Biến Đổi Trái ĐấtS


Tornado1

Hơn 500 vòi rồng tàn phá nước Mỹ chỉ trong vòng một tháng

tornado wabash county 2019
© Will Woodward / ReutersLốc xoáy tại Quận Wabash, bang Indiana ngày 27/5/2019
Sau quí I năm 2019 yên ả, nước Mỹ lại đối diện trước những hiện tượng khí hậu cực đoan. Các cơ quan thời tiết báo cáo sơ bộ trong 30 ngày qua đã xuất hiện gần 500 vòi rồng.

Khi vòi rồng xuất hiện liên tục tại Ohio đêm 27/5, Rich Schlarman vẫn khá dửng dưng trước tin nhắn báo động. Phải chờ đến cảnh báo lần hai, anh mới chịu dẫn người mẹ 83 tuổi xuống tầng hầm.

"Cả hai vừa bước được bốn bậc thang thì tôi nghe một tiếng nổ lớn. Nếu chỉ bước chậm hơn một chút, có lẽ chúng tôi đã không qua khỏi đêm đó", anh kể lại vào sáng hôm sau.

Rich Schlarman sống tại Celina, thị trấn với gần 10.000 dân cách thành phố Dayton gần 95 km về phía tây nam. Khu vực lân cận Dayton được các cơ quan đối phó thiên tai mô tả là điểm nóng thiệt hại do lốc xoáy liên hoàn vào khuya 27/5 ở cả hai bang Indiana và Ohio.

Cloud Precipitation

Lũ lụt lịch sử ở vùng Trung Tây nước Mỹ, tàn phá vựa lương thực của nước này

Flood waters from the Mississippi River
© Kevin E. Schmidt, APLũ lụt tại sông Mississippi trong tháng 5
Hàng ngàn người dân ở hai tiểu bang Arkansas và Oklahoma vào hôm Thứ Tư, 29 Tháng Năm đang lo lắng vì có thể sẽ có thêm nhiều nơi bị lụt lội, và một số cư dân đã phải di tản.

Trong khi đó, các nguồn tin khí tượng nói rằng sẽ có thêm nhiều mưa trong thời gian ngắn tới đây, khiến hệ thống đê có từ mấy thập niên nay dọc theo con sông Arkansas River sẽ không đứng vững.

Theo Reuters, sau hơn một tuần lễ mưa như trút nước và các trận lốc xoáy ghê gớm, vùng Trung Tây nước Mỹ bị tàn phá nặng nề, gây ra tình trạng lụt vượt mức kỷ ở nhiều nơi tại Oklahoma và Arkansas, biến xa lộ thành hồ nước và khiến nước dâng ngập tới mái nhà ở một số nơi.

"Đây là trận lụt ở mức lịch sử," theo lời Thống Đốc tiểu bang Arkansas, ông Asa Hutchinson, cho hay trong một cuộc họp báo hôm Thứ Tư, có sự tham dự của các giới chức phòng chống thiên tai tiểu bang và từ Cơ Quan Điều Hành Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA).

Blue Planet

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

snow spring
Trong khi Tổ chức Khí tượng Thế giới tiếp tục thúc đẩy trò lừa đảo nóng lên toàn cầu, tuyên bố rằng năm 2018 là năm nóng nhất trong lịch sử, và Cục Khí tượng Anh tuyên bố ngày 22/4 là ngày lễ Phục sinh nóng nhất từng có, thực tiễn giáng trả mạnh mẽ với những kỷ lục nhiệt độ thấp và tuyết rơi trên khắp thế giới... đến tận cuối xuân.

Khi chu kỳ cực tiểu mặt trời tăng cường, nhiệt độ giảm mạnh. Nhiệt độ tháng 4 lạnh khác thường ảnh hưởng hơn 100 triệu người chỉ ở Hoa Kỳ, cùng với việc vụ gieo hạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Kết quả là người nông dân vỡ nợ hàng loạt ở Mỹ trong khi ở Triều Tiên và Trung Quốc, sản lượng lương thực giảm mạnh.

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức cũng bị ảnh hưởng bởi tuyết rơi trái mùa, trong khi các vườn nho ở Pháp đóng băng, ảnh hưởng đến sản lượng rượu vang năm nay. Châu Phi cũng bị tấn công bởi nhiệt độ lạnh khác thường, với Algeria và Morocco bị tuyết phủ kín trong tháng này. Ở nam bán cầu, bang Tây Úc có ngày tháng 4 lạnh nhất trong lịch sử do một đợt khí lạnh khổng lồ thổi lên từ Nam Cực. Đợt khí lạnh này cũng ảnh hưởng đến sản lượng lúa mì của nước này, khiến vụ thu hoạch đạt mức thấp nhất trong 11 năm qua.

Mưa và lũ lụt kỷ lục ở vùng Trung Đông không chỉ khiến sa mạc xanh tươi vào một thời điểm rất khác thường trong năm, mà còn làm đảo lộn cuộc sống người dân với hàng ngàn người phải sơ tán ở Iran và Afghanistan.

