Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Hai năm sau trận lũ "ngàn năm có một", TP Ellicott, Mỹ lại hứng trận lũ "ngàn năm có một" nữa

ellicot city flooding
TP Ellicott của Mỹ biến thành biển nước
Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở bang Maryland - Mỹ hôm 27-5 khi nhiều khu vực ở bang này bị nhấn chìm trong nước lũ và trở thành sông bùn.

Thống đốc Larry Hogan ban bố tình trạng khẩn cấp trên mạng Twitter và chỉ đạo cơ quan xử lý khẩn cấp của bang ứng phó. Theo kênh Fox News, Ellicott City ở vùng ngoại ô TP Baltimore đã hứng chịu trận lũ quét dữ dội hôm 27-5.

Các đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy đường phố ngập chìm trong nước lũ nghiêm trọng khi nguồn nước trên núi chảy qua khu vực. Nước lũ dâng cao quanh nhiều xe hơi và xe bán tải khi mưa lớn và gió mạnh xuất hiện ở Ellicott City.

Trong một đoạn video, lũ bùn cao khoảng một tầng của tòa nhà quét qua thành phố như một con sông cuốn theo nhiều chiếc xe và phá hủy nhiều tầng trệt của các căn nhà.

Nhận xét: Hai năm trước, báo chí gọi trận lũ lụt tại thành phố Ellicott này là sự kiện "ngàn năm có một". Đúng là chúng ta đang sống trong một sự kiện "ngàn năm có một", nhưng không phải là cái mà báo chí nói với bạn.


Fire

Núi lửa Kilauea ở Hawaii bùng nổ sau hơn 100 năm, phun cột khói bụi cao hơn 9km

Kilauea volcano eruption
© AFPNúi lửa Kilauea phun trào
Núi lửa Kilauea phun trào dung nham dữ dội, tạo cột khói bụi khổng lồ và buộc chính quyền hối thúc người dân nhanh chóng tìm nơi ẩn náu.

Đài Quan sát Núi lửa Hawaii cho biết vụ phun trào dung nham mới nhất xảy ra tại miệng Halemaumau của núi lửa Kilauea, tạo ra cột tro bụi cao tới 9.000 m và đang di chuyển dần về phía đông bắc của hòn đảo, theo AFP.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết vụ phun trào xảy ra vào rạng sáng ngày 17/5 và kéo dài trong vài phút. Đài quan sát khuyến cáo người dân sống ở những nơi tro bụi lan tới nên tìm nơi ẩn náu và tiếp tục duy trì cảnh báo đỏ đối với ngành hàng không.

Chính quyền cho biết gió nhẹ và mưa sẽ khiến tro bụi từ vụ phun trào mới nhất có thể bao phủ toàn bộ khu vực quanh núi lửa Kilauea. Ngay trước đợt phun trào này, tro từ núi lửa có thể được nhìn thấy từ Trạm vũ trụ quốc tế.

Vụ phun trào mới nhất diễn ra chỉ hai ngày sau khi xảy ra vụ nổ mắc ma ở miệng Halemaumau, tạo cột tro bụi cao 3.600 m và khiến chính quyền phải nâng mức cảnh báo từ màu cam sang màu đỏ.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ice ice
7 tháng 4 ư ?! Thật không vậy ?
Tháng 4 vừa qua chứng kiến lượng tuyết rơi kỷ lục cho vùng bắc, đông bắc và trung tây của Hoa Kỳ, cùng với gió mạnh và lũ lụt do tuyết tan đã khiến hàng trăm ngàn người không có điện và gây thiệt hại nhà cửa. Một số vùng ở Châu Âu và bắc Châu Á cũng có phần tuyết rơi trái mùa và thời tiết lạnh giá... vâng, tất cả những cái đó vào tháng 4, khi mà mùa xuân lẽ ra đã bắt đầu từ lâu.

Mưa xối xả, lũ lụt và những viên mưa đá khổng lồ gây thiệt hại nghiêm trọng trong tháng 4 vừa qua, với các vùng Trung Đông, Kenya, Nam Phi, Trung Mỹ và miền nam Hoa Kỳ đều gánh chịu hậu quả.

Trong khi nhiều hố sụt vẫn tiếp tục xuất hiện trên khắp thế giới, những vết nứt khổng lồ trong lòng đất cũng mở ra, khiến nhiều người lo ngại. Một số nhà nghiên cứu gán những vết nứt ấy cho sự hóa lỏng của các lớp đất dưới bề mặt do mưa lớn và lũ lụt, nhưng còn có yếu tố Trái Đất quay chậm lại và các tia vũ trụ cần được xem xét đến trong sự gia tăng mạnh của các hoạt động địa chấn này... Lớp vỏ Trái Đất có vẻ như đang 'mở ra'.

Bizarro Earth

Hố sụt khổng lồ dài 200 m, sâu bằng tòa nhà 6 tầng xuất hiện ở New Zealand

Sinkhole at Bay of Plenty, New Zealand
Hố tử thần khổng lồ đáng kinh ngạc được một người nông dân nuôi bò sữa phát hiện tại một nông trại ở New Zealand. Theo Mirror, hố tử thần khổng lồ sâu như tòa nhà 6 tầng mới xuất hiện tại một nông trại ở New Zealand, để lộ trầm tích núi lửa có niên đại 60.000 năm.

Giới chuyên gia tỏ ra khá bất ngờ với kích thước của hố tử thần ở khu vực Vịnh Plenty thuộc Thái Bình Dương này, coi đây là phát hiện "đáng kinh ngạc". Đoạn video quay từ trên cao phần nào cho thấy kích thước khổng lồ của hố tử thần, dài khoảng 200 mét và rộng 30 mét.

Hố tử thần khổng lồ được một người nông dân nuôi bò sữa phát hiện đầu tiên. Chủ trang trại Colin Tremain nói ông không biết hố tử thần có kích thước khổng lồ như vậy cho đến khi Mặt trời mọc.

Nhận xét: Bài báo kết luận một câu lãng xẹt, như thể sự xuất hiện của một hố sụt khổng lồ như vậy là chuyện bình thường hàng ngày. Trái lại, nó chứng tỏ quá trình Biến đổi Trái Đất đang đang ngày càng tăng mạnh cả về cường độ lẫn tốc độ.

Cùng lúc này, núi lửa Kilauea ở Hawaii đang tỉnh giấc, với dung nham phun trào ra từ SÁU khe nứt cắt ngang qua các khu dân cư, điều chưa từng có trong lịch sử gần đây.

Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Fire

Núi lửa Kilauea ở Hawaii bừng tỉnh; dung nham trào lên trong khu dân cư; 10.000 người sơ tán

Kilauea volcano
© USGS Hawaiian Volcano ObservatoryNúi lửa Kilauea
Hàng trăm trận động đất với cường độ nhỏ khiến ngọn núi lửa đang hoạt động ở Hawaii (Mỹ) bắt đầu có dấu hiệu phun trào. Giới chức địa phương buộc tiến hành các đợt sơ tán dân cư quy mô lớn.

Theo RT, những người dân sống xung quanh núi lửa miệng núi lửa Kilauea của Big Island, Hawaii đang được yêu cầu sơ tán sau khi hàng trăm trận động đất với cường độ nhỏ làm núi lửa này bắt đầu phun tro và khói đen, dấu hiệu có thấy hiện tượng phun trào có thể sắp xảy ra.

Theo RT, các trận động đất mạnh 2 độ richter liên tiếp xảy ra từ ngày 30/4. CNN trích nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết trận động đất có cường độ cao nhất là 5 độ richter, xảy ra vào lúc 10h30 giờ địa phương ngày 3/5.

Theo Đài quan sát núi lửa Hawaii, tính đến ngày 1/5 đã có khoảng 250 trận động đất nhỏ được ghi nhận. CNN cho hay một phần nền của miệng núi lửa Pu'u 'Ō'ō cũng có dấu hiệu sụp xuống.

Cloud Lightning

Bão cát, mưa dông kinh hoàng ở bắc Ấn Độ làm hơn 100 người chết

India sand storm
Ít nhất 100 người thiệt mạng và hàng trăm người lâm vào cảnh không nhà cửa, điện nước khi một trận bão cát lớn bất thường quét qua miền bắc Ấn Độ. Trận bão cát kèm giông và gió lốc bắt đầu xuất hiện tại các bang miền bắc nước này vào ngày hôm qua (2-5).

Hiện con số thương vong lên đến hàng trăm, trong đó ít nhất 100 người được xác nhận đã thiệt mạng, báo Indian Express dẫn lời giới chức địa phương. Phần lớn nạn nhân chết khi đang ngủ do nhà cửa bất ngờ đổ sập lên người trong cơn lốc, theo tờ Guardian (Anh).

Thương vong được ghi nhận chủ yếu ở bang Uttar Pradesh, nơi tọa lạc ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng. Thiệt hại về người cũng được ghi nhận rải rác ở các bang Rajasthan, Uttarakhand và Madhya Pradesh ở miền bắc nước này.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

noreaster
Bốn trận lốc xoáy vĩ mô giáng xuống bờ đông Hoa Kỳ và Canada trong tháng 3, mang đến thời tiết địa cực và hàng mét tuyết, khiến hàng triệu người mất điện, làm gián đoạn giao thông và phá hoại mùa màng. Điều thú vị là trận lốc xoáy vĩ mô thứ tư đến chỉ vài giờ sau thời điểm xuân phân. Bão ở Texas và Alabama đổ xuống những viên mưa đá khổng lồ gây tàn phá rộng khắp. Trong khi đó, California trải qua một trong những đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết rơi kỷ lục cũng xảy ra ở nhiều nơi khác trong vùng tây Hoa Kỳ.

Ở bên kia Đại Tây Dương, Anh tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ "Quái vật từ Phương Đông" cùng với bão Emma, khiến nhiệt độ hạ thấp đột ngột và phá kỷ lục tuyết rơi của tháng 3. Phần còn lại của Châu Âu cũng trải qua thời tiết lạnh cực độ trái mùa, với những đợt tuyết rơi hiếm thấy ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania. Trong khi đó, các con kênh đào đóng băng tại Amsterdam làm người dân ở đó kinh ngạc.

Ả rập Xê út lại gặp phải một đợt tuyết rơi (trước kia hiếm gặp) cùng mưa đá, lũ lụt. Kenya trải qua một trong những mùa mưa tồi tệ nhất của họ, với lũ lụt kỷ lục, sạt lở đất và một vết nứt dài 3 km làm gián đoạn giao thông và khiến người dân bối rối. Trong khi đó, Algeria bị bao phủ bởi một đợt tuyết rơi hiếm gặp gây thiệt hại mùa màng và gián đoạn giao thông.

Snowflake

Mùa đông không hồi kết: Giữa tháng 4, bão tuyết kỷ lục vẫn hoành hành tại miền trung Hoa Kỳ

Lambeau Field covered in nearly two feet of snow after snow storm hits Green Bay
Cuối tuần qua, các trận bão tuyết lớn và làm nhiệt độ giảm sâu tại miền Trung nước Mỹ đã di chuyển về phía Đông, gây ngừng trệ hoạt động hàng không và làm mất điện trên diện rộng tại đây.

Tại bang Michigan, dự báo tuyết rơi dày tới 46cm, khoảng 310.000 hộ gia đình và các doanh nghiệp rơi vào cảnh mất điện. Đại diện công ty năng lượng DTE cho biết sức nặng của băng tuyết cùng các đợt gió mạnh đã làm đứt hơn 1.000 đường dây điện tại thành phố Detroit và hạt Wayne.

Riêng tại Detroit, các cơ quan chức năng chưa thể khôi phục lại lưới điện sinh hoạt. Hiện công ty DTE đang nỗ lực khắc phục sự cố để có thể cấp điện trở lại vào ngày 17/4.

Trong khi đó, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) thông báo tình hình mưa tuyết cực đoan tập trung chủ yếu tại khu vực Ngũ đại Hồ (Great Lakes), trong khi Vịnh Green, ở bang Wisconsin, chứng kiến đợt tuyết rơi dày tới 60cm.

Bizarro Earth

Hố sụt rộng 200 m2 mở ra tại Cẩm Phả, Quảng Ninh nuốt cả người, xe máy lẫn máy xúc

Sinkhole Cẩm Phả, Quảng Ninh, Vietnam
© TTXVN
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) Nguyễn Hồng Dương cho biết, ngay sau khi xuất hiện sự cố sụt lún đất ở phường Cẩm Sơn, thành phố đã chỉ đạo đổ đất và bơm bê tông nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và các công trình nhà dân gần đó.

Ông Dương thông tin thêm, trong ngày 6/4, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ mời các đơn vị tư vấn chuyên về lĩnh vực địa chất đến khảo sát và kiểm tra xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng sụt lún để có biện pháp khắc phục triệt để.

Trước đó, vào 19 giờ 20 phút ngày 5/4, trước cửa nhà số 222, khu phố Cao Sơn 1, phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả đã xảy ra hiện tượng sụt lún đất.

Sụt lún đã tạo ra hố lớn sâu khoảng 3-4 m và rộng khoảng 200m2. Hậu quả khiến một nam thanh niên cùng với 2 xe máy bị kéo theo xuống hố và một chiếc máy xúc bị rơi xuống hố trong lúc khắc phục sự cố. Người dân khu phố và lực lượng cứu hộ đã kịp thời đưa được nạn nhân và phương tiện bị sụt xuống lên, rất may nạn nhân chỉ bị xây xát nhẹ.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

snow
Cùng với giai đoạn cực tiểu mặt trời đang diễn ra, nhiệt độ dưới 0 độ và tuyết rơi dày tiếp tục phá kỷ lục trong tháng 2. Canada và Hoa Kỳ trải qua một đợt lạnh bắc cực nữa từ hiện tượng "xoáy bắc cực", đẩy nhiệt độ thực tế tại Canada xuống đến -62°C và che phủ hầu hết vùng bắc, trung tâm và đông Hoa Kỳ dưới lớp tuyết dày. Không khí lạnh còn tràn xuống Châu Âu và một số vùng của Châu Á. Con "Quái vật từ Phương Đông" này mang tuyết dày đến hầu hết Châu Âu, với một số vùng còn lạnh hơn cả Bắc Cực!

Trung Quốc cũng phải trải qua tuyết rơi dày, làm gián đoạn giao thông và các chuyến bay, trong khi Nhật Bản có một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết cũng che phủ những nơi khác thường như Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Morocco.

Mưa lớn gây lũ lụt và thiệt hại rộng khắp tại Indonesia, New Zealand, Cyprus và lũ bùn gây chết người tại Nam Mỹ, trong khi 70 dòng sông tràn bờ ở Hoa Kỳ, từ Great Lakes đến Texas. Mưa đá to kỷ lục giáng xuống Argentina, trong khi California và Ả rập Xê út cũng bị vùi dập bởi mưa đá gây thiệt hại cho xe cộ và gián đoạn giao thông hàng giờ đồng hồ.