Động đất
S


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Sept 2016 Vietnamese
Video tóm tắt "Biến đổi Trái Đất" của SOTT cho tháng 9/2016: Các sự kiện thời tiết cực đoan, dấu hiệu của những chấn động hành tinh (địa chấn, núi lửa, v.v...) và vật thể gần Trái Đất dưới dạng cầu lửa trên bầu trời.

Trong khi Đế Quốc đang sụp đổ dưới sự ngông cuồng của chính họ, và trong khi ngọn lửa bất mãn trong dân chúng đang lan rộng giữa những lời đồn đại về chiến tranh thế giới, biến động hành tinh vẫn tiếp tục không ngừng. Tháng này, siêu bão Matthew có lẽ sẽ được ghi nhớ như trận bão tồi tệ nhất của cả năm tại Hoa Kỳ (và trên toàn thế giới). Nhưng hai trận bão khác của tháng 9, Hermine và Julia - một trong số chúng là cơn bão lớn đầu tiên của bang Florida kể từ năm 2005, và cái còn lại là cơn bão đầu tiên được hình thành ngay trên đất liền tại bang này - đã nhấn chìm cả vùng bờ biển đông nam Hoa Kỳ.

Một loạt bão cũng mang đến hết đợt lũ lụt này đến đợt lũ lụt khác cho vùng đông nam Úc, phá kỷ lục lượng mưa của nước này kể từ khi thành lập nước vào thế kỷ 19 và làm cho mùa đông này trở thành mùa đông mưa nhiều thứ ba trong lịch sử tính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương tàn phá Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy bão ngày nay mạnh hơn 50% so với 40 năm trước. Cơn bão mạnh nhất trong số chúng - siêu bão Meranti - là cơn bão mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm nay và chỉ thua siêu bão Haiyan năm 2013 trong sách kỷ lục.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

Bizarro Earth

"Không ai an toàn": Chuyên gia Úc cảnh báo động đất lớn có thể sắp xảy ra trên khắp thế giới

Italy earthquake
© REUTERS/ Emiliano Grillotti
Sau hai trận động đất gần đây ở Ý và Myanmar gây thiệt hại và thương vong lớn, một chuyên gia ở Úc cảnh báo sẽ có những trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra trên toàn thế giới trong thời gian tới.

Trang tin news.com.au ngày 26.8 dẫn lời Tiến sĩ Behzad Fatahi, giảng viên cao cấp của khoa Địa kỹ thuật và Kỹ thuật động đất thuộc Đại học Công nghệ Sydney (Úc) cho biết ông lo sợ rằng không một người nào trên trái đất chắc chắn an toàn trước những trận động đất chết người sắp tới.

Ám chỉ đến những trận động đất đáng lẽ đã phải xuất hiện theo chu kỳ nhưng vẫn chưa xảy ra, ông nói: "Có rất nhiều trận động đất có cường độ trên 6 Richter đang chực chờ ở Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Có những đường đứt gãy chưa giải phóng năng lượng trong thời gian ngắn. Có ít nhất 5-10 trận động đất đang chực chờ xảy ra nhưng chúng tôi không biết được chính xác chúng sẽ xảy ra lúc nào. Vấn đề không phải là liệu các trận động đất có được kích hoạt hay không mà là khi nào chúng xảy ra".

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Bad Guys

Số người chết do động đất ở Italy lên đến con số 247

Italy earthquake rescue operation
© Remo Casilli / ReutersCác nhân viên cứu hộ làm việc qua đêm tại Pescara del Tronto, trung tâm Italy, ngày 24/8/2016
Đến rạng sáng 25-8, số người chết trong trận động đất tại thành phố Perugia, ở miền trung nước Ý không ngừng tăng lên, theo hãng thông tấn Ý ANSA. Nhiều làng mạc bị phá hủy.

Số người thiệt mạng trong trận động đất ở miền trung Ý sáng 25-8 tăng vọt lên 247 người - nhà chức trách Ý thông báo. Theo Cơ quan Bảo vệ dân sự trụ sở tại Rome, thống kê từ các khu vực gửi về cho thấy có 190 người chết ở tỉnh Rieti và 57 người ở tỉnh Ascoli Piceno.

Tại ngôi làng nhỏ Saletta, các cư dân phải dùng tay đào bới đống đổ nát để tìm kiếm những người hàng xóm của mình. Họ vừa đào vừa gọi tên, trong khi chó cứu nạn đánh hơi nhưng không có dấu hiệu sự sống.

Đêm buông xuống, một số dân làng đặt ghế ngồi bên cạnh ngôi nhà của họ giờ là đống đổ nát. Họ chờ đợi với hy vọng những người thân quen sẽ được giải cứu.

Bad Guys

Động đất mạnh 6,2 độ tại Italy: 73 người chết, một thị trấn phá hủy hoàn toàn

earthquake italy
Trận động đất mạnh 6,2 độ Richter sáng 24/8 đã phá huỷ hoàn toàn một thị trấn ở miền Trung Italy và làm 73 người chết. Người dân Rome cách hơn 200 km cũng cảm nhận được rung lắc.

Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, trận động đất xảy ra lúc 3h36 giờ địa phương (8h36 giờ Hà Nội), cách trung tâm thành phố Perugia 76 km về phía Đông Nam. Tâm chấn của trận động đất cách mặt đất 10 km.

Nhà chức trách Italy cho biết con số người thiệt mạng vì trận động đất lên đến 73 người và hàng trăm người khác bị thương.

Ban đầu, Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết cường độ động đất đo được là 6,4 độ Richter. Nhưng sau đó cơ quan này đã thông báo lại mức cường độ là 6,2 độ Richter.

AP trích lời quan chức địa phương nói toàn bộ thị trấn Amatrice ở miền Trung "không còn nữa." "Toàn bộ đường ra, vào thị trấn đã bị cắt đứt. Một nửa thị trấn đã biến mất," Thị trưởng Sergio Pirozzi, nói với kênh truyền hình quốc gia RAI.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng

Sun Earth Magnet Field Sonne Erde Magnetfeld
Minh họa từ quyển của Trái Đất
Chương 22: Trái Đất quay chậm lại

Như đã giải thích trong phần I, sự quay quanh trục của các ngôi sao và hành tinh là do lực điện. Trái Đất không phải là ngoại lệ. Nó hoạt động như một rotor (với điện tích âm của nó) được đẩy quay bởi stator (tầng điện ly mang điện tích dương so với Trái Đất). Tầng điện ly, hay chính xác hơn là từ quyển, hoạt động như một stator bởi tính không đối xứng mạnh mẽ của nó như có thể thấy trong hình bên.

Thật vậy, trong khi nửa ban ngày của từ quyển chỉ kéo dài 65.000 km khỏi Trái Đất, ở nửa ban đêm, từ trường trong đuôi từ quyển kéo dài hơn 6.300.000 km. Hình dạng bất đối xứng của từ quyển giữ trục chính của nó cố định theo hướng gió mặt trời. Do đó, đuôi từ quyển của Trái Đất bị cố định bên nửa ban đêm trong suốt quá trình hành tinh này quay trong quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời.

Hình dưới cho thấy lực điện (F - mũi tên màu xanh). Như bạn có thể nhớ từ chương 12, nó còn được gọi là 'lực Lorentz', và tỷ lệ thuận với dòng điện thẳng đứng trong khí quyển (I - mũi tên màu đỏ). Do vậy, tốc độ quay của Trái Đất tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện giữa tầng điện ly và bản thân Trái Đất. Kết quả là suy giảm trong cường độ dòng điện đó sẽ dẫn đến suy giảm của lực Lorentz và kéo theo là suy giảm trong tốc độ quay của Trái Đất. Do đó, sự suy giảm của hoạt động mặt trời hiện nay sẽ gây ra sự chậm lại, dù nhỏ đến đâu đi chăng nữa, của tốc độ quay Trái Đất.
Figure 90: The electrically driven spin of the Earth
© Sott.netTrái Đất quay do lực điện

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Bizarro Earth

Động đất liên tiếp ở Indonesia gây thiệt hại lớn

Sumatra map earthquake
© earthquake.usgs.gov
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn nguồn tin của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết trong hơn 1 tuần qua đã xảy ra nhiều trận động đất tại nhiều nơi của nước này.

Vào lúc 1 giờ 25 phút sáng 6/6 (giờ địa phương), một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter đã xảy ra ở huyện Nam Buru của tỉnh miền Bắc Maluku.

Tuy nhiên, BMKG khẳng định trận động đất không có khả năng gây ra sóng thần và kêu gọi người dân địa phương không hoảng loạn.

Trước đó, vào lúc 23 giờ 49 phút (giờ địa phương) ngày 5/6, một trận động đất 4,6 độ Richter cũng đã làm rung chuyển quận Parigi Moutong ở Trung Sulawesi.

Theo Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB), ngày 2/6, một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter cũng làm rung chuyển khu vực ven biển phía Tây của đảo Sumatra, phá hủy 2.663 ngôi nhà và 193 phòng học tại các tỉnh Tây Sumatra và Bengkulu.

Bad Guys

Đài Loan bị rung chuyển bởi 26 trận động đất

taiwan earthquake
© REUTERS/ Xinhua
Đêm hôm 27/4, phía Đông Đài Loan bị rung chuyển bởi 26 trận động đất, với 3 trận động đất chính, Shin Tzay-chyn, Tổng giám đốc của Cục Thời tiết Trung ương Đài Loan cho biết.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi ba trận động đất chính xảy ra trong một đêm ở 3 địa điểm khác nhau dọc theo bờ biển phía Đông của Đài Loan, ông Shin nói thêm rằng khu vực này thường được biết đến với các cơn chấn động.

Tổng cộng có 26 trận động đất được ghi nhận vào khoảng từ 23h17 hôm 27/4 đến 8h ngày 28/4 (theo giờ địa phương). Trong đó một trận động đất chính đã xảy ra gần vùng tiếp giáp của huyện Yilan, Hualienm, và các thành phố Hsiulin và Fuli thuộc huyện Hualien, còn lại là các dư chấn.

Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại từ 3 trận động đất.

Bizarro Earth

Nhật Bản xảy ra hơn 600 trận động đất chỉ trong 5 ngày

Japan earthquake damage April 2016
© ReutersMặt đường nứt do động đất tại tỉnh Kumamoto, nam Nhật Bản ngày16/4/2016
Theo thông tin từ truyền thông địa phương Nhật Bản, số lượng các trận động đất có cường độ lớn và nhỏ tại đảo Kyushu đã vượt quá con số 600 kể từ sau thảm họa ngày 14/4 vừa qua.

Ngày 14/4, trận động đất mạnh 6,5 độ richter xảy ra tại phía Đông thành phố Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản đã khiến hàng chục người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng ở đây. Sau đó, các cơn dư chấn vẫn liên tiếp xuất hiện. Chỉ hai ngày sau, khu vực này lại tiếp tục gánh chịu trận động đất mạnh 7,0 độ richter.

Hầu hết các cơn rung lắc đều có thể cảm nhận rõ ở quận Kumamoto và Oita. Số lượng người thiệt mạng đã tăng lên 44 người và hơn 1.000 người bị thương chỉ tính riêng ở Kumamoto.

Khoảng 125.000 người ở Kumamoto và hơn 3.500 người ở Oita đã phải sơ tán đến các khu vực an toàn như các văn phòng, trường học và bãi đỗ xe.

Nhật Bản thuộc khu vực địa chấn bất ổn nhất thế giới. Hồi tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter kèm theo sóng thần đã tàn phá khu vực Fukushima, làm rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân và hủy hoại môi trường sống nơi đây. Thảm họa kép này đã trở thành thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau vụ Chernobyl.

Bizarro Earth

Động đất 7,8 độ tại Ecuador, ít nhất 233 người chết

Ecuador earthquake damage
© REUTERS/PAUL OCHOA Tòa nhà đổ sập sau động đất tại Manta, Ecuador
AFP dẫn lời Tổng thống Ecuador, Rafael Correa cho biết, ít nhất 233 người đã thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra tại nước này tối 16/4.

"Con số chính thức về số người thiệt mạng đã tăng lên 233 người", Tổng thống Correa cho biết trên tài khoản Twitter của mình.

Trước đó các quan chức nước này cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất là 77 người và gần 600 người khác bị thương.

Trận động đất mạnh 7.8 độ richter xảy ra đêm 16/4 với tâm chấn cách thủ đô Quito khoảng 170km về phía tây bắc và kéo dài trong khoảng một phút. Rung chấn do động đất gây ra có thể cảm nhận được trên khắp Ecuador, phía bắc Peru và miền nam Colombia.

Tổng thống Correa cũng cho biết, Phó Tổng thống Jorge Glas đang trên đường đến Portoviejo - thành phố ven biển Thái Bình Dương của nước này và là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất.