Nhiệt độ Cực điểm
S


Snowflake Cold

Tuyết dày, nhiệt độ lạnh khác thường càn quét châu Âu, hàng chục người thiệt mạng

Heavy snowfall in Italy
Tuyết dày ở Ý
Tuyết rơi dày và nhiệt độ dưới 0 độ C tiếp tục càn quét châu Âu, khiến 23 người chết trong vòng 2 ngày 6 và 7-1, cũng như làm tê liệt các phương tiện giao thông.

Tại Ba Lan, nhà chức trách cho biết có ít nhất 10 người chết vì thời tiết giá rét trong vài ngày qua. Nhiệt độ tại nước này có lúc giảm xuống dưới -20 độ C hôm 7-1 và nhiệt độ này có khả năng thấp hơn nữa vào nửa đêm.

Tại Bỉ, một người đàn ông thiệt mạng hôm 7-1 vì xe bị trượt khỏi đường cao tốc.

Trong khi đó, thời tiết lạnh giá là nguyên nhân gây ra cái chết cho 7 người vô gia cư tại Ý. Truyền thông địa phương đưa tin tuyết dày và gió mạnh khiến các chuyến bay đều bị đổi hướng, làm chậm phà, hủy các chuyến tàu và đóng cửa nhiều tuyến đường.

Nhận xét: Xem thêm:


Snowflake

Nóng lên toàn cầu? Lần đầu tiên tuyết rơi tại sa mạc Sahara sau gần 40 năm

Snow in Algeria
Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara
Những cồn cát đỏ tươi kết hợp với bông tuyết trắng phau tạo nên một hình ảnh đầy ma mị và không kém phần hùng vĩ ở sa mạc Sahara vào mùa Giáng sinh năm nay.

Chiều 20-12, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Karim Bouchetata đã ghi lại những hình ảnh tuyệt vời về cảnh tuyết rơi gần thị trấn Ain Sefra - Algeria, nơi được mệnh danh là Cổng sa mạc.

Những bông tuyết trắng phau rớt trên những cồn cát đỏ tươi tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Sắc đỏ và trắng hòa quyện khiến người ta liên tưởng đến một ly kem dâu khổng lồ mát lạnh ngay lối vào chảo lửa Sahara.

Lần cuối cùng cư dân thị trấn Ain Sefra nhìn thấy tuyết rơi là ngày 18-2-1979, tức cách đây 37 năm. Khi đó, bão tuyết chỉ kéo dài khoảng nửa giờ. Còn lần này, tuyết rơi suốt 1 ngày gần thị trấn cao hơn mực nước biển 1 km và được bao quanh bởi dãy núi Atlas.

Nhận xét: Xem thêm:


Snowflake Cold

Tuyết phủ trắng sa mạc ở Ả rập Xê út sau khi nhiệt độ xuống dưới không

Saudi Arabia snow and sand
© Alarabiya
Đây là một trong những đợt tuyết rơi hiếm có trong hàng trăm năm qua ở quốc gia này.

Là quốc gia với phần lớn diện tích là sa mạc và các ốc đảo nên khí hậu tại Ả Rập Saudi thường rất nóng và khô cằn. Thế nhưng, tỉnh dậy vào sáng ngày 26/11 vừa qua, người dân đã không khỏi bất ngờ khi thấy tuyết rơi tại đây.

Giữa sa mạc trung tâm và các bang phía Tây Bắc, màu tuyết trắng xen lẫn với màu nâu của cát. Tại trung tâm thành phố Shakra và Tây Bắc thành phố Tabuk, tuyết rơi thành từng lớp mỏng trải dài trên khắp mặt đường. Tại thành phố Tabarjal, phía Bắc bang Al-Jawf, nhiệt độ còn giảm xuống -3 độ C, trong khi tại phía Bắc tỉnh Al-Quryat, nhiệt độ chỉ ở mức -1 độ.

