Biến Đổi Trái ĐấtS


Bizarro Earth

Động đất 7,8 độ tại Ecuador, ít nhất 233 người chết

Ecuador earthquake damage
© REUTERS/PAUL OCHOA Tòa nhà đổ sập sau động đất tại Manta, Ecuador
AFP dẫn lời Tổng thống Ecuador, Rafael Correa cho biết, ít nhất 233 người đã thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra tại nước này tối 16/4.

"Con số chính thức về số người thiệt mạng đã tăng lên 233 người", Tổng thống Correa cho biết trên tài khoản Twitter của mình.

Trước đó các quan chức nước này cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất là 77 người và gần 600 người khác bị thương.

Trận động đất mạnh 7.8 độ richter xảy ra đêm 16/4 với tâm chấn cách thủ đô Quito khoảng 170km về phía tây bắc và kéo dài trong khoảng một phút. Rung chấn do động đất gây ra có thể cảm nhận được trên khắp Ecuador, phía bắc Peru và miền nam Colombia.

Tổng thống Correa cũng cho biết, Phó Tổng thống Jorge Glas đang trên đường đến Portoviejo - thành phố ven biển Thái Bình Dương của nước này và là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất.

Bizarro Earth

Thành phố Fukuoka của Nhật Bản bị phủ kín bởi lớp bọt bí ẩn sau trận động đất

Foam in Fukuoka City
© The Independent, UK
Những dòng bọt kỳ lạ màu trắng sáng sớm nay xuất hiện trên các con đường ở một thành phố phía nam Nhật Bản, không lâu sau khi trận động đất mạnh 7,3 độ Richter làm rung chuyển khu vực.

Tại khu Tenjin thuộc thành phố Fukuoka, những người điều khiển xe máy và đi bộ đã gặp không ít khó khăn khi phải vượt qua những đống bọt trắng tràn trên đường, theo Mashable.

Một số người cho rằng đây là kết quả của một vụ nổ đường ống ngầm song đến nay vẫn có rất ít thông tin liên quan đến hiện tượng này. Các cư dân trong vùng nhanh chóng chia sẻ hình ảnh về dòng bọt trắng khác thường trên mạng xã hội Twitter nhưng hầu hết đều tỏ ra bối rối, không rõ đó là chất gì. Việc chúng xuất hiện sau cơn địa chấn khiến nhiều người suy đoán hai sự việc có liên quan đến nhau.

Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra vào khoảng 1h25 sáng nay (giờ địa phương). Tâm chấn nằm ở độ sâu hơn 12 km tại khu vực thuộc thành phố Kumamoto, đảo Kyushu. Cơ quan Địa chất Nhật Bản đã ban bố cảnh báo có sóng thần cao tới một mét tại vùng bờ biển phía tây tâm chấn. Tuy nhiên, thông báo trên được gỡ bỏ sau khoảng một tiếng. Cảnh sát cho biết đến thời điểm hiện tại, trận động đất đã khiến 7 người thiệt mạng, đồng thời phá hủy nhiều nhà cửa, công trình.

Bizarro Earth

Nhật Bản xảy ra trận động đất thứ hai 7,3 độ, nhiều thương vong

Japan landslide April 2016
© ReutersSạt lở đất gây bởi trận động đất ở gần thị trấn Minamiaso, tỉnh Kumamoto, nam Nhật Bản ngày 16/4/2016.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết rạng sáng hôm nay (theo giờ Nhật) đã xảy ra một trận động đất thứ hai có cường độ 7,3 độ richter tại miền nam nước Nhật. Reuters cho biết trận động đất mới, gần nơi đã xảy ra trận động đất 6,5 độ richter trước đó khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, thêm nhiều người bị thương và sập nhà.

Các nhà chức trách Nhật đã cảnh báo về thiệt hại nặng nề trên một diện tích rộng do có nhiều người mắc kẹt trong các tòa nhà bị sập, do hỏa hoạn và mất điện sau động đất.

Đài truyền hình NHK cho biết chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân sống gần một con đập trong khu vực xảy ra động đất di tản bởi lo sợ con đập này có thể bị vỡ. Một quan chức cấp cao của chính phủ Nhật cho biết cảnh báo sóng thần đã được đưa ra sau vụ động đất lúc 1g25 sáng 16-4 (theo giờ Nhật) nhưng sau đó được dỡ bỏ.

Nhận xét: Xem thêm: 4 trận động đất mạnh trong vòng chưa đầy một tuần: Mối lo về siêu động đất ở châu Á


Bizarro Earth

4 trận động đất mạnh trong vòng chưa đầy một tuần: Mối lo về siêu động đất ở châu Á

Japan earthquake April 2016
© REUTERS/KyodoMột ngôi nhà đổ sập sau trận động đất ở Kumamoto, nam Nhật Bản vừa qua
Bốn trận động đất xảy ra ở châu Á trong vòng chưa đầy 1 tuần dẫn đến nỗi lo về một trận siêu động đất sắp bùng nổ.

Mới nhất là trận động đất mạnh 6,4 độ Richter ở miền NamNhật Bảntối 14-4 (giờ địa phương) với tâm chấn nằm tại thị trấn Mashiki thuộc tỉnh Kumamoto. Hơn 130 dư chấn tiếp diễn ở khu vực quanh TP Kumamoto sau trận động đất, kéo dài đến ngày 15-4. Giới chức cảnh báo các dư chấn mạnh vẫn có thể tiếp tục trong vòng 1 tuần.

Trận động đất trên khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, 881 người bị thương và 44.000 người sơ tán, tính đến cuối ngày 15-4. Thiên tai cũng khiến nhiều tòa nhà bị hư hại và phá hủy các cơ sở hạt nhân tại khu vực không bị ảnh hưởng.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết số người chết khó có thể tăng đột biến nhưng chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ vẫn diễn ra. "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải cứu người bị nạn" - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói với các phóng viên.

Nhà lãnh đạo này dự kiến đến Kumamoto trong ngày 16-4. Hơn 3.000 binh sĩ, cảnh sát và lính cứu hỏa được triển khai và con số này có thể tăng thêm nếu cần. Theo Reuters, trong số những người sống sót được cứu khỏi đống đổ nát có một bé gái 8 tháng tuổi.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 03/2016: Thời tiết Cực đoan, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2016
Kỷ lục tuyết rơi mùa xuân, bùng phát lốc xoáy gây thiệt hại nặng, máy bay rơi khỏi bầu trời, lũ lụt khủng khiếp trên tất cả các lục địa, "âm thanh kim loại bí ẩn trên bầu trời" được nghe ở nhiều địa điểm khác nhau, nhiều cầu lửa từ thiên thạch được chứng kiến và quay lại, động vật chết hàng loạt, hố sụt nuốt chửng xe đang chạy... Đấy chỉ là một số những dấu hiệu thời đại trong tháng 3/2016...


Meteor

Trọng Tâm SOTT: Tiết lộ mới về Cái Chết Đen: Mối liên quan virus và vũ trụ

"Sao chổi là những ngôi sao xấu xa. Mỗi khi chúng xuất hiện ở phía nam, chúng xóa sạch cái cũ và lập nên cái mới. Cá đổ bệnh, vụ mùa thất bát, vua và dân thường lăn ra chết, trai tráng ra chiến trường đánh giết lẫn nhau. Dân chúng căm ghét cuộc sống và thậm chí không muốn nói về nó." - Lý Thuần Phong, Tổng quản Phòng Thiên văn Hoàng gia Trung Quốc, năm 648.
The Triumph of Death painting
Địa ngục trần gian: Bức tranh Chiến thắng của Thần chết của họa sĩ Pieter Bruegel lột tả cảnh hoang tàn và nỗi kinh hoàng sau đại dịch Cái Chết Đen ở châu Âu thời Trung Cổ
Năm 2007, một thiên thạch rơi xuống Puno, đông nam Peru. José Macharé - nhà khoa học thuộc Viện Địa chất, Khai thác mỏ và Luyện kim ở Peru - nói rằng hòn đá vũ trụ rơi gần một khu vực lầy lội cạnh Hồ Titicaca, làm nước sôi khoảng 10 phút, hòa lẫn với đất và phát ra một đám mây màu xám. Thành phần của đám mây đó vẫn còn chưa rõ. Loại trừ khả năng chất độc phóng xạ, đám mây độc này được cho là đã gây đau đầu và vấn đề về hô hấp cho ít nhất 200 người trong một cộng đồng 1500 cư dân. Ngoài sự kiện này, chúng ta có hay nghe người dân đổ bệnh vì đá từ vũ trụ không? Còn chim, cá và các loài động vật khác thì sao? Các nhà chiêm tinh cổ đại coi sao chổi là một điềm xấu dẫn đến cái chết và nạn đói, nhưng còn nguyên nhân nào khác ngoài hậu quả về vật lý / cơ học của va chạm với sao chổi tàn phá môi trường mỏng manh của chúng ta mà chúng ta cần biết không?

Là một bác sĩ, tôi thường chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến y tế và sức khỏe, chứ không mấy khi nghiên cứu về lịch sử và thảm họa. Tuy nhiên, như nhiều người khác, tôi thấy những dấu hiệu của sự thay đổi khí quyển trên hành tinh của chúng ta mà nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể là do tích tụ bụi sao chổi. Khi tôi đọc các tường thuật ngày càng nhiều về cầu lửa trên bầu trời ở khắp nơi trên thế giới và tôi biết những yếu tố này chắn chắn có ảnh hưởng nào đó lên sức khỏe cá nhân và cộng đồng, nó thúc đẩy tôi nghiên cứu tìm ra sự liên quan để có thể chuẩn bị tốt hơn cho những gì có thể đến trong tương lai của chúng ta. Nếu hành tinh của chúng ta đang đi vào một chu kỳ bắn phá mới của sao chổi, và nếu những sao chổi này mang các loài vi sinh vật mới mà hệ thống miễn dịch tập thể của nhân loại chưa từng biết tới, thì được cảnh báo trước có nghĩa là được chuẩn bị trước.

Theo nhà khoa học quá cố Fred Hoyle và Chandra Wickramasinghe của trường Đại học Wales tại Cardiff, virus có thể được phân bố khắp không gian vũ trụ bởi bụi trong các dải mảnh vụn sao chổi. Sau đó, khi Trái Đất đi qua những dải này, bụi và virus tích tụ trong khí quyển của chúng ta, nơi chúng có thể nằm lơ lửng trong nhiều năm cho đến khi trọng lực kéo chúng xuống. Họ so sánh và phát hiện nhiều dịch bệnh trong lịch sử trùng hợp với sự xuất hiện của sao chổi trên bầu trời. Hai nhà nghiên cứu này tin chắc rằng mầm mống gây ra các bệnh dịch và đại dịch đến từ vũ trụ.

Trong một bức thư đăng trên tạp chí Lancet [1], Wickramasinghe giải thích rằng một lượng nhỏ virus đi vào tầng bình lưu có thể rơi trước hết xuống phía đông dãy núi Himalayas, nơi mà tầng bình lưu là mỏng nhất, tiếp theo là rơi rải rác ở những vùng xung quanh. Liệu đây có phải lý do tại sao những chủng loại virus cúm mới có đột biến gen lớn và có thể gây ra đại dịch thường xuất hiện ở châu Á? Wickramasinghe lập luận rằng nếu một virus chỉ có khả năng lây nhiễm thấp, tiến trình toàn cầu sau đó của nó sẽ phụ thuộc vào quá trình vận tải và hòa trộn ở tầng bình lưu, dẫn đến sự reo rắc theo mùa trong vài năm sau đó. Do vậy, ngay cả khi tất cả mọi nỗ lực hợp lý đã được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan, ổ bệnh mới vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào.

