Động đất
S


Seismograph

Hay Nhất Mạng: Động đất 7,5 độ gây sóng thần tại Indonesia, số người chết lên đến 832, tiếp tục gia tăng

An aerial view of part of the city destroyed by an earthquake and tsunami in Palu
Cảnh tan hoang sau trận động đất và sóng thần nhìn từ trên không
Ngày 28/9, trận động đất mạnh 7,5 độ richter kèm theo sóng thần đã xảy ra trên đảo Sulawesi, đông bắc Indonesia. Theo số liệu cập nhật gần nhất từ hãng tin BBC, đã có tới 832 người xác nhận đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương trong thảm họa tự nhiên được coi là một trong những trận động đất thảm khốc nhất trong lịch sử Indonesia.

Nhiều người vẫn đang trong tình trạng mất tích, một số được cho là nằm dưới đống đổ nát của các công trình bị sập do động đất. Thi thể của những người thiệt mạng đặt trên các con phố trong khi những người bị thương được chữa trị trong các căn lều vì bệnh viện đã bị phá hủy. Mức độ thiệt hại về người vừa của cải vật chất cho tới lúc này vẫn chưa thể thống kê.

Giới chức Indonesia đã yêu cầu những người sống sót, hiện đang trong cảnh "màn trời, chiếu đất" tạm thời không trở về những căn nhà đã bị "san phẳng" bởi thảm họa tự nhiên.

Trả lời BBC, một người đàn ông nói: "Tôi biết là tôi đã mất đi 3 người thân, 2 trong số đó là là những người lớn tuổi và một thanh niên đang làm cha". Những thành viên khác vẫn chưa rõ số phận.

Seismograph

Xảy ra động đất mạnh tại nhiều nước Châu Á

earthquake japan
© Jiji Press/AFP/Getty ImagesCảnh tượng sau động đất tại Sapporo, bắc Nhật Bản
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, sáng 8-9, tại huyện tự trị Cáp Nê Mặc Giang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, xảy ra trận động đất mạnh 5,9 độ rích-te. Theo Trung tâm Dự báo động đất của Trung Quốc (CENC), tâm chấn ở độ sâu 11 km.

Do cường độ mạnh, nhiều người dân trong các tòa nhà cao tầng tại thành phố Côn Minh, cách xa khu vực xảy ra động đất gần 300 km cũng cảm nhận dư chấn một cách rõ rệt.

Ít nhất 14 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất ở Vân Nam. Ít nhất 21 ngôi nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Tại khu vực dân cư gần tâm chấn nhất, hệ thống giao thông, viễn thông và mạng lưới cung cấp điện, cơ bản vẫn hoạt động bình thường.

Bộ Xử lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc đã kích hoạt cơ chế phản ứng khẩn cấp và cử các đội công tác tới vùng thiên tai. Lực lượng gồm hơn 100 nhân viên được cử tới các khu vực động đất để đánh giá thiệt hại và triển khai cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

snow
Cùng với giai đoạn cực tiểu mặt trời đang diễn ra, nhiệt độ dưới 0 độ và tuyết rơi dày tiếp tục phá kỷ lục trong tháng 2. Canada và Hoa Kỳ trải qua một đợt lạnh bắc cực nữa từ hiện tượng "xoáy bắc cực", đẩy nhiệt độ thực tế tại Canada xuống đến -62°C và che phủ hầu hết vùng bắc, trung tâm và đông Hoa Kỳ dưới lớp tuyết dày. Không khí lạnh còn tràn xuống Châu Âu và một số vùng của Châu Á. Con "Quái vật từ Phương Đông" này mang tuyết dày đến hầu hết Châu Âu, với một số vùng còn lạnh hơn cả Bắc Cực!

Trung Quốc cũng phải trải qua tuyết rơi dày, làm gián đoạn giao thông và các chuyến bay, trong khi Nhật Bản có một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ. Tuyết cũng che phủ những nơi khác thường như Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Morocco.

Mưa lớn gây lũ lụt và thiệt hại rộng khắp tại Indonesia, New Zealand, Cyprus và lũ bùn gây chết người tại Nam Mỹ, trong khi 70 dòng sông tràn bờ ở Hoa Kỳ, từ Great Lakes đến Texas. Mưa đá to kỷ lục giáng xuống Argentina, trong khi California và Ả rập Xê út cũng bị vùi dập bởi mưa đá gây thiệt hại cho xe cộ và gián đoạn giao thông hàng giờ đồng hồ.

Seismograph

Vùng nam Thái Bình Dương chao đảo bởi một loạt trận động đất mạnh

map map
Nam Thái Bình Dương đang chao đảo từ một loạt các trận động đất mạnh làm rung chuyển khu vực này vào đầu ngày thứ Ba 27/2. Được biết đến với tên gọi Ring of Fire, khu vực này có Indonesia và Papua New Guinea, theo Fox News.

Một trận động đất mạnh 7,5 độ richter xảy ra ở tỉnh Pogera và Enga ở Papua New Guinea cách thủ đô Papua New Guinea 56km. Hiện chưa xác nhận được số người thương vong ở trong và xung quanh thành phố Mendi, nằm ở trung tâm của Papua New Guinea và khu nhà của hơn 50.000 người.

Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đo trận động đất có độ sâu hơn 35km.

Khoảng 40 phút sau đó, trong quần đảo Indonesia, một trận động đất có cường độ 6,0 độ richter xảy ra trong Biển Molucca, nằm khoảng 46km về phía đông bắc của Airbuaya, phía đông của quốc gia quần đảo. Trận động đất được đo có độ sâu 11km và tâm chấn ở vị trí cách khoảng 194km từ Ambon, thủ phủ của tỉnh Maluku.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Sott summary vietnamese 1/2018
Thời tiết cực lạnh đang trở thành một dạng "bình thường" mới trên khắp thế giới với nhiều kỷ lục tuyết rơi bị phá mỗi mùa đông trong nhiệt độ thấp kỷ lục. Hiện tượng này đã gây thiệt hại đáng kể đến mùa màng, cơ sở hạ tầng và đời sống hàng ngày.

Hầu hết Hoa Kỳ tiếp tục trải qua một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong lịch sử trong năm nay. Khi nhiệt độ ấm lên một chút thì tuyết và băng tan tạo ra lũ lụt tàn phá vùng trung và tây bắc. Trong khi đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng trải qua kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp. Cái lạnh cực độ cũng có mặt ở những nơi khác thường như Morocco, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel và Ả rập Xê út. Và tất nhiên, Châu Âu cũng không kém phần long trọng như thường lệ.

Trong tháng này, gió mạnh như bão tàn phá nhiều vùng ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và Mỹ Latin. Trong một số trường hợp, nó tạo ra lốc xoáy chưa từng có trước đó.

Vành đai Lửa có hoạt động tăng mạnh, với nhiều núi lửa phun trào trên khắp thế giới cùng với hàng loạt trận động đất cường độ mạnh. Một số nhà nghiên cứu liên hệ hiện tượng này với sự gia tăng của các tia vũ trụ đi vào Trái Đất.

Seismograph

Động đất 8,2 độ ngoài khơi Alaska dẫn đến cảnh báo sóng thần dọc bờ biển Canada, Mỹ

Earthquake Alaska magnitude 8.2
© BBC
Một trận động đất mạnh 8,2 độ richter xảy ra tại vịnh Alaska sáng 23.1 (giờ địa phương) khiến chính quyền kêu gọi người dân phải di chuyển ra khỏi khu vực bờ biển do nguy cơ xảy ra sóng thần.

Trận động đất xảy ra ở ngoài khơi cách khu vực Chiniak, Alaska 256km về phía đông nam và ở độ sâu 10km, cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết.

"Nếu đang ở trong khu vực duyên hải này, hãy di chuyển đến khu vực cao hơn. Cảnh báo sóng thần có nghĩa là một cơn sóng thần với nguy cơ gây ngập lụt đáng kể có thể hoặc đã xảy ra", văn phòng quản lý khẩn cấp vùng Anchorage cho biết trong cảnh báo cho khu vực Alaska và British Columbia.

Cảnh báo sóng thần - mức cảnh báo cao nhất đã được đưa ra với một phần của bang Alaska (Mỹ) và Canada. Ngoài ra, yêu cầu theo dõi khả năng xảy ra sóng thần được phát ra cho toàn bộ bờ biển phía tây Mỹ và Hawaii, theo Reuters.

Nhận xét: Cùng ngày, gần thủ đô Jakarta, Indonesia cũng xảy ra vụ động đất mạnh 6 độ khiến ít nhất 8 người bị thương và 130 tòa nhà bị hư hại.


Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary 11/2017
Tháng 11 vừa qua đã phá rất nhiều kỷ lục, từ số cầu lửa cho đến các trận lũ lụt cho đến tuyết rơi trái mùa ở cả hai bán cầu của hành tinh chúng ta.

Sau một tai lửa mặt trời cấp độ X và hoạt động mặt trời mạnh bất thường trong tháng 9, có thể liên quan đến một loạt trận động đất mạnh hơn 7,0 độ ở New Caledonia và Mexico; tháng này được đánh dấu bởi 3 trận động đất tại Iraq/Iran, Chile và Hàn Quốc gây thiệt hại rộng khắp. Trong khi đó, hoạt động núi lửa có vẻ đã đạt đến đỉnh điểm của mùa này (vâng, chẳng bao lâu chúng ta sẽ bắt đầu nói về "mùa núi lửa"!).

Những hiện tượng địa chất gia tăng này, và dự báo chính thức về sự gia tăng của hoạt động động đất trong năm 2018 do Trái Đất quay chậm lại, không khỏi khiến nhiều người lo lắng.

Hạn hán cũng tấn công Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong tháng trước, trong khi những trận hồng thủy thực sự đổ xuống Nam Mỹ, Úc và hầu hết các vùng của châu Á. Tất cả những thứ đó khiến các nhà khí tượng học phải dùng đến từ "hiện tượng khí quyển" bởi vì từ "mưa rơi" không còn đủ khả năng mô tả những cột nước trút xuống từ trên trời ấy nữa.

Seismograph

Động đất mạnh đồng loạt xảy ra tại Papua New Guinea, Philippines, Iran và Mỹ

Kerman Earthquake
© CSEM/EMSCVị trí động đất tại Iran
Sáng 1/12, một trận động đất mạnh 6 độ Richte đã xảy ra ở vùng bờ biển Đông Bắc Papua New Guinea - quốc đảo Thái Bình Dương. Không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), động đất xảy ra vào lúc 2h50' GMT, tức 9h50' theo giờ Việt Nam. Tâm chấn nằm ở độ sâu 53 km. Hiện chưa có bất cứ thông tin báo cáo nào về thiệt hại và thương vong về người trong trận động đất này.

Do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, điểm nóng diễn ra các hoạt động địa chất, Papua New Guinea thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất.

Cũng trong sáng 1/12, một trận động đất mạnh 5,1 độ Richte đã làm rung chuyển miền Nam Philippines. Theo Viện Núi lửa và Địa chất Philippines, động đất xảy ra vào lúc 2h57' sáng theo giờ địa phương, tại khu vực phía Đông Bắc thành phố Wao (Gao), tỉnh Lanao del Sur với tâm chấn nằm ở độ sâu 9km. Động đất cũng đã gây ra tình trạng rung lắc tại nhiều địa phương lân cận.

Seismograph

Năm 2018, các nhà khoa học cảnh báo động đất sẽ nhiều gấp đôi do Trái Đất quay chậm lại

Iran earthquake
© Anadolu Agency/Getty ImagesMột ngôi nhà sụp đổ tại Darbandikhan, Sulaymaniyah, Iraq do trận động đất 7,3 độ tại bắc Iran
Một nhóm khoa học gia vừa trình bày hồ sơ nghiên cứu với Hiệp Hội Địa Chất Hoa Kỳ (GSA), khuyến cáo rằng số vụ động đất gây tàn phá trên thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm tới do trái đất xoay chậm hơn.

Theo trang mạng International Business Times, cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Roger Bilham thuộc trường Đại Học Colorado ở Boulder và bà Rebecca Bendick thuộc trường University of Montana ở Missoula, và công bố tại hội nghị thường niên của hiệp hội GSA.

Họ khám phá thấy rằng những thay đổi vận tốc xoay của Trái Đất có thể làm khởi động hoạt động của địa chấn, đặc biệt tại các vùng xích đạo nhiệt đới, nơi mật độ dân cư rất cao.

Mọi thay đổi vận tốc xoay của Trái Đất đều rất nhỏ, chỉ ảnh hưởng ở mức millisecond và khiến sự thay đổi dài ngắn của ngày khó có thể nhận thấy được, nhưng những thay đổi nhỏ này khởi động một sự rung chuyển địa chấn khiến phóng thích một năng lượng lớn bên dưới mặt đất.

Nhận xét: Từ lâu chúng tôi đã viết về xu hướng Trái Đất quay chậm lại và các nguy cơ của nó, không chỉ có động đất mà còn núi lửa, hố sụt, v.v... Xem bài viết sau: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng dịch từ cuốn "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" để biết thêm.


Seismograph

Động đất 7,3 độ tại biên giới Iraq - Iran: Hơn 130 người chết, 1200 bị thương chỉ riêng ở Iran

earthquake Iran Iraq 11/12/2017
© CSEM
Ít nhất hơn 130 người chết, 1.200 người bị thương trong một trận động đất mạnh ngày 12-11 tại thị trấn Darbandikhan thuộc tỉnh Sulaimaniyah thuộc vùng tự trị người Kurd ở Iraq, giáp biên giới với Iran.

Cơ quan Khảo sát địa chấn Mỹ đo trận động đất này mạnh 7,3 độ Richter, tâm chấn nằm ở thị trấn Darbandikhan, cách TP Sulaimaniyah 75 km về phía Đông, cách thủ đô Baghdad của Iraq 350 km về phía Bắc.

Chấn động không chỉ lan khắp Iraq mà còn cả các nước láng giềng và lân cận Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Lebanon, Pakistan.

Truyền thông Iran cho biết có ít nhất tám ngôi làng giáp biên giới Iraq bị hư hại, chấn động lan tới cả thủ đô Tehran của Iran. Dù địa điểm động đất là ở Iraq nhưng con số thương vong xuất hiện nhiều nhất tới thời điểm này là ở Iran. Con số thương vong và thiệt hại thông báo ở trên: 130 người chết và hơn 1.000 người bị thương mới là của phía Iran, Far News dẫn thông tin từ Cơ quan khẩn cấp Iran.

Nhận xét: Cập nhật: Số người chết ở cả Iraq và Iran đã lên tới 320 người, 5300 người bị thương. Người đứng đầu tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Iran nói hơn 70.000 người bị mất nhà cửa.