá chết bí ẩn này khi thủy triều xuống vào sáng hôm chủ nhật (18/12) vừa qua.

Ông David Hughes cho biết ông rất thắc mắc không thể hiểu được tại sao cả chú chó của ông và cả lũ mòng biển đều không muốn tới gần khu vực cá chết mặc dù nhìn chúng vẫn còn rất tươi ngon.

Sau trận cá chết đầu tiên tại bờ biển Pentwean, các chuyên gia cho rằng thời tiết xấu chính là lý do gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt này.

Ông James Wright, người phụ trách Công viên Thủy cung Quốc gia ở Plymouth cho biết hiện tượng này vẫn thường xảy ra vào những tháng mùa hè.

Vào thời điểm đó, nhiều loài cá, điển hình là cá thu sẽ bơi theo con mồi vào vùng nước ấm và rồi chính chúng lại trở thành con mồi cho các loài cá khác.

Cloud Precipitation

Mưa lũ ở miền trung Việt Nam đến nay làm 111 người chết, thiệt hại trên 8.500 tỷ đồng

Flooding in central Vietnam
© Nhật Linh
Sáng nay (17/12), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với mưa lũ miền Trung.

Trước diễn biến phức tạp và gây hậu quả nặng nề của mưa lũ đối với 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị, trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung. Tham dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và 9 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, thiệt hại do mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; 316.719 nhà bị ngập, hư hại; 42.804 ha lúa, 4.703 ha mạ và 39.261 ha hoa màu bị ngập hư hại,... (đa phần các hộ dân trong vùng mưa lũ đã mất hoàn toàn cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt), tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Báo cáo tại hội nghị, tỉnh Bình Định cho biết, lũ chồng lũ đã làm tỉnh này thiệt hại nặng nề, hàng nghìn nhà dân bị ngập, thiệt hại tài sản quá lớn; 31 người chết, 10 người bị thương, 20 tàu cá chìm, hơn 300 ngôi nhà của dân bị sập hoàn toàn. Riềng từ ngày 12/12 đến ngày 16/12, tỉnh này có 15 người chết.

Nhận xét: Điểm đáng chú ý của đợt lũ lụt này không chỉ là lượng mưa kỷ lục mà thời điểm xảy ra rất muộn trong năm. Bão, mưa lũ thực sự đang tăng nhanh trên khắp thế giới.

Xem thêm: Bão, sét và lốc xoáy: Những hiện tượng của vũ trụ điện


Attention

Lần đầu tiên phát hiện bụi từ vũ trụ trên các nóc nhà thành phố

Paris air pollution
© AFP/Getty Images
Các nhà khoa học vừa khám phá ra dấu vết bụi vũ trụ trên nóc các tòa nhà tại Paris, Oslo, Berlin và đây là lần đầu tiên những mảnh bụi nhỏ này được tìm thấy trong môi trường đô thị.

Bụi vũ trụ là tên gọi của một lượng nhỏ vật chất có trong không gian, bao gồm cả những vật chất từ sự hình thành của hệ Mặt trời từ khoảng 4.6 triệu năm trước. Các nghiên cứu mới cho thấy rằng những thiên thạch vẫn đang rơi vào Trái Đất cho đến hàng tỷ năm về sau.

Matthew Genge, nhà khoa học hành tinh từ trường đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết "Từ những năm 1940, chúng tôi đã biết rằng bụi vũ trụ liên tiếp rơi không ngừng vào bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ rằng nó không thể được phát hiện trong số hàng triệu hạt bụi trên mặt đất ngoại trừ trong những môi trường không có bụi như Nam Cực hoặc các đại dương sâu".

Những nỗ lực trước đây nhằm xác định bụi vũ trụ trong các thành phố chỉ duy nhất phát hiện được bụi bẩn và các hạt trên mặt đất sót lại từ ô nhiễm công nghiệp.

Nhận xét: Khám phá này là quan trọng vì nó chứng tỏ bụi vũ trụ đang đi vào khí quyển Trái Đất với khối lượng lớn hơn trước rất nhiều, đến nỗi có thể phát hiện chúng trong môi trường bụi bặm của các thành phố lớn. Sự gia tăng bụi vũ trụ trong khí quyển có liên quan mật thiết đến quá trình biến đổi Trái Đất, như làm gia tăng bão, sét đánh, lạnh đi toàn cầu.

Xem cuốn Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để biết thêm về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra.


Seismograph

Động đất mạnh 6,5 độ ở Indonesia, ít nhất 25 người chết

6.5-magnitude earthquake struck the town of Pidie, Indonesia's Aceh province
© Zian Muttaqien / AFP
CNN dẫn thông tin mới nhất từ tổ chức Chữ Thập Đỏ Aceh cho biết ít nhất 25 người chết, trong khi BBC cũng dẫn nguồn tin các quan chức xác nhận đã có 24 người chết.

Trước đó, tin từ quan chức địa phương xác nhận có 18 người chết. Tuy nhiên, Tổ chức Chữ thập đỏ nói đã có 20 người chết và hàng chục người bị thương. Ông Rudianto - người đứng đầu Tổ chức Chữ thập đỏ Indonesia ở Aceh, cho biết một số tòa nhà bị san phẳng hoàn toàn.