Hai trận động đất lớn xảy ra trong tháng 4 này. Một trận 6,3 độ ở Philippines khiến 8 người chết và một trận 6,1 độ ở Đài Loan khiến 17 người bị thương.

Bão mạnh cũng phát triển ở những nơi bất thường khi mà dòng tia khí quyển tiếp tục đi lan man không theo quy luật. Cả Trung Quốc và Pakistan đều phải chịu hậu quả trong tháng này.

Tất cả những cái đó, và nhiều hơn nữa, trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

nebraska flooding march 2019
Lũ lụt như Đại Hồng thủy tại Nebraska, tháng 3/2019
Tháng 3/2019 lại là một tháng nữa đầy những sự kiện thời tiết cực đoan đáng kể, với lũ lụt kỷ lục, mưa đá, tuyết rơi dày và cháy rừng - trên tất cả mọi lục địa, bất kể mùa nào.

Trong khi giới truyền thông phóng đại tuyên bố phản khoa học rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra và ảnh hưởng của nó chỉ liên quan đến các thế hệ tương lai, ngay tại đây và bây giờ, khí hậu đang biến đổi - và ngoài việc làm giảm nhẹ một số ảnh hưởng của nó, các chính phủ không thể làm gì để ngăn chặn nó xảy ra.

Một trong những sự kiện tiêu biểu của tháng 3 là đợt lũ lụt khủng khiếp ở vùng trung tây Hoa Kỳ sau khi một cơn "bão mùa đông" nhấn chìm hầu hết nước Mỹ dưới tuyết và mưa lớn. Nebraska bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hai phần ba bang này biến thành biển trong lục địa. Ở nam bán cầu trong tháng trước, một trong số những cơn bão mạnh gây lũ lụt chưa từng có ở đông nam Châu Phi và giết hại 1000 người.

Vòi rồng cát, vòi rồng tuyết và những cơn mưa và mưa đá xối xả xảy ra thường xuyên đến nỗi, bây giờ chúng gần như trở thành "bình thường". Các sự kiện cầu lửa từ thiên thạch trên bầu trời cũng vậy, thứ mà - sau một thập kỷ nhắm mắt làm ngơ - ngay cả giới truyền thông chính thống ngày nay cũng phải đưa tin về chúng.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Ice Cube

NASA: Sông băng ở Greenland dày lên trở lại nhanh không kém tốc độ tan chảy trước đây

Greenland glacier
Một sự thật bất ngờ, thú vị đang diễn ra tại dòng sông băng nổi tiếng của đảo quốc Greenland vừa được các nhà khoa học NASA công bố.

Theo đó, những dòng sông băng vốn tan chảy rất nhanh ở mức báo động trong nhiều năm tại Greenland, giờ lại đang "lớn dần" trở lại với lượng băng được bồi thêm ở tốc độ nhanh không kém so với tốc độ tan chảy trước đây.

Theo Đài CNBC, dòng sông băng Jakobshavn, dòng sông băng lớn nhất của Greenland, vào khoảng từ năm 2012 đã bị giảm mất gần 3km chiều dài và mỏng đi gần 40m mỗi năm. Tuy nhiên trong hai năm qua, dòng sông băng này đã bắt đầu tăng kích thước trở lại với tốc độ tương đương.

Nhận xét: Xem thêm:


Cloud Precipitation

57 người thiệt mạng do lũ lụt kỷ lục ở Iran, có nơi nhận 70% lượng mưa hàng năm trong MỘT ngày

Iran floods 2019
© Reuters / Tasnim News Agency
Ngày 2/4, Tổ chức khẩn cấp Iran cho biết ít nhất 57 người đã thiệt mạng do lũ lụt ở nhiều khu vực của nước này trong hai tuần qua.

Theo người phát ngôn của Tổ chức khẩn cấp Iran Mojtaba Khaledi, có 478 người khác bị thương trong các trận lụt gần đây. Nhiều làng mạc và thành phố miền Tây Iran vẫn bị nước lũ bao vây.

Tại huyện Poldokhtar của tỉnh Lorestan, một số ngôi làng đã bị vùi dưới bùn đất. Trong khi đó. tại tỉnh Khuzestan ở Tây Nam Iran, nhà chức trách đã yêu cầu hơn 70 ngôi làng sơ tán đề phòng lũ lụt.

Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 26 trong tổng số 31 tỉnh của Iran kể từ khi mưa lớn bắt đầu vào ngày 19/3 vừa qua. Một số tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong khi hàng chục nghìn người đã được sơ tán khỏi nhà.

Cloud Precipitation

Lũ lụt lịch sử ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ: Ít nhất 74 thành phố ban bố tình trạng khẩn cấp

A semi truck and trailer are swept off the road by floodwaters in Arlington, Nebraska
© Ryan Soderlin/AP
Khu vực Trung Tây nước Mỹ đang trải qua đợt lũ lụt lịch sử, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và ít nhất 74 thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo CNN, 4 người thiệt mạng, bao gồm 3 nạn nhân ở bang Nebraska và 1 người ở bang Iowa. Tình trạng lũ lụt tại khu vực Trung Tây đã trở nên nghiêm trọng sau khi "bão bom" đổ bộ khu vực này hồi tuần trước.

