Tóm tắt SOTT


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

nebraska flooding march 2019
Lũ lụt như Đại Hồng thủy tại Nebraska, tháng 3/2019
Tháng 3/2019 lại là một tháng nữa đầy những sự kiện thời tiết cực đoan đáng kể, với lũ lụt kỷ lục, mưa đá, tuyết rơi dày và cháy rừng - trên tất cả mọi lục địa, bất kể mùa nào.

Trong khi giới truyền thông phóng đại tuyên bố phản khoa học rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra và ảnh hưởng của nó chỉ liên quan đến các thế hệ tương lai, ngay tại đây và bây giờ, khí hậu đang biến đổi - và ngoài việc làm giảm nhẹ một số ảnh hưởng của nó, các chính phủ không thể làm gì để ngăn chặn nó xảy ra.

Một trong những sự kiện tiêu biểu của tháng 3 là đợt lũ lụt khủng khiếp ở vùng trung tây Hoa Kỳ sau khi một cơn "bão mùa đông" nhấn chìm hầu hết nước Mỹ dưới tuyết và mưa lớn. Nebraska bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hai phần ba bang này biến thành biển trong lục địa. Ở nam bán cầu trong tháng trước, một trong số những cơn bão mạnh gây lũ lụt chưa từng có ở đông nam Châu Phi và giết hại 1000 người.

Vòi rồng cát, vòi rồng tuyết và những cơn mưa và mưa đá xối xả xảy ra thường xuyên đến nỗi, bây giờ chúng gần như trở thành "bình thường". Các sự kiện cầu lửa từ thiên thạch trên bầu trời cũng vậy, thứ mà - sau một thập kỷ nhắm mắt làm ngơ - ngay cả giới truyền thông chính thống ngày nay cũng phải đưa tin về chúng.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

recordsnow2
Tháng 2/2019 lại là một tháng nữa với đầy các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt kỷ lục và những trận tuyết rơi không thể tin nổi.

Trong khi giới truyền thông tập trung vào và thổi phồng lên một vài sự kiện nóng kỷ lục trong tháng 2, họ khá là kín tiếng về những sự kiện lạnh kỷ lục, và tiếp tục bỏ qua thực tế về xu hướng suy giảm nhiệt độ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở bắc bán cầu. Thông qua đó, họ đánh lạc hướng công chúng khỏi điều thực sự quan trọng: khả năng nghiêm trọng về một thời kỳ băng hà mới có thể xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn cực tiểu của hoạt động mặt trời mà các tác động của nó đang được cảm nhận bởi hàng triệu người.

Những sự kiện mưa lũ gây tàn phá nặng nề nhất trong tháng trước xảy ra ở vùng Trung Đông: Iraq, Iran, Ả rập Xê út, Pakistan và Jordan chứng kiến những cơn lũ khủng khiếp càn quét trên sa mạc. Ở nơi khác, một trận lũ quét chưa từng có nhấn chìm vùng đất khô hạn nhất thế giới: sa mạc Atacama ở Chile. Một lần nữa, kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi lại bị phá. Sự hỗn loạn và tình trạng mất điện diễn ra tại Cộng hòa Czech, hàng chục chuyến bay bị hủy ở bắc Ấn Độ, và tuyết rơi kỷ lục chặn các con đường tại Pakistan.

Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của cái lạnh trong tháng này. Từ tuyết rơi dày ở Seattle cho đến nhiệt độ bất thường tại New Mexico và Las Vegas, và một trận "bão bom" tấn công các bang phía đông khiến 550.000 người mất điện. Cuối cùng, cầu lửa từ thiên thạch một lần nữa xuất hiện trên các trang nhất của báo chí trong tháng 2, với sự kiện thiên thạch nổ tung trên bầu trời Cuba làm vỡ kính nhà cửa ở dưới.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

polar vortex
Giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời đang cho thấy tác động của nó... và đấy mới chỉ là bắt đầu. Trong số các hiện tượng đáng lo ngại có nhiệt độ thấp kỷ lục, cũng như gia tăng hoạt động núi lửa và địa chấn.

Sau nhiều tháng mưa lớn và lũ lụt kỷ lục trên khắp thế giới, lượng nước đó giờ rơi xuống dưới dạng tuyết ở bắc bán cầu.

Cơn bão mùa đông Gaia giáng xuống 30% diện tích nước Mỹ, cắt đứt đường giao thông, làm chậm các chuyến bay, đình chỉ nhiều hoạt động và gây thất bát mùa màng.

Nhưng đấy không phải là tất cả. Từng được coi là "của hiếm", cơn "lốc địa cực" đã chia làm ba phần, đẩy nhiệt độ ở Canada, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á xuống sâu dưới 0°C. Vùng bắc Hoa Kỳ đạt đến nhiệt độ thấp kỷ lục -48°C, làm rối loạn cuộc sống bình thường và gây lượng tuyết rơi kỷ lục ở Chicago và St. Louise, khiến hai thành phố này phải căng mình đến cực điểm để chống chọi. Một dấu hiệu của những gì đang tới trong tương lai?

Vùng trung tâm Châu Âu và một số nơi phía tây cũng bị phủ trắng xóa bởi tuyết với các kỷ lục liên tục bị phá vỡ. Nhiều đến mức bây giờ nó đã trở thành "bình thường".

Khoảng 25 km phía trên Biển Barents, trên tầng bình lưu phía bắc Scandinavia, nhiệt độ đạt đến mức kỷ lục -91°C, trong khi tuyết dày 2 mét chôn vùi nhiều vùng nước Ý và Áo. Nhiệt độ lạnh giá buộc chính phủ Đức phải ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi các khu rừng ở Romania cũng bị chôn vùi dưới hàng mét tuyết.

Châu Á và Trung Đông cũng nhận được phần kỷ lục tuyết rơi của mình; Trung Quốc có lượng mùa màng thất bát kỷ lục, Jordan, Iran và Lebanon bị tê liệt bởi tuyết và nhiệt độ lạnh giá, và vùng phía bắc Tunisia buộc phải đóng 31 con đường.

Trong khi nhiều vùng ở bắc bán cầu trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, Úc trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử của họ. Nó cho thấy tác động toàn cầu của sự thay đổi trong dòng tia khí quyển do giai đoạn cực tiểu hoạt động mặt trời.

Băng giá tích tụ trong các lớp trên của bầu khí quyển tiếp tục tạo ra các "điềm báo" lạ trên bầu trời và tạo điều kiện cho các hiện tượng điện từ...

Ngoài thiệt hại về nhà cửa và con người, thời tiết cực đoan còn đang gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và chăn nuôi. Do vậy, chúng ta sẽ tiếp tục thấy giá thực phẩm gia tăng trên khắp thế giới.


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

meteor Mexico city December 2018
Vùng trung tâm và phía đông Trung Quốc đang trải qua một trong những mùa đông khốc liệt nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh phải chịu một trong những tháng 12 lạnh nhất trong lịch sử. Mưa lớn cùng sạt lở đất tấn công vùng tây nam khiến 4 người chết.

Sau một đợt tuyết phủ diện tích lớn nhất trong lịch sử Mỹ cho tháng 11, bão Diego lại hoành hành ở vùng đông nam khiến 400.000 người không có điện, trong khi tuyết rơi dày một cách khác thường đổ xuống vùng tây nam, và nhiều vùng ở đông bắc và phía tây.

Hàn Quốc có đợt rét đậm rất sớm trong mùa đông năm nay, trong khi tuyết rơi dày tấn công Nhật Bản, đổ xuống 2 mét tuyết ở tỉnh Yamagata.

Tuyết dày cũng làm rối loạn cuộc sống tại Bosnia, Romania và Bulgaria, buộc các trường học phải đóng cửa và gây mất điện. Trong khi đó, Áo nhận 140 cm tuyết chỉ trong bảy ngày... Và mùa đông vừa mới bắt đầu!

Một loạt cầu lửa từ thiên thạch vạch qua bầu trời Tây Ban Nha trong vài tháng qua, 3 trong số đó xuất hiện chỉ trong vòng 5 giờ trong tháng 12. Mexico, Texas và San Francisco cũng góp phần của họ với những màn trình diễn cầu lửa ngoạn mục trên bầu trời trong tháng này.

Ả rập Xê út tiếp tục bị đập tơi tả bởi mưa đá, mưa lớn và lũ lụt. Nó khiến sa mạc bắt đầu xanh trở lại ở một số vùng. Trong khi đó lũ quét buộc 45.000 người phải sơ tán ở Indonesia, và Sri Lanka bị nhấn chìm bởi 36 cm mưa chỉ trong một đêm.

Lốc xoáy trái mùa tàn phá Florida, Washington và Illinois ở Mỹ, trong khi một lốc xoáy xuất hiện ở Java, Indonesia, và phá hủy 156 ngôi nhà.

Một đợt phun trào mạnh của núi lửa Krakatoa gây ra một cơn sóng thần ở Indonesia khiến 430 người chết và 22.000 mất nhà cửa. Một đợt phun trào núi lửa khác ở Vanuatu gây ra một loạt trận động đất làm nứt toác một phần hòn đảo Ambrym.

Venezuela cũng bị tấn công bởi nhiều trận động đất, một trận cường độ 5,6 độ xảy ra ở vùng Carabobo làm mở ra nhiều khe nứt trên mặt đất và trong các tòa nhà.

Xem video Tóm tắt SOTT của chúng tôi dưới đây:


Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

california fires
Tháng 11 vừa qua, thị trấn Thiên Đường ở California biến thành địa ngục trần gian. Các vụ cháy rừng như ngày tận thế tàn phá bang này, buộc dân chúng phải sơ tán, khiến 85 người chết và con số thiệt hại kỷ lục. 765.000 hecta bị biến thành tro bụi. Nhưng đó không phải là tất cả, lũ lụt và tuyết rơi gây thêm nhiều thiệt hại hơn nữa cho vùng đất bị tàn phá ấy.

Hoạt động địa chấn và các hiện tượng địa chất khác gia tăng trong tháng 11. Một trận động đất 6,3 độ ở Iran và một trận 7,0 độ ở Anchorage, Alaska, đấy chỉ là hai trận động đất lớn nhất. Trong khi đó, núi lửa tại Guatemala, Nga, Mexico, và Italy đều bừng tỉnh giấc và Ấn Độ cùng Ả rập Xê út bị ảnh hưởng bởi những vết nứt khổng lồ trên mặt đất, hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trái Đất có vẻ như đang "mở ra".

Mưa xối xả, lũ lụt và những hạt mưa đá cực lớn đã trở thành "bình thường" - ngay cả trong mùa khô ở một số nước - khiến hàng trăm người chết, mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị hủy hoại. Kuwait, Việt Nam và Sydney đều bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng Trung Đông và Italy chịu thiệt hại nặng nhất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan phá vỡ nhiều kỷ lục và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Italy với gió lốc mạnh như bão, các cơn bão mạnh và lũ lụt nặng nề khiến 30 người chết, thiệt hại nặng đến mùa màng và cây trồng.

Những đợt mưa khủng khiếp còn hóa lỏng đất gây những đợt sạt lở đất lớn tại Panama, Costa Rica, Brazil , Peru và Ecuador, chỉ kể ra một vài nơi. Hầu hết các đợt mưa - kết hợp với nhiệt độ ngày càng thấp do chu kỳ cực tiểu của hoạt động mặt trời - còn gây ra tuyết rơi dày rất sớm khiến nhiều người kinh ngạc.

Các vụ cầu lửa từ thiên thạch cũng cho chúng ta những buổi trình diễn ngoạn mục trong tháng này. Trong một sự kiện hiếm thấy, bốn quả cầu lửa từ thiên thạch rạch ngang bầu trời nam Tây Ban Nha, hai trong số đó xuất hiện chỉ cách nhau 2 giờ.

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Bất chấp nguy cơ lặp lại hóa nhàm, tháng 10 năm nay, một lần nữa, là một tháng đầy những trận mưa lớn gây thiệt hại khủng khiếp trên khắp quả địa cầu. Vào thời điểm này, cường độ và tần suất của các trận mưa (thường kèm cả mưa đá) ở quá nhiều địa điểm đã đến mức độ đáng lo ngại. Từ Châu Á đến Châu Mỹ đến Châu Phi, Châu Âu và vùng Trung Đông, các thị trấn, thành phố và làng mạc ở khắp các vùng này trải qua những trận hồng thủy khổng lồ đổ xuống chỉ trong vài giờ hủy hoại nhà cửa và gây chết người.
frio
Mùa đông cũng đến sớm trong tháng này ở nhiều địa điểm, với dãy Alps ở Châu Âu, dãy Rockies ở Canada và Mỹ (xuống tận đến Arizona), Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ đều nhận được lượng tuyết rơi lớn một cách khác thường. Như thường lệ, có rất nhiều thiên thạch, cầu lửa và dĩ nhiên, các hố sụt ngày càng trở nên phổ biến hơn, trong một trường hợp đã giết hại hai người. Với các cư dân ở Florida, tháng 10 được đánh dấu bởi siêu bão Michael với sức gió 250 km/h trong khi bão Titli đổ vào bờ biển Ấn Độ làm 17 người chết và 300.000 phải sơ tán. Nhìn chung, đây lại là một tháng nữa mà "khí hậu" đã hóa điên trên quả địa cầu này - có lẽ chỉ có thể so sánh được với sự điên loạn về chính trị mà có vẻ đã chiếm lĩnh tâm trí của rất nhiều người.

Xem video Tóm tắt của SOTT dưới đây:


Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Tháng 9 vừa qua là một chuyến đi hoang dại và đầy nguy hiểm đối với nhiều cư dân trên hành tinh Trái Đất. Từ Mỹ đến Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, mối đe dọa chủ yếu đến từ lượng mưa khổng lồ và đột ngột đổ xuống, cuốn đi đất đai, nhà cửa và cả người. Cùng thời gian đó, nhiều vùng có tuyết rơi sớm (hoặc muộn đối với nam bán cầu) một cách bất thường. Nhớ rằng hầu hết tháng 9 vẫn là thuộc về mùa hè ! Bắc Mỹ, Đông Âu, Trung Á và Úc đều nhận được rất nhiều cái thứ trắng bông bông ấy.
sott september
Siêu bão Florence là cơn bão chính trong tháng 9 khi nó đổ vào bờ biển đông nam Hoa Kỳ, giết hại 17 người và đổ xuống lượng mưa khổng lồ. Ba cơn bão khác tấn công vào vùng tây bắc Thái Bình Dương, gây thiệt hại trên diện rộng cho Hồng Koong, Philippines và Nhật Bản. Bão Jebi, đổ vào Nhật Bản, là cơn bão mạnh nhất trong vòng 25 năm. Đến cuối tháng, một trận động đất lớn mạnh 7,5 độ gây ra đợt sóng thần khủng khiếp tàn phá hòn đảo Sulawesi của Indonesia. Số người chết hiện ở con số hơn 2.000 người, trong khi nhà chức trách nói con số đó có thể tăng lên gấp 3 trong khi hoạt động tìm kiếm, cứu trợ tiếp tục.

Giống như hầu hết các tháng khác trong những năm gần đây, tháng 9 vừa qua cũng được đánh dấu bởi nhiều đợt phun trào núi lửa, các vụ cháy rừng lớn và số cầu lửa / thiên thạch ngày càng gia tăng trên bầu trời. Tóm lại, hành tinh này vẫn tiếp tục chơi điệu rock 'n roll đáng sợ của nó. Bây giờ không phải là lúc hạ thấp tinh thần cảnh giác !

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

july
Nhiều người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi đám cháy rừng ở Hy Lạp. Ít nhất 80 người chết.
Tháng này được đánh dấu bởi những lượng mưa khổng lồ rơi xuống trong thời gian rất ngắn trên khắp thế giới, giết hại hàng ngàn người, khiến hàng triệu người phải sơ tán... và gây thiệt hại mùa màng nhiều hơn nữa.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Nam Phi, Nepal, Pakistan, Ấn Độ, Thụy Điển, Nga, Ý và Mỹ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những trận mưa xối xả và các trận lũ quét sau đó, 200 người chết và hàng ngàn người mất nhà cửa.

Ý, Brazil và Nam Phi cũng nhận các đợt mưa tuyết trái mùa hoặc 'hiếm gặp' trong tháng này, khiến dân chúng địa phương rất ngạc nhiên.

Trong khi 'bầu trời mở ra' ở nhiều nơi, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng tấn công California, Thụy Điển, Na Uy và Hy Lạp. Hy Lạp cũng là nơi bị thiệt hại nặng nhất với 94 người chết, 2500 km2 bị thiêu hủy. Hàng trăm người phải chạy ra bờ biển nhảy xuống nước để thoát khỏi đám lửa.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ss_june
Núi lửa Volcan de Fuego ở Guatemala phun trào dữ dội, giết hại 109 người, hàng trăm mất tích, nhiều làng mạc chôn vùi dưới hàng mét tro bụi
Tháng 6 vừa qua chứng kiến nhiều vùng của hành tinh này bị nhấn chìm bởi những đợt mưa xối xả đủ loại; từ những cơn mưa đá và bão dữ dội tại nhiều vùng của Châu Á (một số mang đến cả cá, tôm và bạch tuộc) và Châu Âu, cho đến một hỗn hợp đáng kinh ngạc của gió mạnh như bão, mưa lớn và lũ lụt tại Mỹ, Mexico và một số nơi ở Nam Mỹ.

Hoạt động núi lửa tiếp tục phá kỷ lục trên khắp quả địa cầu. Núi lửa Kilauea tiếp tục tàn phá hòn đảo lớn của Hawaii, phá hủy nhà cửa và phủ kín nhiều vùng với khí độc. Trong khi đó, sau nhiều năm hoạt động liên tục, núi lửa ở Guatemala bùng nổ dữ dội, gây ra cái chết của ít nhất 109 người. Hàng trăm người vẫn mất tích và nhiều làng mạc bị chôn vùi dưới hàng mét tro bụi.

Ngoài cảnh tượng ngoạn mục của những đợt phun trào này, điểm quan trọng cần nhớ là tất cả đám tro bụi đó làm bão hòa các tầng trên của khí quyển, phản xạ ánh nắng mặt trời và làm gia tăng sự ngưng tụ nước và tạo ra các hạt băng. Dĩ nhiên, đây không phải là tin tốt lành trong đợt cực tiểu của hoạt động mặt trời này.

Rất có khả năng là nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục giảm mạnh, và cứ xem lượng nước khổng lồ đang đổ xuống, mùa đông tới có thể mang lại nhiều khó khăn cho nhiều nơi ở bắc bán cầu.

Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

lava
Trong khi tuyết rơi trái mùa xảy ra trong suốt tháng 5 từ dãy Rocky Mountains ở bắc Hoa Kỳ cho tới Canada, Bắc Âu, đông bắc Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Kashmir và Nepal, những đợt lũ lụt tầm cỡ "đại hồng thủy" trên khắp thế giới mới là điều đáng chú ý nhất trong tháng này.

Hoa Kỳ và hầu hết châu Âu cũng được nhận đủ những cơn lốc xoáy và mưa đá gây thiệt hại nặng... Các hạt mưa đá khổng lồ có vẻ đang trở thành điều bình thường ở nhiều nơi trên thế giới.

Hàng ngàn người trên khắp Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi phải sơ tán hoặc chịu mất điện do những trận mưa cực lớn và kéo dài. Somalia, từng chịu hạn hán nặng, giờ bị ngập lụt do lượng mưa chưa từng có. Trong khi đó, đất nước sa mạc Yemen nhận lượng mưa bằng 3 năm chỉ trong 1 ngày từ cơn bão Mekunu. Cơn bão được đặt tên đầu tiên của mùa bão 2018, Bão Alberto, cũng mang lại lũ lụt và thiệt hại rộng khắp cho Cuba.

Mưa cực lớn, mưa đá, lũ lụt và nhiệt độ cực đoan cũng làm thiệt hại một lượng lớn mùa màng tại một số vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới, mang lại lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai không xa.