Biến Đổi Trái Đất
Ngày 5/1, cảnh sát Hy Lạp cho biết một người đã thiệt mạng và 2 khác đang mất tích trong các trận bão tuyết tấn công một số khu vực của nước này.
Cảnh sát cho biết đã tìm thấy thi thể người phụ nữ 66 tuổi trong chiếc ô tô bị lật gần một con suối ở Keratea, cách thủ đô Athens 45km về phía Đông Nam. Trong khi đó, chồng người phụ nữ này và một người đàn ông khác đi cùng xe được ghi nhận đã mất tích từ hôm 3/1, thời điểm khu vực này hứng chịu thời tiết xấu.
Trong gần một tuần qua, nhiệt độ tại khu vực Trung và Bắc Hy Lạp vẫn duy trì ở mức dưới 0 độ C. Tuyết rơi dày đặc cũng đã làm gián đoạn các dịch vụ giao thông vận tải, khiến nhiều chuyến bay phải đổi hướng. Cơ quan bảo vệ dân sự Hy Lạp đã hối thúc giới chức thành phố cảnh giác trước các đợt lạnh mới dự báo sẽ tràn vào nước này trong ngày 6/1 tới.
Ngày 2.1, Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Philippines, Ricardo Jalad, cho biết số người chết vì lở đất và lũ lụt tàn khốc ở miền trung Philippines được hình thành từ áp thấp nhiệt đới đã lên tới con số 85. Ngoài ra, vẫn còn 20 người mất tích khi lực lượng cứu hộ dần tiếp cận những nơi bị mất liên lạc.
Theo ông Ricardo Jalad, những người thương vong, bao gồm cả trẻ nhỏ, hầu hết đã thiệt mạng khi nhà của họ sụp đổ trong trận lở đất sau những ngày mưa lớn ở một số tỉnh ở miền trung Philippines.
Ông Jalad nói thêm: "Nếu chúng tôi không thể tìm những người mất tích hoặc cứu họ thì số người thiệt mạng có thể lên tới 105 - điều chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra."
Sáng 26.12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai đã tổ chức diễn tập cảnh báo sóng thần tại 6 điểm cầu ở miền Bắc và miền Trung.
Kịch bản giả định là một trận động đất xảy ra ngoài khơi tại khu vực máng biển sâu Manila, Philippines lúc 8h45, Việt Nam dự báo vùng ảnh hưởng lớn nhất là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, với độ cao sóng trên 5m, thời gian tấn công từ 10h30 đến 12h30.
Trận sóng thần giả định này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ trong khoảng 2 tiếng. Các vùng biển có nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo kịch bản, ngay lập tức, tổ chuyên gia đã được triệu tập họp và đưa ra các ý kiến nhận định.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết sóng thần không xảy ra sau một trận động đất mà có thể do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng tròn và lở đất dưới đáy biển do hoạt động tại núi lửa Anak Krakatau.
430 ngôi nhà, 9 khách sạn và 10 tàu bị phá hủy sau khi sóng đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda, ở Nam Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào 21h27 ngày 22/12. BMKG trước đó có cảnh báo về sóng cao ở khu vực xunh quanh eo biển nhưng không phát cảnh báo sóng thần.
Theo thông cáo chính thức, sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m. Sóng thần xảy ra khi thủy triều dâng 2 m.
Nhận xét: Thật đáng sợ khi sóng thần có thể xảy ra mà không hề có trận động đất nào trước đó. Các dấu hiệu khác như nước biển rút ra trước sóng thần cũng không hề có.
Cập nhật:
Theo dữ liệu mới nhất, số người chết vì sóng thần tăng lên 373, hơn 1,4 nghìn người bị thương.
Sóng thần đã tấn công bờ biển Indonesia vào tối thứ Bảy. Hơn 3 nghìn người phải chịu đựng thảm họa, hơn 1 nghìn người đã được sơ tán. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn và sơ tán trong khu vực thảm họa vẫn tiếp tục.

Ảnh từ trên không hố sụt khổng lồ tại thành phố Surabaya, Đông Java, Indonesia ngày 19/12
Cảnh sát trưởng Đông Java, Tổng thanh tra Lucky Hermawan, cho biết không có báo cáo về bất kỳ thương tích nào trong vụ việc. Tuy nhiên, các đội tìm kiếm và cứu hộ đã tiến hành tìm kiếm các nạn nhân có thể bị ảnh hưởng vào ngày 18/12.
Thay vì 5 phút di chuyển trên toàn bộ chiều dài đường Jalan Gubeng, hàng nghìn phương tiện đi qua con đường hàng ngày sẽ mất khoảng một giờ để tránh hố tử thần.
Nhân chứng cho biết cây cối và cột đèn đã lắc lư bên đường trước khi xảy ra vụ việc. "Tôi nghĩ đó là một trận động đất. Tôi đã lùi xe và đi ngược chiều đường. Mọi người chạy ra xin trợ giúp, họ rời xe và bỏ lại phương tiện của mình", ông Rudianto, 47 tuổi, thuật lại.
Nhận xét: Mỗi hố sụt như thế này đều được giải thích rất hợp lý bởi những lý do như vỡ ống nước, công trình xây dựng kém, v.v... Nhưng tất cả những lý do đó không thể giải thích sự gia tăng chóng mặt của các hố sụt này trên thế giới trong những năm qua.
Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng
Hoạt động địa chấn và các hiện tượng địa chất khác gia tăng trong tháng 11. Một trận động đất 6,3 độ ở Iran và một trận 7,0 độ ở Anchorage, Alaska, đấy chỉ là hai trận động đất lớn nhất. Trong khi đó, núi lửa tại Guatemala, Nga, Mexico, và Italy đều bừng tỉnh giấc và Ấn Độ cùng Ả rập Xê út bị ảnh hưởng bởi những vết nứt khổng lồ trên mặt đất, hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trái Đất có vẻ như đang "mở ra".
Mưa xối xả, lũ lụt và những hạt mưa đá cực lớn đã trở thành "bình thường" - ngay cả trong mùa khô ở một số nước - khiến hàng trăm người chết, mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị hủy hoại. Kuwait, Việt Nam và Sydney đều bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng Trung Đông và Italy chịu thiệt hại nặng nhất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan phá vỡ nhiều kỷ lục và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Italy với gió lốc mạnh như bão, các cơn bão mạnh và lũ lụt nặng nề khiến 30 người chết, thiệt hại nặng đến mùa màng và cây trồng.
Những đợt mưa khủng khiếp còn hóa lỏng đất gây những đợt sạt lở đất lớn tại Panama, Costa Rica, Brazil , Peru và Ecuador, chỉ kể ra một vài nơi. Hầu hết các đợt mưa - kết hợp với nhiệt độ ngày càng thấp do chu kỳ cực tiểu của hoạt động mặt trời - còn gây ra tuyết rơi dày rất sớm khiến nhiều người kinh ngạc.
Các vụ cầu lửa từ thiên thạch cũng cho chúng ta những buổi trình diễn ngoạn mục trong tháng này. Trong một sự kiện hiếm thấy, bốn quả cầu lửa từ thiên thạch rạch ngang bầu trời nam Tây Ban Nha, hai trong số đó xuất hiện chỉ cách nhau 2 giờ.
Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:
Tiết Đại Tuyết năm nay kéo dài từ ngày 7 - 21/12. Trong thời gian này, tuyết bắt đầu rơi dày hơn và tích tụ trên mặt đất, tạo nên cảnh tượng tráng lệ ở nhiều nơi song cũng gây khó khăn cho giao thông.
Nhiệt độ tại Bắc Kinh giảm xuống mức -8 độ C vào sáng ngày đầu tiên của tiết Đại Tuyết, theo cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc. Nhiệt độ thấp cộng với gió lớn vào ban ngày khiến đây là tiết Đại Tuyết lạnh nhất trong 70 năm qua tại thủ đô Trung Quốc.
Trung tâm khí tượng Bắc Kinh trước đó đã ban hành cảnh báo xanh (mức thấp nhất trong thang 4 cấp), dự báo nhiệt độ có thể xuống dưới -10 độ C.
Vợ chồng chị vội rút điện tủ lạnh, thu dọn đồ đạc lên cao. Do không có gác xép, mọi tài sản được chất lên giường, từ xoong nồi đến quạt máy. Riêng hai xe máy để trong phòng đành bất lực nhìn nước nhận chìm dần. Quần áo treo trên tường cũng ướt mèm.
"Đến trưa 9/12, nước tràn vào phòng hơn một mét. Việc đi lại, trông coi đồ đạc dù vất vả song vẫn xoay xở được, riêng chuyện nấu ăn thì đành chịu", chị Thanh nói. Hai vợ chồng sau đó quyết định đi thuê khách sạn ở, tài sản trong phòng "đành phó mặc cho trời".
Thuê trọ trên đường Trưng Nữ Vương ba năm nay, chị Thanh bảo lần đầu phải sống trong cảnh ngập lụt. Trong trận mưa ngày 9/11, tuyến phố này bị ngập sâu nhất thành phố. Lực lượng cứu hộ phải đập cửa phòng từng nhà, giải cứu hai mẹ con bị mắc kẹt vì nước ngập sâu đến ngang cổ.
Có phải sóng địa chấn lạ do tác động thiên thạch? Một ngọn núi lửa ngầm? Thử nghiệm hạt nhân bí mật? Hay người ngoài hành tinh?
Không ai trả lời được các câu hỏi trên.
Những cơn sóng lạ do dụng cụ địa chấn thu thập được bắt nguồn từ bờ biển đảo Mayotte của Pháp. Ngay sau đó, các cảm biến địa chấn nằm ở Zambia, Kenya và Ethiopia cũng nhận được tín hiệu tương tự.
Thực tế là cảm biến địa chấn ghi nhận hoạt động địa chấn ở Zambia, Kenya và Ethiopia mới đầu không có vẻ kỳ lạ.
Sáng 19/11, tại một số khu vực ở miền Nam New Zealand xuất hiện tuyết rơi. Theo ghi nhận, tuyết rơi dày 10cm trên đường Crown Milford, 15cm tại đường Lindis Pass và 12cm tại đường Milford. Trong chiều nay và dự báo là đến sáng mai, tuyết vẫn sẽ tiếp tục rơi tại một số nơi như Lewis, Arthurs và Porters.
Tuyết rơi đã khiến chính quyền phải đóng một số tuyến đường để đảm bảo an toàn giao thông như Đường cao tốc quốc gia 94 đoạn ở giữa Te Anau và Milford Sound, đường Crown Range đoạn giữa Queenstown và Wanaka.
Theo chuyên gia dự báo thời tiết Andy Down, tuyết rơi vào giữa tháng 11 là "bất thường song không phải là không dự đoán được". Theo ông Andy Down, trong những ngày tới, tuyết có thể tiếp tục rơi kèm theo mưa to khiến người dân sống tại bờ biển North Otago và xung quanh Dunedin cần phải lưu ý.
Nhận xét: Theo tin mới nhất từ The Gulf Today, số người thiệt mạng đã lên tới 122, cùng với 30 người mất tích và 25.000 người phải sơ tán.