Nhận xét: Xem thêm: Tiết lộ mới về Cái Chết Đen: Mối liên quan vũ trụ


Cow Skull

Đại hạn ở Tây Nguyên đe dọa đàn bò hàng trăm ngàn con

Drought in Tay Nguyen, Vietnam
Hàng nghìn con bò ở Gia Lai gầy trơ xương vì cỏ cây khô cháy, chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt.

Các tỉnh Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng nhất 20 năm qua đã khiến cây cỏ chết khô. Đàn bò hàng nghìn con không có thức ăn nên nhiều con chỉ còn da bọc xương.

Vét những giọt nước cuối cùng trong lu cho đàn bò 5 con, ông Nguyễn Văn Bá ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) cho biết sông suối cạn khô, giếng hết nước nên bò chỉ được uống nước rửa rau, vo gạo. Một xô nước rửa rau lóng cặn khoảng 8 lít được ông chia cho cả đàn. Đây là lần uống nước duy nhất của chúng trong ngày.

"Nước kiệt hết rồi, giếng bơm không lên nữa. Giờ người không có nước uống nói chi trâu bò. Muốn có tui phải chạy sang vùng khác xin nhưng cũng chỉ đủ sinh hoạt cho gia đình", lão nông nói.

Ông bảo, đàn bò cũng ngán ăn rơm rạ vì khô queo quắt nhưng cỏ đã cháy hết, không mọc nổi. Bò ốm trơ xương, ông muốn bán để đỡ gánh nặng nhưng giá hiện thấp hơn ngày thường đến phân nửa.

Nhận xét: Với quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới, nguy cơ thiếu lương thực (chứ đừng nói đến xuất khẩu) sẽ không còn xa nữa.


Fire

Thoát khí ga từ lòng đất: Ngọn lửa cháy mãi không tắt ở Long An

Fire from outgassing in Long An, Vietnam
Ngọn lửa cháy mãi không tắt do khí ga thoát từ lòng đất tại Long An
Người dân các tỉnh đổ xô đi xem ngọn lửa cháy mãi không tắt

Trước đó, vào chiều ngày 30/3, một người đi chăn bò vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng sôi sùng sục phát ra từ lỗ bùn tại đám ruộng của nhà anh Lê Phước Hưng (ấp 1, xã Mỹ An). Người chăn bò này còn cho biết, ngoài tiếng sôi như nấu nước ấy, còn thấy bọt khí từ lỗ bùn bay lên. Ngay khi phát hiện hiện tượng khác thường này, người chăn bò đã gọi anh Hưng ra để cùng chứng kiến.

Anh Hưng (chủ đám ruộng) cho biết, đám ruộng này có diện tích 1.000 m2, từ trước tới nay chưa thấy hiện tượng kì lạ nào. "Thấy lớp bùn dưới ruộng không ngừng sôi nên tôi lấy cái cây có chiều dài khoảng 4m chọc xuống thử. Không ngờ, tôi chỉ vừa đặt vào thì cái cây đã lọt sâu dưới lỗ bùn. Thấy bọt khí bay lên nên tôi bật hộp bật lửa châm thử. Lúc này, một ngọn lửa từ dưới phật lên có độ cao khoảng vài mét", chủ đám ruộng chia sẻ về hiện tượng lạ.

Cũng theo anh Hưng, ngọn lửa cứ thế cháy mãi không tắt. Thậm chí sau một đêm ngủ dậy, anh vẫn thấy ngọn lửa cháy nghi ngút giữa đám ruộng mà không hiểu nguyên nhân. Vì thế, những ngày sau đó, nhiều người trong xã mới gọi đây là ngọn lửa cháy mãi không bao giờ tắt.

Ngay sau đó, sự việc ngày càng được nhiều người biết đến, chính anh Hưng và gia đình cũng không ngờ khi sự việc ngọn lửa cháy không chịu tắt lại lan đi nhanh chóng đến nhiều tỉnh lân cận.

Nhận xét: Đây là hiện tượng thoát khí ga (có thể là mêtan) từ lòng đất gặp mồi lửa nên cháy mãi không tắt. Đây là hiện tượng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tăng mạnh trong thời gian gần đây do quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra. Nó cũng có thể là nguyên nhân của một số vụ cháy nổ lớn ở Việt Nam và trên thế giới, thứ cũng có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.


Bizarro Earth

Hố sụt đột ngột xuất hiện nuốt chửng đường đi ở Hà Nội

Sink hole in Hanoi, Vietnam
Hiện trường hố sụt
Lực lượng chức năng phải sơ tán nhiều hộ dân đi nơi khác sau khi xuất hiện hố tử thần lớn ở xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ngày 3/4, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội xác nhận trên địa bàn huyện vừa xảy ra hiện tượng sụt lún đất. Vụ sụt lún xảy ra vào khoảng 8h30 ngày 2/4 tại khu vực nhà anh Nguyễn Văn Bắc và bà Nguyễn Thị Sợi, ở thôn Hòa Lạc, xã An Tiến.

Theo ông Hoành, hố sụt lún có đường kính khoảng 10m, chiều sâu khoảng 7m. Ngoài gia đình anh Bắc còn có 3 gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ sụt lún.

Trong đó, nhà anh Bắc bị thiệt hại nhiều nhất, gồm cả khoảng sân trước nhà, công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh), sụt vào tận chân móng nhà. Toàn bộ phần sân của gia đình bà Nguyễn Thị Sợi cũng sụt hẳn xuống hố. Một phần công trình phụ của hộ gia đình kế cận và một đoạn đường ngõ xóm cũng bị sụt.

Anh Nguyễn Văn Đề - em trai anh Nguyễn Văn Bắc, một trong những nhân chứng kể lại, vào khoảng hơn 8h sáng 2/4, trong nhà anh Bắc có 4 người đang ngồi uống nước thì nghe tiếng "rắc" của vết nứt giữa sân.

Nhận xét: Những hố sụt như thế này thường được giải thích là do đất yếu, xói mòn, v.v... Tuy nhiên, từ 10 năm trở về trước, hầu như không bao giờ nghe thấy nói đến hiện tượng này, trong khi bây giờ chúng xuất hiện thường xuyên ở khắp mọi nơi.


Cloud Precipitation

Mưa đá với đường kính đến 8cm, lớn nhất 30 năm ở Tuyên Quang

Hailstorm damage in Tuyên Quang, Vietnam
© Thùy LinhNhững ngôi nhà lợp bằng tấm lợp fibro xi măng thủng lỗ chỗ
Kéo dài 10 phút, trận mưa đá với đường kính hạt lên tới 8 cm khiến nhiều nhà mái tôn, mái xi măng ở huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) bị thủng.

Ông Trần Quốc Hiệp, Trưởng trạm thủy văn Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho biết từ 6h45 đến 6h55 sáng 3/4, một trận mưa đá lớn bất ngờ rơi xuống khu vực này. "Trời bỗng nhiên tối sầm, gió giật mạnh kèm theo tiếng rít u u rồi bất ngờ mưa đá ầm ầm rơi xuống", ông Hiệp kể lại.

Mưa đá xảy ra ở thị trấn Vĩnh Lộc, các xã Tân Thịnh, Tân An, Phúc Thịnh. Đường kính hòn đá rất to, 4-8 cm, làm thủng mái nhà dân, vỡ gương xe máy, vỡ kính ôtô. Nhiều người hoảng sợ vội vàng tìm chỗ trú.

Ông Hiệp cho hay, trước trận mưa đá thời tiết bình thường, cũng không có cảnh báo đặc biệt nào tại khu vực này. Hơn 30 năm công tác, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến trận mưa đá to đến vậy.

Về nguyên nhân mưa đá, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang cho biết, ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao suy yếu và biến tính kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao đã gây mưa trên địa bàn toàn tỉnh, riêng vùng núi phía Bắc gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang có mưa rào và giông mạnh. Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, xảy ra mưa kèm mưa đá, gió mạnh.