"Bão bom" là hiện tượng thời tiết nguy hiểm bởi đây là cơn bão cuối mùa đông kèm theo gió mạnh và lượng băng tuyết khổng lồ. Sau khi cơn bão đi qua, lượng băng tuyết này sẽ tan chảy khiến mực nước các sông liên tiếp dâng cao, gây ngập úng trên diện rộng.

Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, trong tuần này, mực nước tại các sông ở bang Iowa và Mississippi có thể sẽ đạt mức đỉnh và hơn 8 triệu người dân tại 14 bang có thể sẽ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Tornado1

Siêu bão tàn phá gần như hoàn toàn thành phố ở Mozambique, có thể hơn 1000 người thiệt mạng

An aerial shot of Beira made available by the International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies
© Caroline Haga/APẢnh chụp Beira từ trên không hôm 18/3
CNN đưa tin, lốc xoáy đã tấn công vào quốc gia đông nam châu Phi với sức gió 175 km/h vào nửa đêm 14/3, gây tàn phá trên diện rộng trước khi di chuyển tới Zimbabwe và Malawi.

Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia hôm 18/3, Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi cảnh báo trong khi số người thiệt mạng chính thức là 84 người, "mọi dấu hiệu cho thấy con số tử vong có lên tới hơn 1.000".

Ông Nyusi miêu tả đã nhìn thấy "các thi thể nổi trên mặt nước" sau khi hai dòng sông bị vỡ bờ, cuốn trôi toàn bộ làng mạc và khiến những người khác bị cô lập. "Đây thực sự là một thảm họa nhân đạo lớn", Tổng thống Mozambique nhận định.

Nếu như số người thiệt mạng theo ước tính của ông Nyusi được xác nhận, lốc xoáy Idai sẽ là trận lốc xoáy nhiệt đới chết chóc nhất từng tấn công vào phía nam châu Phi.

Bizarro Earth

Lũ quét ở Papua, Indonesia khiến ít nhất 63 người thiệt mạng

Flash floods in Sentani, Papua, Indonesia, left debris and mud around a helicopter on Sunday.
© Gusti Tanati/Antara Foto
Lũ quét xảy ra ở Sentani, gần thủ phủ Jayapura của tỉnh Papua, phía đông Indonesia sau những trận mưa lớn và lở đất hôm 16/3, theo AFP. Ít nhất 50 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích, gần 60 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị nước lũ tàn phá.

Tuy nhiên, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc cho biết ít nhất 63 người thiệt mạng trong thảm họa.

"Thương vong và tác động của thảm họa có thể sẽ tăng lên khi các đội cứu hộ và tìm kiếm đang tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng khác", người phát ngôn cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết. "Lũ quét nhiều khả năng do lở đất gây ra".

Nước đã rút nhưng lực lượng cứu hộ đang cố gắng sơ tán người dân khỏi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. "Không phải tất cả những khu vực bị ảnh hưởng đều đã được tiếp cận do cây đổ, đá, bùn lầy và các vật liệu khác", Sutopo cho hay.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

recordsnow2
Tháng 2/2019 lại là một tháng nữa với đầy các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt kỷ lục và những trận tuyết rơi không thể tin nổi.

Trong khi giới truyền thông tập trung vào và thổi phồng lên một vài sự kiện nóng kỷ lục trong tháng 2, họ khá là kín tiếng về những sự kiện lạnh kỷ lục, và tiếp tục bỏ qua thực tế về xu hướng suy giảm nhiệt độ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở bắc bán cầu. Thông qua đó, họ đánh lạc hướng công chúng khỏi điều thực sự quan trọng: khả năng nghiêm trọng về một thời kỳ băng hà mới có thể xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn cực tiểu của hoạt động mặt trời mà các tác động của nó đang được cảm nhận bởi hàng triệu người.

Những sự kiện mưa lũ gây tàn phá nặng nề nhất trong tháng trước xảy ra ở vùng Trung Đông: Iraq, Iran, Ả rập Xê út, Pakistan và Jordan chứng kiến những cơn lũ khủng khiếp càn quét trên sa mạc. Ở nơi khác, một trận lũ quét chưa từng có nhấn chìm vùng đất khô hạn nhất thế giới: sa mạc Atacama ở Chile. Một lần nữa, kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi lại bị phá. Sự hỗn loạn và tình trạng mất điện diễn ra tại Cộng hòa Czech, hàng chục chuyến bay bị hủy ở bắc Ấn Độ, và tuyết rơi kỷ lục chặn các con đường tại Pakistan.

Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của cái lạnh trong tháng này. Từ tuyết rơi dày ở Seattle cho đến nhiệt độ bất thường tại New Mexico và Las Vegas, và một trận "bão bom" tấn công các bang phía đông khiến 550.000 người mất điện. Cuối cùng, cầu lửa từ thiên thạch một lần nữa xuất hiện trên các trang nhất của báo chí trong tháng 2, với sự kiện thiên thạch nổ tung trên bầu trời Cuba làm vỡ kính nhà cửa ở dưới.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...