"Hiện chúng tôi đang cố gắng sơ tán một gia đình ba người bị mắc kẹt dưới căn nhà sập", quan chức Said Mulyadi nói. "Chúng tôi đang điều trị cho các bệnh nhân ở ngoài trời và đang dựng lều tạm".

Động đất xảy ra sáng 7-12, cường độ 6.5 độ Richter, tâm chấn khá cạn, nằm ở phía bắc thị trấn Reuleuet, tỉnh Aceh, theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS).

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS October 2016
© Sott.netTháng 10/2016: Lại một sự kiện "ngàn năm có một" nữa giáng xuống hai bang Carolina, Hoa Kỳ. Sự kiện "ngàn năm có một" trước đó xảy ra vào... tháng 9.
Trong khi tất cả các cặp mắt tháng trước hướng vào kết cục khác thường nhất trong một mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, Biến đổi Trái Đất vẫn tiếp tục.

Sự kiện dạo đầu trong tháng 10/2016 là Siêu bão Matthew. Nó để lại một dải tàn phá suốt dọc vùng Caribbean và bờ biển đông Hoa Kỳ. Là cơn bão mạnh nhất ở bắc Đại Tây Dương trong một thập kỷ nay, Matthew cũng là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra gần xích đạo đến vậy. Nó đổ xuống lượng mưa nhiều đến mức kỷ lục mưa bị phá vỡ ở mọi nơi trên đường đi của nó, và gây ra thiệt hại hơn 10 tỷ đôla. Haiti là nơi chịu thiệt hại chính, nơi hơn 1600 người thiệt mạng.

Thời tiết cực đoan giờ trở nên "bình thường" đến mức South Carolina tháng trước trải qua sự kiện ngập lụt "ngàn năm có một" thứ bảy chỉ trong 6 năm, phá kỷ lục lượng mưa rơi lập trong... tháng 9/2016. Trong khi hầu hết Hoa Kỳ có nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 10, rất nhiều tuyết rơi ở nước Nga khiến mức độ tuyết phủ tại bắc bán cầu vào cuối tháng 10 chỉ thua kỷ lục vào năm 1976.

Chúng tôi cũng có hơn một chục sự kiện thiên thạch rất ấn tượng trong video của tháng này, phản ánh cái mà chúng tôi nghi ngờ là một đợt gia tăng cuối năm nữa của các "vị khách từ vũ trụ". Như chúng tôi tường thuật đầu năm nay, số cầu lửa đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và bầu trời trở nên đặc biệt được ""rọi sáng"" vào nửa cuối của mỗi năm.

Đây là những "dấu hiệu" trong tháng 10/2016...

Cloud Grey

Biến đổi khí hậu: Những đám mây kỳ quái trên bầu trời

Ẩn sau sự đẹp đẽ đến kỳ lạ của mây vảy rồng, mây thấu kính, mây xà cừ... là điềm báo cho các loại hình thay đổi thời tiết đáng lo ngại.

1. Mây thấu kính
Lenticular Cloud
Mây thấu kính

Nhận xét: Mặc dù bài viết nhiều lần đề cập đến biến đổi khí hậu, với ngụ ý những đám mây này là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu, nhưng sự thật là ngược lại. Chúng là dấu hiệu biến đổi khí hậu, nhưng là sự lạnh đi toàn cầu và sự gia tăng của bụi sao chổi trong bầu khí quyển. Xem phân tích chi tiết của chúng tôi dưới đây để biết thêm:


Snowflake Cold

Tuyết phủ trắng sa mạc ở Ả rập Xê út sau khi nhiệt độ xuống dưới không

Saudi Arabia snow and sand
© Alarabiya
Đây là một trong những đợt tuyết rơi hiếm có trong hàng trăm năm qua ở quốc gia này.

Là quốc gia với phần lớn diện tích là sa mạc và các ốc đảo nên khí hậu tại Ả Rập Saudi thường rất nóng và khô cằn. Thế nhưng, tỉnh dậy vào sáng ngày 26/11 vừa qua, người dân đã không khỏi bất ngờ khi thấy tuyết rơi tại đây.

Giữa sa mạc trung tâm và các bang phía Tây Bắc, màu tuyết trắng xen lẫn với màu nâu của cát. Tại trung tâm thành phố Shakra và Tây Bắc thành phố Tabuk, tuyết rơi thành từng lớp mỏng trải dài trên khắp mặt đường. Tại thành phố Tabarjal, phía Bắc bang Al-Jawf, nhiệt độ còn giảm xuống -3 độ C, trong khi tại phía Bắc tỉnh Al-Quryat, nhiệt độ chỉ ở mức -1 độ.

Trước hiện tượng tuyết rơi kỳ lạ này, người dân Ả Rập đã tỏ ra rất phấn khích. Họ cùng chia sẻ những bức ảnh, video kỉ niệm đợt tuyết rơi hiếm hoi này.

Nhận xét: Xem thêm: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu