Nhiệt độ Cực điểm
S


Snowflake Cold

Giá lạnh, tuyết rơi kỷ lục trên khắp Trung Quốc trong những ngày đầu năm

Chinese women struggle with cold, snow Jan 2018
© QQ
Vào cuối ngày thứ Năm (4/1), Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã dỡ bỏ "cảnh báo da cam" đối với tình trạng tuyết rơi ở một số khu vực. Theo đó, ở tỉnh Giang Tô và An Huy thuộc miền đông Trung Quốc, tuyết rơi ở mức độ vừa phải. Trong khi, vùng tây nam Quảng Tây đang phải đối mặt với mưa đá và tuyết rơi dày đặc.

Tuyết rơi chạm mức kỷ lục vào hôm thứ Tư (3/1) đã làm tê liệt nhiều khu vực của Trung Quốc. Trong đó, Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, bị đặt trong "cảnh báo đỏ" vào chiều thứ Năm, khi dự báo độ dày của tuyết lên đến 25cm.

Tuyết rơi dày đặc gây gián đoạn giao thông, làm hư hỏng đường dây điện và buộc chính quyền phải đóng cửa các đường phố, sân bay và trường học trên toàn quốc.

Ít nhất 3 sân bay đã đóng cửa, 9 sân bay khác bị đình trệ kéo dài vào thứ Năm do tuyết rơi dày.

Snowflake Cold

Đợt giá lạnh kỷ lục trong hàng chục năm nay bao trùm khắp Bắc Mỹ và Châu Âu

Snow piles up in parking lots at the Canadian National Exhibition as Toronto tries to stay warm in the extreme cold.
© Steve Russell / Toronto StarTuyết dày kỷ lục phủ kín Toronto, Canada
Nhiệt độ xuống quá thấp và tuyết rơi dày đặc đã khiến vài người chết ở đây và một danh sách dài các lễ mừng năm mới buộc phải hủy bỏ.

Người Canada tuy đã quen với cái lạnh, nhưng mức nhiệt hạ sâu dưới 0 độ C tại nhiều nơi khiến hàng loạt sự kiện mừng Năm mới tại đất nước này đã phải hủy bỏ vì lý do an toàn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt những ngày cuối năm.

Ở hai thành phố miền Trung Canada là Regina và Winnipeg, nhiệt độ đã hạ xuống mức âm 50 độ C. Trong khi đó, tại thủ đô Ottawa, nhà chức trách tuyên bố hoãn một số sự kiện đánh dấu kết thúc năm kỷ niệm đất nước tròn 150 năm tuổi.

Bộ Văn hóa Canada thông báo những sự kiện được lên lịch cho ngày 30/12 và đêm 31/12 cũng đã được điều chỉnh để phù hợp với các cảnh báo thời tiết cực kỳ giá lạnh và những lo ngại về an toàn cũng như sức khỏe cộng đồng. Các sự kiện hòa nhạc trong đêm 31/12 hầu hết đã bị hủy bỏ, tuy nhiên màn trình diễn pháo hoa mừng Năm mới vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch. Giải đấu khúc gôn cầu trên băng "Canada 150" dự định tổ chức bên ngoài Tòa nhà Quốc hội nay cũng phải chuyển vào thi đấu trong nhà.

Snowflake Cold

Lạnh giá, tuyết rơi dày kỷ lục đợt Giáng sinh ở nhiều vùng tại Hoa Kỳ

Erie snow storm
© CNN
Văn phòng Cục Dự báo thời tiết Quốc gia tại TP Cleveland, bang Ohio cho biết trận bão ngày 25-12 khiến tuyết rơi dày hơn 0,86 m. Rạng sáng 26-12 lại có thêm đợt tuyết rơi dày 0,48 m, khiến lớp tuyết tổng cộng dày tới 1,3 m, tạo kỷ lục hai ngày có nhiều tuyết nhất trong lịch sử. Kỷ lục tuyết rơi nhiều nhất trước đó là vào tháng 3-1958 tại Morgantown, bang Pennsylvania với lớp tuyết dày 1,11 m.

Trước đó, Cục Dự báo thời tiết ngày 26-12 dự đoán vài ngày tới thời tiết sẽ rét đậm ở vùng Đông Bắc và Trung Tây nước Mỹ.

Tại TP New York, nhiệt độ ở dưới mức 0 độ C và cảnh báo gió lạnh ở các khu vực Maine, Vermont, New Hampshire và New York. Các nhà khí tượng học cảnh báo chỉ cần tiếp xúc với không khí lạnh trong vòng 30 phút bạn cũng có thể bị bỏng lạnh.

Nhiệt độ tại Chicago dao động ở mức -10 độ C vào ngày 26-12, dự đoán xuất hiện băng giá và các đợt gió lạnh nguy hiểm. Nhiều khu vực khác cũng được cảnh báo sẽ có gió lạnh như Bắc Dakota, Wisconsin, Nam Dakota, Minnesota, Iowa, Michigan và Indiana.

Snowflake Cold

Tuyết rơi sớm bất thường ở miền bắc Trung Quốc

Aerial photo taken on Oct. 10, 2017 shows snow scenery in Qinglanshan Township of Dingxi City, northwest China's Gansu
© Xinhua/Chen Yonggang
Vào thời điểm này mọi năm, thời tiết chỉ mới chớm lạnh nhưng năm nay một số khu vực miền Bắc Trung Quốc đã có tuyết rơi.

Nnhiều khu vực ở miền Bắc Trung Quốc vừa đón những đợt tuyết đầu tiên khi không khí lạnh tràn xuống khiến nhiệt độ giảm đột ngột. Theo kênh truyền hình CCTV, một số thành phố ở Cam Túc, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hà Bắc và Nội Mông bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh từ chủ nhật và nhiệt độ đã hạ xuống 4 độ C.

Các thành phố lớn như Cát Lâm, Xích Phong, Kiêm Xương, Gia Dục Quan, Lan Châu có sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau lên tới 12 độ C. Thông thường, vào thời điểm này của năm, nhiệt độ trung bình ở Cam Túc là 17 độ C vì vậy tuyết rơi sẽ là một hiện tượng bất thường.

Tuy nhiên, đây không phải là nơi đầu tiên có tuyết rơi ở Trung Quốc trong năm nay. Người dân ở Tân Cương đã rất bất ngờ khi tỉnh giấc và thấy tuyết phủ kín dày vài cm từ đầu tháng 8.

Snowflake Cold

Mùa đông 2017 được dự báo là lạnh nhất trong hơn 100 năm qua

winter, snow, ice age
© Maksim Bogodvid / Sputnik
Theo các chuyên gia thời tiết, mùa đông năm 2017 có thể sẽ là mùa đông lạnh nhất tại châu Âu trong vòng hơn 100 năm trở lại đây và thậm chí một số quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt.

Các chuyên gia thời tiết cho biết mùa đông năm 2017 tại châu Âu, Nga và Ukraine có thể sẽ là mùa đông lạnh nhất trong vòng hơn 100 năm trở lại đây. Thậm chí ngay tại thời điểm cuối tháng 9/2017, nhiệt độ tại Ireland có thể hạ xuống dưới 0 độ C, đây là một điều rất bất thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này không phải là do Trái Đất nóng lên, mà là do Trái Đất bắt đầu vào một chu kỳ thời tiết mới. Trong những năm sắp tới, vào mùa đông mưa sẽ nhiều hơn tuyết rơi, nhưng theo các chuyên gia thì sương giá mới là điều nguy hiểm nhất.

Theo nhận định của các chuyên gia thời tiết, tháng 11/2017 có thể sẽ rất lạnh và đến tháng 12/2017 nhiệt độ sẽ liên tục ở mức âm 5 độ C. Cũng trong mùa đông 2017, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm tương tự như điều đã từng xảy ra vào những năm 1950 và khiến cho mùa đông 2017 trở nên lạnh hơn so với những năm trước.

Bizarro Earth

Thời tiết trên khắp thế giới ngày càng biến đổi thất thường và cực đoan hơn

Pedestrians and vehicles cross a flooded street during heavy rain in Changsha, Hunan province, China, July 1, 2017.
© CNS/Yang HuafengLũ lụt ở Hồ Nam, Trung Quốc ngày 1/7/2017

Nhận xét: Thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn là điều có thật, nhưng nó hoàn toàn không phải do "nóng lên toàn cầu do con người gây ra" như giới truyền thông và các chính trị gia vẫn ra rả nói. Cái đang diễn ra là quá trình Biến đổi Trái Đất, trong đó biến đổi khí hậu (lạnh đi toàn cầu chứ không phải nóng lên toàn cầu) chỉ là một phần. Và quá trình này hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, con người chỉ có đóng góp hầu như không đáng kể vào đó.

Xem thêm cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu thêm về quá trình này.


Từ Mỹ qua Úc đến Nhật và khắp nơi trên thế giới, khí hậu ngày càng cực đoan không thể dự báo những cơ lũ bất thường, những đợt khô hạn liên miên. Tất cả do biến đổi khí hậu.

Theo Hãng tin Bloomberg, sau 6 năm hạn hán triền miên đến mức gây ra khủng hoảng nông nghiệp, miền bắc bang California (Mỹ) năm nay hứng lượng mưa gấp đôi trung bình hằng năm, đánh bại kỷ lục của năm 1983.

Cloud Lightning

Hay Nhất Mạng: Biến đổi khí hậu: Ai đã đánh cắp mùa hè?

Snow in June in Moscow
© Grigory Sysoev / Sputnik Bức ảnh chụp tại Moscow ngày 2/6 giống thời tiết đầu mùa đông hơn là đầu mùa hè
Tháng 5 mà tuyết lại rơi ở Matxcơva, sau tuyết đến lượt mưa rào ngập đường, rồi tiếp đó là cơn bão lốc làm chết người ngày 29-5, cơn bão được cho là mạnh nhất ở thủ đô trong vòng 130 năm qua!

Những nhà khoa học Nga nói gì về mùa hè lạnh 2017?

Saint Petersburg cũng trải qua một đầu hè kỳ lạ đến độ Tổng thống Nga V. Putin, dự diễn đàn kinh tế tại đây cùng lúc với việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris (1-6), đã đùa: "Lẽ ra chúng ta phải cảm ơn Tổng thống Trump. Đấy, hôm nay ở Matxcơva đã có tuyết rơi, còn ở đây thì mưa và lạnh thế này. Có thể đổ cho ông ta và đế quốc Mỹ, rằng họ có lỗi trong tất cả chuyện này. Nhưng chúng tôi sẽ không làm thế".

Dĩ nhiên, câu trả lời cho nhà báo Hoa Kỳ Megan Kelly này của ông Putin còn thấm đẫm tinh thần thời sự, nhắc khéo việc nước Nga luôn bị "bêu" tên trước bất cứ diễn biến nghiêm trọng nào xảy ra trên thế giới (chẳng hạn như Nga can thiệp bầu cử Mỹ, bầu cử Pháp, thậm chí mới đây còn bị cho là liên can tới những diễn biến Qatar)!

Nhận xét: Để hiểu thêm về quá trình Biến đổi Trái Đất đang diễn ra trước mắt chúng ta, xem cuốn sách của chúng tôi đang được dịch sang tiếng Việt: Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ, đặc biệt các chương sau:


Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries Vietnamese May 2017
Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, môi trường trên hành tinh chúng ta có vẻ như đang phản ánh mức độ rối loạn và bạo lực đang diễn ra trong xã hội loài người. Tháng 5 này, những đợt lũ lụt khủng khiếp (và thường là "chưa từng có") lại một lần nữa gây thiệt hại lớn rộng khắp trên hành tinh này.

Tuyết rơi cực kỳ muộn từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Trung Quốc gây các vấn đề nghiêm trọng cho người dân cũng như mùa màng. Những đợt mưa đá lớn gây thiệt hại nặng nề cũng vậy.

Lốc xoáy, cháy rừng, vòi rồng nước, xoáy nước, bão cát, núi lửa phun trào, động vật hành động khác lạ, và rất nhiều hiện tượng khác nữa đã biến tháng 5 thành một tháng rất đáng báo động nữa trên hành tinh Trái Đất.


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Dòng hải lưu Gulf Stream, dòng tia (jet stream) và vai trò của chúng trong biến đổi khí hậu

Figure 144: The ocean currents.
© WikimediaCác dòng hải lưu chính trên thế giới. Mũi tên đỏ: dòng hải lưu ấm. Mũi tên xanh: dòng hải lưu lạnh. Tô xanh lá cây: dòng Gulf Stream.
Chương 27: Dòng hải lưu Gulf Stream

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào dòng hải lưu Gulf Stream, dòng hải lưu chính của Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi đại dương có một dòng hải lưu tương tự và những nguyên tắc đề cập ở dưới đây có thể được áp dụng cho bất cứ cái nào trong số đó.

Tất cả các dòng hải lưu đại dương chính tại bắc bán cầu, bao gồm cả dòng Gulf Stream (hình trên, vùng màu xanh lá cây) chảy theo chiều kim đồng hồ, trong khi các dòng hải lưu ở nam bán cầu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Theo khoa học chính thống, hiện tượng này hoàn toàn là do "hiệu ứng Coriolis".

Hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía bắc nếu nó xảy ra ở bắc bán cầu. Nếu chất lỏng hay chất khí ở nam bán cầu thì nó sẽ có xu hướng lệch sang bên trái khi hướng xuống phía nam. Điều này dẫn đến chiều quay của các dòng hải lưu đại dương. Vậy là, tại Bắc Đại Tây Dương, nước bị lệch sang bên phải, dẫn đến chiều quay theo chiều kim đồng hồ của dòng hải lưu Gulf Stream.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Snowflake Cold

Hoa Kỳ trải qua đợt lạnh kỷ lục, nhiệt độ có nơi -41 độ C

USA Temperatures
© Watts Up with ThatBản đồ nhiệt độ các bang của Hoa Kỳ
Một đợt giá rét kỷ lục đang lan rộng khắp nước Mỹ. Ước tính 70% diện tích Mỹ chìm trong cái lạnh cắt da cắt thịt với nhiệt độ dưới 0 độ C.

Theo báo USA Today, chuyên gia khí tượng Roy Lucksinger thuộc kênh Weather Channel cho biết một đợt giá lạnh đầu tiên đã thổi qua vùng Plains và Great Lakes hôm qua (5-1). Đợt giá lạnh thứ hai dữ dội hơn bắt đầu lan rộng trong hôm nay tới thứ năm 8-1 tại các vùng Plains, Trung Tây, bờ Đông...

Chuyên gia khí tượng CNN Karen Maginnis ước tính 50 triệu người ở 24 bang tại Mỹ phải hứng chịu giá lạnh khủng khiếp từ hôm nay. Ước tính 70% diện tích nước Mỹ phải hứng chịu đợt lạnh kỷ lục này. Hôm qua nhiệt độ ở khu vực phía bắc bang Wisconsin và một số vùng bang Minnesota giảm xuống tới -45 độ C.

Nhiệt độ các vùng này tiếp tục dao động ở mức -32 tới -45 độ C trong hôm nay 6-1. Tại một số khu vực ở North Dakota, nền nhiệt độ cũng giảm ở mức tương tự. "Đợt giá lạnh này có thể gây chết người. Cái lạnh sẽ càng trở nên khắc nghiệt hơn trong hôm nay" - chuyên gia Maginnis cảnh báo.

Nhận xét: Xem thêm: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu