Biến Đổi Trái ĐấtS


Cow Skull

Nhân loại có thể đối mặt với thiếu hụt lương thực nghiêm trọng

african children famine
© Mike Hutchings / Reuters
Dân số thế giới tiếp tục tăng ở mức độ cao, điều đó có thể dẫn đến một thực tế là vào năm 2050 nhân loại sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng.

Các chuyên gia của tổ chức "Quỹ Bảo vệ Động Vật Hoang Dã" (WWF) đưa ra dự báo đầy thất vọng như vậy trong báo cáo gần đây nhất "Phân tích các hệ thống lương thực toàn cầu".

Theo ý kiến của các chuyên gia, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến biến đổi môi trường là việc sản xuất lương thực thực phẩm. Ví dụ, khoảng 25-30% tổng khối lượng khí nhà kính gây biến đổi khí hậu phạm vi toàn cầu lọt vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta trong quá trình sản xuất lương thực.

Hơn nữa, con người sử dụng gần 69% tài nguyên nước dành cho sản xuất nông nghiệp (trong trường hợp này cần lưu ý rằng, lượng nước ngọt sử dụng trực tiếp để uống không quá 3% tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới).

Nhận xét: Dự báo thiếu hụt lương thực nghiêm trọng vào năm 2050 như trong bài này là quá lạc quan. Cứ theo đà quá trình biến đổi Trái Đất, đặc biệt là trong mấy năm qua, sự thiếu hụt lương thực sẽ xảy ra sớm hơn nhiều. Nếu hợp tác cùng nhau, nhân loại có thể giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên, điều đó không có hy vọng xảy ra trong bối cảnh những kẻ thái nhân cách đang thống trị thế giới như hiện nay.


Sun

Trung Đông đang bị hạn hán khủng khiếp nhất trong 900 năm qua

ethiopia drought
© www.dw.com
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của NASA, tình trạng hạn hán kỷ lục diễn ra tại khu vực phía đông Địa Trung Hải có thể do biến đổi khí hậu.

Theo Haaretz, báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết, đợt hạn bắt đầu từ năm 1998 ở khu vực phía đông Địa Trung Hải có thể là đợt hạn lớn nhất trong vòng 900 năm qua.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những lớp vân gỗ của cây tại các vùng trong khu vực gồm Cyprus, Israel, Jordan, Lebanon, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để phục dựng lại lịch sử hạn hán của cả vùng rộng lớn.

Chủ trì nghiên cứu và cũng là nhà khoa học nghiên cứu khí tượng Ben Cook tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA và Đài quan sát trái đất Lamont Doherty của Đại học Columbia cho biết: "Quy mô và mức độ nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đòi hỏi chúng ta phải thực sự hiểu về quy mô toàn diện của những biến đổi thời tiết tự nhiên".

Đợt hạn hán gần đây tại phía đông Địa Trung Hải, từ năm 1998-2012, không chỉ kéo dài một cách bất thường, mà còn khô hơn 50% so với giai đoạn khô cằn nhất 500 năm trước đó, và khô hơn 10-20% so với đợt hạn kỷ lục kể từ năm 1100.

Bug

Hàng triệu con bọ đen tấn công, phủ đen đặc bờ biển Argentina

Beetle invasion
© Marce Rodriguiz
Hàng triệu con bọ đen đang tấn công bờ biển Argentina. Chúng phủ đen đặc trên bãi biển vùng Trung Mỹ. Phải chăng động đất kinh hoàng sắp xảy ra?

Cư dân địa phương hoảng sợ khi thấy cả đàn bọ đen bò trên bãi biển thuộc khu resort Mar de Ajo cách thủ đô Buenos Aires (Argentina) và San Bernardo 49 km. Quang cảnh bọ đen phủ kín dày đặc hàng km bờ biển y hệt trong phim kinh dị, được người dân chụp ảnh đưa lên các trang mạng xã hội.

Không ai biết vì sao bọ đen tấn công bờ biển Argentina, nhưng một số người trên mạng xã hội đặt ra giả thuyết rằng đây là điềm báo xấu của bọ: Nơi chúng sống sắp gặp nguy hiểm. Một số người khác đưa ra giả thuyết: Sắp xảy ra động đất nên bọ đen mới đồng loạt bò ra.

Nhận xét: Các loài động vật thường nhạy cảm với thay đổi trong môi trường. Những biểu hiện bất thường của động vật như thế này cũng đang xảy ra ngày một nhiều, và là điều đáng lo ngại.


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Có phải Bill Gates, Rockefeller biết điều gì đó mà chúng ta không biết không?

Comet dragon
Ảnh chụp một vụ nổ mảnh thiên thạch trên bầu trời Astrakhan, miền nam nước Nga, ngày 7-6-2012. Chúng ta có thể thấy tại sao người cổ đại gọi sao chổi/cầu lửa trên bầu trời là rồng.
"Thời gian trôi qua, nhưng họ luôn luôn còn 5 - 7 năm thì hoàn thành quả bom." - Shlomo Brom, phó cố vấn an ninh quốc gia của Israel dưới thời cựu Thủ tướng Ehud Barak.
Trong khi các chính trị gia Israel tiếp tục đánh trống báo động về thứ mà họ (và bây giờ cũng chỉ còn mình họ) tuyên bố là mối đe dọa sắp xảy đến từ một nước Iran có vũ khí hạt nhân, những luận điệu kích động tương tự đang được sử dụng để cố gắng thuyết phục chúng ta về một mối đe dọa hoàn toàn khác nhưng cũng không kém phần lớn lao đối với cuộc sống trên trái đất - "biến đổi khí hậu". Họ nói rằng chúng ta còn nhiều nhất là 10 năm để ngăn chặn sự hủy diệt không thể tránh khỏi hoặc phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc như các thành phố ven biển chìm trong nước, động đất, sóng thần, bệnh tật nhiệt đới di chuyển lên phía bắc. Trong khi thu thập tài liệu cho bài viết này, tôi đọc một bài blog trong đó có nêu một điểm rất đáng chú ý:
Đặt khoa học sang một bên, một điều tôi thấy nghi ngờ về lý thuyết thảm họa khí hậu là ở chỗ trong khi có sự thay đổi to lớn và khủng khiếp này ở trước chúng ta, bằng một sự ngẫu nhiên trùng hợp đến kỳ lạ, chúng ta luôn luôn nghe nói rằng chúng ta có khả năng ngăn chặn nó với điều kiện - và đến đây người phát biểu bao giờ cũng khoác lên mình điệu bộ cực kỳ nghiêm trọng và khẩn cấp của một màn quảng cáo rẻ tiền - chúng ta phải hành động ngay lúc này. Điều này thật kỳ lạ, bởi vì chúng ta đang nói về tình huống mà (theo những người ủng hộ lý thuyết thảm họa khí hậu ấy) đã diễn ra và tăng dần suốt từ thời Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18. Với khoảng thời gian dài và bao nhiêu ẩn số liên quan như vậy, bạn chắc phải nghĩ rằng việc dự đoán chính xác thời điểm "không còn đường quay lại" sẽ phải có một khoảng sai số đáng kể. Do đó, thật kỳ lạ là không có lấy một người ủng hộ lý thuyết biến đổi khí hậu tuyên bố rằng "Chết rồi! Tôi không muốn phải nói điều này với các bạn, nhưng chúng ta đã 1 - 2 năm (hoặc là 10 hay 50 năm) quá muộn và về cơ bản là chẳng còn gì chúng ta có thể làm nữa." Có lẽ thêm vào đó: "Đã thế thì chúng ta cứ mặc kệ - mọi người hãy cùng ra cửa hàng xe ô tô SUV mua cái nào càng to càng tốt!" Hoặc là "Hãy tập hợp 10.000 người lại và cùng bay ra Bali làm một bữa tiệc lớn!"

Ngược lại, có hàng ngàn người trong số họ nghĩ rằng chúng ta chỉ còn một vài năm nữa thì đến điểm không còn đường quay lại ấy...
Vậy đó: Chúng ta luôn luôn còn một vài năm nữa là đến điểm không còn đường quay lại, cho dù nó là Iran, biến đổi khí hậu, hay một "thảm họa" nào đó khác mà chúng ta phải hành động ngay lập tức trước khi quá muộn. Lỡ chẳng may Iran đã có bom hạt nhân? Lỡ chẳng may chúng ta đã vượt qua điểm không còn đường quay lại? Bạn sẽ làm gì? HỌ sẽ làm gì?

Snowflake

Tuyết rơi mùa xuân dày nhất trong hơn 50 năm làm tê liệt Moscow, Nga

Moscow snow
Đêm 1 rạng sáng 2/3, thủ đô Moskva của Nga đã phải hứng chịu lượng tuyết tới 50% của cả tháng, khác hẳn thời điểm này những năm trước.

Tuyết rơi nhiều, phủ trắng xóa những nóc nhà, cây cối. Và những con đường giao thông ở Moskva cũng không phải là ngoại lệ. Tuyết rơi đã ảnh hưởng lớn tới giao thông ở thành phố này. Thang đánh giá mức độ tắc đường ở thủ đô lên đến mức cao nhất là 9 đến 10 độ.

Điều kiện thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao thông đường sắt và đường không. Hàng chục chiếc xe lửa chạy điện hướng Yaroslavl phải cắt chuyến. Nhiều chuyến tàu hỏa liên tỉnh, theo lịch trình phải cập bến tại Moskva cũng bị chậm trễ. Tuyết cũng "kìm chân" hành khách của hàng trăm chuyến bay xuất phát từ các sân bay ở thủ đô.

Công nhân và các phương tiện dọn tuyết đã phải làm việc hết tốc lực suốt đêm qua. Sau đây là một số ảnh về quang cảnh ở thủ đô Moskva được đăng tải trên Báo Độc lập (Nga) ngày 2/3.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Những âm thanh kỳ quái giữa không trung - Tiếng kèn của ngày tận thế?

Sky trumpets
Nhiều người trên khắp thế giới đang tuyên bố họ nghe thấy những âm thanh kỳ quái giữa không trung. Trong khi một số tuyên bố rõ ràng là giả mạo, liệu có điều gì khác thường đang xảy ra không? Biên tập viên Joe Quinn xem xét các khả năng và đưa ra một số phỏng đoán trong Bản tin SOTT này.


Nhận xét: Xem thêm: Những âm thanh kỳ quái xuất hiện giữa không trung tại hai châu lục

Để hiểu thêm về bản chất điện từ của các hiện tượng trong vũ trụ và ảnh hưởng của chúng đối với Trái Đất, xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch từ tiếng Anh.


Cow Skull

Liên Hiệp Quốc: Năm 2016, thời tiết cực đoan sẽ gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu

Ethiopia drought
© WFPKhô hạn tại Ethiopia khiến hơn 10 triệu dân thiếu lương thực
Hạn hán và lũ lụt đã phá hủy mùa màng và khiến gần 100 triệu người ở miền nam châu Phi, châu Á và Mỹ Latin đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và nước. Liên hiệp quốc cảnh báo, các hiện tượng thời tiết cực đoan của El Nino sẽ tiếp tục gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu trong năm nay.

Khủng hoảng lương thực vì hạn hán

Những số liệu mới từ Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hiệp quốc cho thấy, 40 triệu người ở khu vực nông thôn và 9 triệu người ở các đô thị tại vùng ảnh hưởng của khô hạn của Zimbabwe, Mozambique, Nam Phi, Zambia, Malawi và Swaziland sẽ cần trợ giúp lương thực trong năm tới.

Ngoài ra, theo Văn phòng Liên Hiệp Quốc điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA), 10 triệu người tại Ethiopia, và 2,8 triệu người tại Guatemala, Hondurascần cần trợ giúp thực phẩm.

Bà Leila Gharagozloo-Pakkala, Giám đốc Unicef tại khu vực miền nam châu Phi cho biết: "Gần 1 triệu trẻ em đang cần điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở miền đông và miền nam châu Phi. Hai năm mưa thất thường kết hợp hạn hán - một trong những đợt El Nino mạnh nhất trong 50 năm đã tàn phá cuộc sống của những trẻ em nơi đây".

Sun

Hồ lớn thứ hai ở Bolivia, rộng khoảng 1000 km2, biến mất vì khô hạn

 lake poopo bolivia
Hồ Poopó cạn dần qua các bức ảnh vệ tinh chụp các thời điểm kế tiếp nhau
Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) vừa công bố các hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng 4/2014-1/2016 khẳng định hồ Poopó, lớn thứ hai tại Bolivia, đã hoàn toàn bốc hơi ​-theo đúng nghĩa đen của từ này.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, hồ Poopó nằm tại một lòng chảo của cao nguyên Altiplano, ở độ cao khoảng 3.700m và diện tích bề mặt khoảng 1.000km2; nhưng có độ sâu chỉ khoảng 3m và tại một khu vực tương đối khô cằn.

Các nhà khoa học cho biết những điều kiện tự nhiên này khiến Poopó rất nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết và khí hậu.

ESA cảnh báo "dù đây không phải lần đầu tiên Poopó bị bốc hơi toàn phần (lần gần nhất là năm 1944), nhưng có nhiều cơ sở để lo ngại rằng lần này sẽ mất rất nhiều thời gian để lòng hồ đầy nước trở lại, hoặc thậm chí là không bao giờ."

Báo cáo hình ảnh của ESA đã tái khẳng định thông báo vào tháng 12/2015 của chính quyền bang Oruro, phía Tây Bolivia - địa phương chịu trách nhiệm quản lý hồ Poopó - về hiện tượng này.

Snowflake Cold

Thủ đô Ottawa của Canada hứng lượng tuyết kỷ lục trong gần 70 năm

Snow in Ottawa, Canada
Trận bão tuyết cuối mùa đã khiến thủ đô Ottawa của Canada ngập trong lượng tuyết kỷ lục trong ngày 16/2 và gây tê liệt giao thông suốt nhiều giờ.

Phóng viên TTXVN tại Canada cho biết đến tối 16/2, thủ đô Ottawa bị phủ trong lớp tuyết dày lên tới hơn 50 cm, "đánh bại" kỷ lục về lượng tuyết rơi trong ngày trước đó là 40,6 cm ghi nhận hồi tháng 3/1947.

Theo Cơ quan Môi trường Canada, tính trung bình mỗi giờ tuyết rơi dày 4cm. Trưởng Cơ quan quản lý giao thông ở thủ đô Ottawa, ông Luke Gagne, cho biết đây là ngày có lượng tuyết rơi nhiều nhất mà ông từng được chứng kiến trong 25 năm làm việc ở thủ đô.

Tuyết rơi dày và kéo dài cả ngày khiến hầu hết các tuyến đường ở thủ đô Ottawa ngập trắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại của người dân cũng như hệ thống giao thông công cộng.

Một số tuyến xe buýt bị trễ giờ, cá biệt có tuyến trễ tới 4-5 tiếng, khiến hàng nghìn học sinh và người dân phải chôn chân trong thời tiết giá lạnh hoặc phải tự lội tuyết về nhà.

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2016: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh

Tóm tắt SOTT 1/2016
Cá voi mắc cạn hàng loạt tại Ấn Độ và tây bắc châu Âu - Cơn bão tuyết khổng lồ kỷ lục tạo ra bởi siêu bão mùa đông Jonas ở vùng đông bắc Hoa Kỳ - Đợt lạnh kỷ lục tại vùng Viễn Đông Nga và Đông Nam Á, mang đến tuyết rơi cho cả Việt Nam, Đài Loan và nam Trung Quốc - Tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử tại Kuwait - Lũ lụt nghiêm trọng ở trung tâm Hoa Kỳ, Anh và nhiều nơi khác - Trận bão Thái Bình Dương sớm nhất trong lịch sử và trận bão Đại Tây Dương sớm nhất kể từ năm 1938 - Động đất lớn tại vùng Viễn Đông Nga và Alaska - Nhiều vụ phun trào núi lửa lớn ở trung tâm Hoa Kỳ, Viễn Đông Nga và Nam Cực.

Đây là những "dấu hiệu thời đại" trong tháng 1/2016...