Nhiệt độ Cực điểm
S


SOTT Logo S

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

secs nov
Như thể chế giễu chiến dịch tuyên truyền của những người ủng hộ thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra, Mẹ Thiên Nhiên đã - một lần nữa - mang lại một tháng 11 đầy những sự kiện đa dạng và thót tim cho các cư dân của hành tinh Trái Đất.

Giống như những năm gần đây, mùa đông một lần nữa đến sớm tại nhiều vùng của bắc bán cầu, làm rối loạn cuộc sống bình thường và sản xuất lương thực, thực phẩm. Hoa Kỳ chứng kiến kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi dày trên hầu hết lãnh thổ của họ, ngay trong khi đám cuồng tín "Extinction Rebellion" đòi cắt giảm khí thải CO2 do con người tạo ra hơn nữa để "cứu hành tinh này khỏi bị nóng quá". Tuyết rơi dày khác thường và nhiệt độ lạnh giá đến sớm cũng để lại dấu ấn của nó tại Châu Âu, và nhiều vùng ở Châu Phi, Châu Á và vùng Trung Đông.

Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất cũng gây cảnh tàn phá trong tháng này, với các nước Nam Sudan, Kenya, Congo, Algeria, Vương quốc Anh, Pháp, Philippines, Úc, và bắc Mexico đều bị ảnh hưởng với hàng trăm người chết, hàng ngàn người phải sơ tán và thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng địa phương. Ý một lần nữa bị tấn công bởi thời tiết cực đoan trong tháng này: bão, lũ lụt và tuyết rơi sớm để lại một vệt tàn phá trên nhiều tỉnh của nước này.

Các bạn đọc của chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng một lượng lớn cầu lửa từ thiên thạch và các tiểu hành tinh bay sát gần Trái Đất cũng xuất hiện trên bầu trời của chúng ta trong tháng trước, gây sốc và kinh ngạc những người chứng kiến chúng, và khiến nhiều chuyên gia tự hỏi có phải tuyên bố rằng chúng ta có thể theo dõi được tất cả các tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất chỉ là "chuyện trên trời".

Tất cả những cái đó và nhiều hơn nữa trong video Tóm Tăt Biến Đổi Trái Đất của SOTT trong tháng này...


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary June 2019
Trên toàn thế giới vào tháng trước, những trận hồng thủy khổng lồ và bất ngờ càn quét, cuốn trôi đất đai, nhà cửa và người. Mặc dù nó mới là đầu hè ở bắc bán cầu, khu vực Hồ Baikal ở Siberia chứng kiến đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử. Lũ lụt cũng xảy ra trên các sa mạc ở Yemen, Libya, New Mexico và Mông Cổ, trong khi các thành phố từ nam Mexico đến nam Ý bị tấn công bởi những trận mưa đá khổng lồ.

Những biểu hiện cực đoan liên tiếp của thời tiết, về cả không gian và thời gian, là đặc điểm nổi bật của "thời đại chuyển giao" mà chúng ta đang tiến vào. Nửa đầu của tháng 6 mang thời tiết mưa bão đến Châu Âu, với những cơn bão dữ dội nhấn chìm nhiều khu vực với mưa, giá lạnh và mưa đá... Nhưng trong nửa sau của tháng, một đợt nắng nóng khủng khiếp giáng xuống, tạo ra nhiệt độ cao kỷ lục ở Pháp và cháy rừng dữ dội tại Tây Ban Nha.

Những trận động đất mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia được đi kèm bởi các đợt phun trào núi lửa lớn dọc theo Vành đai Lửa Thái Bình Dương. Khối lượng tro bụi khổng lồ mà chúng đẩy vào bầu khí quyển có khả năng là một trong những yếu tố đáng kể dẫn đến biến đổi khí hậu, cùng với khói bụi thiên thạch từ các quả cầu lửa vũ trụ. Khói bụi thiên thạch được thể hiện trong tháng trước bởi hàng loạt đám mây "dạ quang" chứng kiến ở những vĩ độ thấp chưa từng có.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Snowflake

Nóng lên toàn cầu... Tuyết rơi dày 50 cm giữa mùa hè ở Colorado, Mỹ

Colorado blasted with nearly two FEET of snow on first day of Summer
Tuyết rơi dày 50 cm ở Colorado, Mỹ vào giữa mùa hè
Một số khu vực vùng núi Colorado, Mỹ đã xuất hiện tuyết rơi ngay trong những ngày hè.

Các điểm đánh đấu ghi lại số liệu thời tiết ở khu nghỉ máy Steamboat cho thấy tuyết rơi dày khoảng 50 cm tại khu vực cao hơn 2.100 mét so với mực nước biển.

Theo tờ CNN, đây được coi là sự kiện thời tiết kỳ lạ khi tuyết rơi giữa tháng 6 ở khu nghỉ mát ở Steamboat Springs, nằm cách 240 km về phía tây bắc Denver. Sự việc tương tự diễn ra gần đây nhất là vào tháng 6/1928.

Nhận xét: Và đây không phải là điều quá đặc biệt. Tuyết cũng rơi ở nhiều nơi khác tại Mỹ và Canada như 2 Công viên Quốc gia Yellowstone và Rocky Mountain và bang Montana của Mỹ, hay vùng British ColumbiaAlberta của Canada.

Dĩ nhiên, tất cả những cái đó đều là biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu...


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ssmay
Mùa đông đang đến... vào tháng 5 ! Mặt trời không có một vết đen nào cho 19 ngày liên tiếp - gần 3 tuần liền. Liệu đây có phải là một trong nhiều dấu hiệu về sự bắt đầu của một thời kỳ băng hà mới, tiểu... hoặc là đại ?

Tháng 5/2019 trở thành một điềm báo cho những gì có thể xảy đến trong tương lai không xa với hầu hết thế giới: mưa xối xả, lũ lụt, mưa đá khổng lồ, nhiệt độ sụt giảm ghê gớm, tuyết rơi trái mùa, mùa màng thất bát, động đất nghiêm trọng, lốc xoáy và thêm nhiều núi lửa phun trào.

Mưa lớn và lũ lụt rộng khắp tấn công hầu hết vùng trung tây Hoa Kỳ, nhiều nơi ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông.

Tại Mỹ, sông Mississippi tràn bờ do mưa lớn, phá tan kỷ lục từng được ghi nhận. Ít nhất 3 người chết, và hàng chục ngàn người phải sơ tán.

Ở Châu Âu, Đức và Áo nhận lượng mưa bằng trung bình của hơn 1 tháng khiến đường phố ngập lụt và gây rối loạn giao thông, trong khi vùng Trung Đông chứng kiến lũ quét khiến hàng chục người chết, nhà cửa bị hủy hoại và đường phố hư hỏng. Tại Trung Quốc, mưa xối xả gây chết người và ảnh hưởng hơn 200.000 người.

Tuyết trái mùa cũng tiếp tục xảy ra trong tháng 5, rơi dày phủ kín vùng trung tây và phía tây Hoa Kỳ, với nhiều vùng ở Châu Âu cũng bị ảnh hưởng, khiến việc gieo hạt bị chậm trễ và gây thiệt hại mùa màng. Trong khi đó, ở Úc, tuyết rơi sớm xảy ra trên khắp cả đất nước.

Vành đai lửa Thái Bình Dương tiếp tục hoạt động trong tháng 5 với hoạt động núi lửa tăng cường và một trận động đất 6,2 độ ở El Salvador khiến dân chúng hoảng loạn và nhà chức trách ban bố cảnh báo sóng thần. Peru cũng bị rung chuyển bởi trận động đất cực lớn mạnh 8,0 độ, có thể cảm nhận ở tận Brazil, khiến một người chết và nhiều người bị thương.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Blue Planet

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

snow spring
Trong khi Tổ chức Khí tượng Thế giới tiếp tục thúc đẩy trò lừa đảo nóng lên toàn cầu, tuyên bố rằng năm 2018 là năm nóng nhất trong lịch sử, và Cục Khí tượng Anh tuyên bố ngày 22/4 là ngày lễ Phục sinh nóng nhất từng có, thực tiễn giáng trả mạnh mẽ với những kỷ lục nhiệt độ thấp và tuyết rơi trên khắp thế giới... đến tận cuối xuân.

Khi chu kỳ cực tiểu mặt trời tăng cường, nhiệt độ giảm mạnh. Nhiệt độ tháng 4 lạnh khác thường ảnh hưởng hơn 100 triệu người chỉ ở Hoa Kỳ, cùng với việc vụ gieo hạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Kết quả là người nông dân vỡ nợ hàng loạt ở Mỹ trong khi ở Triều Tiên và Trung Quốc, sản lượng lương thực giảm mạnh.

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Đức cũng bị ảnh hưởng bởi tuyết rơi trái mùa, trong khi các vườn nho ở Pháp đóng băng, ảnh hưởng đến sản lượng rượu vang năm nay. Châu Phi cũng bị tấn công bởi nhiệt độ lạnh khác thường, với Algeria và Morocco bị tuyết phủ kín trong tháng này. Ở nam bán cầu, bang Tây Úc có ngày tháng 4 lạnh nhất trong lịch sử do một đợt khí lạnh khổng lồ thổi lên từ Nam Cực. Đợt khí lạnh này cũng ảnh hưởng đến sản lượng lúa mì của nước này, khiến vụ thu hoạch đạt mức thấp nhất trong 11 năm qua.

Mưa và lũ lụt kỷ lục ở vùng Trung Đông không chỉ khiến sa mạc xanh tươi vào một thời điểm rất khác thường trong năm, mà còn làm đảo lộn cuộc sống người dân với hàng ngàn người phải sơ tán ở Iran và Afghanistan.

Hai trận động đất lớn xảy ra trong tháng 4 này. Một trận 6,3 độ ở Philippines khiến 8 người chết và một trận 6,1 độ ở Đài Loan khiến 17 người bị thương.

Bão mạnh cũng phát triển ở những nơi bất thường khi mà dòng tia khí quyển tiếp tục đi lan man không theo quy luật. Cả Trung Quốc và Pakistan đều phải chịu hậu quả trong tháng này.

Tất cả những cái đó, và nhiều hơn nữa, trong Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

recordsnow2
Tháng 2/2019 lại là một tháng nữa với đầy các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt kỷ lục và những trận tuyết rơi không thể tin nổi.

Trong khi giới truyền thông tập trung vào và thổi phồng lên một vài sự kiện nóng kỷ lục trong tháng 2, họ khá là kín tiếng về những sự kiện lạnh kỷ lục, và tiếp tục bỏ qua thực tế về xu hướng suy giảm nhiệt độ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở bắc bán cầu. Thông qua đó, họ đánh lạc hướng công chúng khỏi điều thực sự quan trọng: khả năng nghiêm trọng về một thời kỳ băng hà mới có thể xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn cực tiểu của hoạt động mặt trời mà các tác động của nó đang được cảm nhận bởi hàng triệu người.

Những sự kiện mưa lũ gây tàn phá nặng nề nhất trong tháng trước xảy ra ở vùng Trung Đông: Iraq, Iran, Ả rập Xê út, Pakistan và Jordan chứng kiến những cơn lũ khủng khiếp càn quét trên sa mạc. Ở nơi khác, một trận lũ quét chưa từng có nhấn chìm vùng đất khô hạn nhất thế giới: sa mạc Atacama ở Chile. Một lần nữa, kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi lại bị phá. Sự hỗn loạn và tình trạng mất điện diễn ra tại Cộng hòa Czech, hàng chục chuyến bay bị hủy ở bắc Ấn Độ, và tuyết rơi kỷ lục chặn các con đường tại Pakistan.

Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của cái lạnh trong tháng này. Từ tuyết rơi dày ở Seattle cho đến nhiệt độ bất thường tại New Mexico và Las Vegas, và một trận "bão bom" tấn công các bang phía đông khiến 550.000 người mất điện. Cuối cùng, cầu lửa từ thiên thạch một lần nữa xuất hiện trên các trang nhất của báo chí trong tháng 2, với sự kiện thiên thạch nổ tung trên bầu trời Cuba làm vỡ kính nhà cửa ở dưới.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

polar vortex
Giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời đang cho thấy tác động của nó... và đấy mới chỉ là bắt đầu. Trong số các hiện tượng đáng lo ngại có nhiệt độ thấp kỷ lục, cũng như gia tăng hoạt động núi lửa và địa chấn.

Sau nhiều tháng mưa lớn và lũ lụt kỷ lục trên khắp thế giới, lượng nước đó giờ rơi xuống dưới dạng tuyết ở bắc bán cầu.

Cơn bão mùa đông Gaia giáng xuống 30% diện tích nước Mỹ, cắt đứt đường giao thông, làm chậm các chuyến bay, đình chỉ nhiều hoạt động và gây thất bát mùa màng.

Nhưng đấy không phải là tất cả. Từng được coi là "của hiếm", cơn "lốc địa cực" đã chia làm ba phần, đẩy nhiệt độ ở Canada, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á xuống sâu dưới 0°C. Vùng bắc Hoa Kỳ đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục -48°C, làm rối loạn cuộc sống bình thường và gây lượng tuyết rơi kỷ lục ở Chicago và St. Louise, khiến hai thành phố này phải căng mình đến cực điểm để chống chọi. Một dấu hiệu của những gì đang tới trong tương lai?

Vùng trung tâm Châu Âu và một số nơi phía tây cũng bị phủ trắng xóa bởi tuyết với các kỷ lục liên tục bị phá vỡ. Nhiều đến mức bây giờ nó đã trở thành "bình thường".

Khoảng 25 km phía trên Biển Barents, trên tầng bình lưu phía bắc Scandinavia, nhiệt độ đạt đến mức kỷ lục -91°C, trong khi tuyết dày 2 mét chôn vùi nhiều vùng nước Ý và Áo. Nhiệt độ lạnh giá buộc chính phủ Đức phải ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi các khu rừng ở Romania cũng bị chôn vùi dưới hàng mét tuyết.

Châu Á và Trung Đông cũng nhận được phần kỷ lục tuyết rơi của mình; Trung Quốc có lượng mùa màng thất bát kỷ lục, Jordan, Iran và Lebanon bị tê liệt bởi tuyết và nhiệt độ lạnh giá, và vùng phía bắc Tunisia buộc phải đóng 31 con đường.

Trong khi nhiều vùng ở bắc bán cầu trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, Úc trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử của họ. Nó cho thấy tác động toàn cầu của sự thay đổi trong dòng tia khí quyển do giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời.

Băng giá tích tụ trong các lớp trên của bầu khí quyển tiếp tục tạo ra các "điềm báo" lạ trên bầu trời và tạo điều kiện cho các hiện tượng điện từ...

Ngoài thiệt hại về nhà cửa và con người, thời tiết cực đoan còn đang gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và chăn nuôi. Do vậy, chúng ta sẽ tiếp tục thấy giá thực phẩm gia tăng trên khắp thế giới.


Snowflake

Lần đầu tiên tuyết rơi tại công viên quốc gia ở "thiên đường nhiệt đới" Hawaii

It is the lowest that snow has fallen in Hawaii
© ReutersCông viên quốc gia Polipoli là nơi có độ cao thấp nhất từng có tuyết rơi ở Hawaii
Một cơn bão mùa đông đã quét qua đảo Hawaii của Mỹ sáng sớm 12/2, gây gió mạnh, mưa to, sóng lớn và thậm chí còn có tuyết rơi. Theo CNN, gió to đã làm đổ nhiều cây, làm gẫy cành ngổn ngang trên đường. Gió còn làm đổ cả cột đèn giao thông, đứt dây điện, gây mất điện ở một số khu vực.

Cơ quan dự báo thời tiết cho rằng gió có thể đủ mạnh để làm tốc mái nhà và gây hư hỏng các công trình chất lượng xây dựng kém. Một số đường và công viên phải đóng cửa vì gió to gây sóng lớn.

Ông Hiro Toiya, Giám đốc Sở Quản lý Tình trạng khẩn cấp Honolulu, đã kêu gọi các lái xe cẩn thận hơn khi đi trên đường. Ông nói: "Trời rất gió và có cây, cột điện cũng như các đồ vật khác ngã đổ trên đường". Do điều kiện thời tiết không an toàn, công ty chiếu sáng Hawaii cũng không thể sửa chữa mọi thứ ngay lập tức.

Ice Cube

Ít nhất 21 người chết vì lạnh khi nhiệt độ thấp đến -49 độ C bao trùm nước Mỹ

Lake Michigan
Hồ Michigan hoàn toàn đóng băng trong thời tiết lạnh kỷ lục
Hàng chục triệu người ở Trung Tây nước Mỹ đã trải qua nhiệt độ giống như Bắc Cực, với âm 49 độ C trong ngày 31.1, gây tê liệt mọi hoạt động và khiến ít nhất 21 người tử vong.

Theo Reuters, thời tiết đang ấm lên nhưng vẫn chưa đủ để những cư dân, đặc biệt là những người vô gia cư và người già có thể vượt qua được đợt lạnh kỷ lục này.

Số người chết đã tăng từ con số 12 lên 21 người sau khi có thêm 9 người thiệt mạng ở Chicago do giá rét gây ra, bác sĩ Stathis Poulakidas tại bệnh viện thành phố Nott John H Stroger Jr cho biết.

Một sinh viên Đại học Iowa được tìm thấy đã chết trong khuôn viên trường trong ngày 30.1. Cảnh sát tìm thấy sinh viên Gerald Belz, 18 tuổi, ở ngoài trời âm 46 độ C, theo cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ và giới chức trường đại học.

Ice Cube

Mỹ chìm trong đợt lạnh nhất trong cả một thế hệ, một số nơi lạnh hơn Nam Cực

snow
Theo CNN, ngay cả những người Mỹ rắn rỏi nhất, chịu lạnh giỏi nhất cũng sẽ thấy nhiệt độ tuần này quá sức chịu đựng. Hàng chục kỷ lục về nhiệt độ và độ lạnh sẽ được thiết lập từ Dakota tới Long Island. Người dân được khuyến cáo ở trong nhà.

Khoảng 212 triệu người, tức 72% dân số Mỹ, sẽ sống trong nhiệt độ dưới 0 độ C trong vài ngày tới. Hơn 83 triệu người (25% dân số Mỹ) sẽ chịu cái lạnh dưới 0 độ C trong một số thời điểm từ ngày 30/1 tới 4/2.

Ở bang Minnesota, độ lạnh có thể là -70 độ C. Cơ quan Thời tiết Quốc gia cảnh báo: "Đây là những điều kiện RẤT NGUY HIỂM và có thể dẫn tới tình trạng hoại tử vì tê cóng ở những khu vực da hở chỉ trong vòng 5 phút ở nơi mà giá trị độ lạnh thấp hơn -50 độ C. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là hạn chế thời gian ở ngoài".

Một đợt không khí lạnh đang quét qua vùng Trung tây và hướng tới phía Đông. Không khí lạnh có thể gây chết người. Trong tuần này, đã có ba người tử vong vì thời tiết.