Trước hiện tượng tuyết rơi kỳ lạ này, người dân Ả Rập đã tỏ ra rất phấn khích. Họ cùng chia sẻ những bức ảnh, video kỉ niệm đợt tuyết rơi hiếm hoi này.

Nhận xét: Xem thêm: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu


Snowflake

Tokyo đón tuyết tháng 11 lần đầu tiên trong 54 năm

Snowing November in Tokyo
© AP Photo/Koji SasaharaNgười dân đi trong gió tuyết ở Tokyo
Hôm 24-11, tuyết rơi ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản vào tháng 11 lần đầu tiên trong 54 năm trở lại đây, khiến cư dân địa phương không khỏi bất ngờ.

Vào thời điểm này trong năm, nhiệt độ ở Tokyo thường nằm trong khoảng 10-17 độ C. Tuy nhiên, hôm 24-11, nhiều người lạ lẫm vì chứng kiến tuyết phủ trắng bầu trời, hiện tượng chưa từng xảy ra vào tháng 11 trong vòng 54 năm qua. Lần cuối cùng tuyết rơi ở trung tâm thủ đô Tokyo vào tháng 11 là hồi năm 1962.

"Tôi bị sốc. Tuyết rơi sớm quá" - anh Masaru Machida chia sẻ khi vừa tan ca làm đêm và đi bộ về nhà. Tuyết năm nay rơi sớm hơn năm ngoái 40 ngày. Thường thì Tokyo có tuyết rơi ít nhất 1 lần trong năm, vào khoảng tháng 1 hoặc 2.

Snowflake Cold

Miền bắc Trung Quốc rét kỷ lục, nhiều vùng có nhiệt độ tháng 10 thấp nhất trong lịch sử

Snow in China
Một làn sóng lạnh đang quét qua phía bắc Trung Quốc, với nhiệt độ thấp nhất của ngày thứ 2 ở một số nơi đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử, theo cơ quan khí tượng Trung Quốc.

Sáng thứ hai, 31 trạm khí tượng ở Nội Mông, tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây của Trung Quốc đã ghi nhận mức nhiệt thấp nhất trong tháng 10 từ năm 1951 đến nay. Có nơi nhiệt độ giảm xuống dưới -16 độ C, theo một báo cáo của Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc. Điều này đã khiến tuyết phủ trắng xóa nhiều nơi, người dân co ro dưới thời tiết mua đông giá lạnh.

Theo dự báo, thời tiết rét buốt sẽ tiếp diễn ở Trung Quốc đến đầu tháng 11. Trong hai ngày tới, nhiệt độ ở miền đông Trung Quốc có thể sẽ giảm thêm 4-6 độ. Còn ở các khu vực như phía đông nam tỉnh Hà Bắc, nhiệt độ có thể giảm thêm 8 độ, báo cáo cho biết.

Tại Bắc Kinh, nhiệt độ cao nhất ngày thứ hai dự báo là 6 độ C, nhưng có thể giảm xuống chỉ còn -4 độ C vào ban đêm, theo các bản tin dự báo thời tiết.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu

Chương 24: Sự lạnh đi toàn cầu

Day after tomorrow
Bằng chứng

Theo Khoa học Chính thống, Trái Đất đang phải chịu "sự nóng lên toàn cầu do con người". Tuy nhiên, hoạt động của con người chỉ đóng góp có 5% lượng khí CO2 thải vào khí quyển và khí CO2 chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ (3%) vào khí thải nhà kính. 5% của 3% có nghĩa là lượng khí CO2 do con người tạo ra chỉ đóng góp 0,15% vào "hiệu ứng nhà kính". Để so sánh, hơi nước - bản thân nó cũng có nguồn gốc tự nhiên - chiếm một tỷ lệ khổng lồ 95% hiệu ứng nhà kính.

Để tuyên truyền biến đổi khí hậu sang một bên, rõ ràng là đến cuối thế kỷ 20, những dữ liệu "nóng lên" mà các nhà khí hậu học ủng hộ sự nóng lên toàn cầu dùng để hỗ trợ cho lý thuyết của họ đã chuyển hướng đi xuống phía nhiệt độ thấp hơn, và sự lạnh đi này (cũng giống như sự nóng lên trước đó) không phải do con người mà có nguồn gốc vũ trụ. Nếu, như những người ủng hộ lý thuyết nóng lên toàn cầu do con người gây ra vẫn tuyên bố, khí CO2 do con người thải ra là nguyên nhân chính của sự nóng lên gần đây của Trái Đất, thì làm thế nào họ giải thích việc các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng nóng lên? Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất, theo một số nguồn dữ liệu, đã tăng lên khoảng một độ. Trong cùng khoảng thời gian này, sự nóng lên toàn cầu cũng được quan sát trên sao Hỏa, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Có phải đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Hình dưới cho thấy các dự đoán nhiệt độ của IPCC (đường màu cam, màu đỏ, màu xanh dương và màu xanh lá cây) so với nhiệt độ quan sát được (đường trơn nhẵn màu đen và đường lởm chởm màu hồng). Lưu ý rằng trục Y biểu thị sự khác biệt so với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong khoảng thời gian 1960 - 1990. Ví dụ, nhiệt độ đo được cho năm 1998 (đường màu hồng) cao hơn nhiệt độ trung bình 1960 - 1990 là 0,55 độ. Vào năm 2011 nó chỉ còn ấm hơn 0,35 độ. Điều này có nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2011, nhiệt độ trung bình giảm 0,2 độ dựa trên chính dữ liệu do IPCC cung cấp.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Fish

Hay Nhất Mạng: Phân tích: Nhiều khả năng El Niño là nguyên nhân cá chết hàng loạt thời gian gần đây

El Nino and countries with mass fish kill
El Nino và các nước có cá hoặc sinh vật biển chết hàng loạt 2015 - 16
El Niño hiểu đơn giản là hiện tượng nóng lên của vùng xích đạo Thái Bình Dương tập trung ở khu vực trung tâm và phía đông của đại dương này.

Trung bình cứ 2 đến 7 năm sẽ có một đợt El Niño. Mỗi đợt El Niño sẽ gây ra những hậu quả nặng nhẹ khác nhau, rất khó để dự đoán. Nhìn chung, El Niño sẽ có thể gây ra bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, nạn đói, mùa màng thất bát, các giống loài bị phân bổ lại, động vật bị chết hàng loạt, cá chết hàng loạt, và san hô bị tẩy trắng (không hẳn là chết nhưng nếu bị tẩy trắng quá lâu thì cũng sẽ chết).

Đợt El Niño năm 1997-98 là đợt nóng kinh khủng nhất trong lịch sử của El Niño, được gọi là Siêu El Niño, và gây hậu quả nghiêm trọng nhất bao gồm: bão nhiệt đới ở miền Đông Canada và Mỹ, lũ ở Trung Quốc, cháy rừng ở Úc, dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á, hơn 35 nước tuyên bố có thiên tai, mùa màng thất bát, đất đai mất chất, ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt dẫn đến đói kém, cá chết hàng loạt ở nhiều nơi trên thế giới, san hô cũng bị tẩy trắng khắp nơi trên thế giới, và có 23,000 người tử vong do hậu quả của trận Siêu El Niño này.

Đầu năm 2014, một nhóm các nhà khoa học trên thế giới chuyên về dự đoán khí hậu đã đưa ra minh chứng cho mối liên quan giữa biến đổi khí hậu toàn cầu và El Niño trên tạp chí danh tiếng Nature Climate Change. Theo dự đoán có cơ sở của họ thì khi trái đất ngày càng nóng lên, tần số Siêu El Niño xảy ra cũng sẽ tăng theo, từ 1 lần mỗi 20 năm thì bây giờ sẽ là 1 lần mỗi 10 năm.

Nhận xét: Đây là một phân tích xác đáng về mối quan hệ giữa El Nino và hiện tượng cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với quan điểm rằng biến đổi khí hậu (hay nóng lên toàn cầu) là do con người gây ra. Đây là một phần của quá trình biến đổi trái đất đang diễn ra và nguyên nhân chủ yếu là do các biến động trong hệ mặt trời. Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là nhiều hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng đang có biến đổi khí hậu.

Xem thêm cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người.

Xem thêm những bài khác về hiện tượng cá chết hàng loạt:


Sun

Nắng nóng và hạn hán kỷ lục trên khắp Nam Á và Đông Nam Á, hàng trăm người chết

Heat map for South and South East Asia
© NASABản đồ nhiệt của NASA cho thấy nền nhiệt của toàn bộ khu vực đang ở mức cao kỷ lục
Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng do hiện tượng El Nino gây ra đang gây khổ sở cho hàng trăm triệu người khắp châu Á, trong đó có nhiều nước Đông Nam Á.

"Tại Đông Nam Á, đợt nắng nóng hiện nay nghiêm trọng tương tự những kỷ lục vào các năm 1960, 1983 và 1998. Riêng tại Thái Lan, Lào và Campuchia, đây là đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất từ trước đến giờ" - ông Maximiliano Herrera, nhà khí tượng chuyên nghiên cứu về những kỷ lục về nhiệt độ khắp thế giới, nhận định với đài VOA.

Tại Thái Lan, đợt nắng nóng kéo dài nhất 65 năm qua buộc nhà chức trách khuyến cáo người dân ở trong nhà và uống nhiều nước hơn. Chính quyền cũng cảnh báo những tai nạn liên quan đến nước sau khi có ít nhất 135 trẻ em chết đuối kể từ đầu tháng 4-2016 đến giờ. Một mối đe dọa khác là ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm do thời tiết nóng làm vi khuẩn sinh sôi.

Cơ quan Khí tượng Thái Lan cho biết nhiệt độ bình quân tại nhiều khu vực ở nước này trong tháng 4 đã tăng lên trên 40 độ C, có lúc đạt 44,3 độ C. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 42,6 độ C tại tỉnh Preah Vihear hôm 15-4. Trước đó 2 ngày, kỷ lục tương tự được thiết lập tại Lào với mức 42,3 độ C. Nhiệt độ ở một số thị trấn của Myanmar còn lên đến 46 độ C trong tháng này.

Snowflake Cold

Thủ đô Ottawa của Canada hứng lượng tuyết kỷ lục trong gần 70 năm

Snow in Ottawa, Canada
Trận bão tuyết cuối mùa đã khiến thủ đô Ottawa của Canada ngập trong lượng tuyết kỷ lục trong ngày 16/2 và gây tê liệt giao thông suốt nhiều giờ.

Phóng viên TTXVN tại Canada cho biết đến tối 16/2, thủ đô Ottawa bị phủ trong lớp tuyết dày lên tới hơn 50 cm, "đánh bại" kỷ lục về lượng tuyết rơi trong ngày trước đó là 40,6 cm ghi nhận hồi tháng 3/1947.

Theo Cơ quan Môi trường Canada, tính trung bình mỗi giờ tuyết rơi dày 4cm. Trưởng Cơ quan quản lý giao thông ở thủ đô Ottawa, ông Luke Gagne, cho biết đây là ngày có lượng tuyết rơi nhiều nhất mà ông từng được chứng kiến trong 25 năm làm việc ở thủ đô.

Tuyết rơi dày và kéo dài cả ngày khiến hầu hết các tuyến đường ở thủ đô Ottawa ngập trắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại của người dân cũng như hệ thống giao thông công cộng.

Một số tuyến xe buýt bị trễ giờ, cá biệt có tuyến trễ tới 4-5 tiếng, khiến hàng nghìn học sinh và người dân phải chôn chân trong thời tiết giá lạnh hoặc phải tự lội tuyết về nhà.