Tóm tắt SOTT


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 7/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary July 2016
Tháng 7/2016 là một tháng điên rồ theo nhiều nghĩa. Sự tăng vọt trong các cuộc tấn công khủng bố và những vụ người dân phát điên dường như được đáp lại bởi Mẹ Thiên Nhiên. Trong số các sự kiện và xu hướng thời tiết cực đoan cùng chấn động môi trường trong tháng trước, chúng ta quan sát thấy:
  • Một đợt bùng phát lốc xoáy có sức phá hoại lớn xảy ra tại Nam Phi (nơi đang là mùa đông)
  • Mưa đá to bằng quả bóng golf rơi ở nhiều nơi, thậm chí cả Colombia và Brazil
  • Bão điện dữ dội xảy ra khắp nơi, với sét đánh tiếp tục cướp đi mạng sống đạt đến những con số đáng báo động

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Alberta wildfire
Ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra rằng có điều gì đó bất thường đang diễn ra với thời tiết (và cả hành tinh nói chung). Trong khi thừa nhận một cách mơ hồ rằng việc tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra cùng một lúc này chứng tỏ chúng có liên quan theo một cách nào đó, những báo cáo từ giới truyền thông chính thống về chủ đề này vẫn chứa đầy sự phi lý đến nực cười. Ví dụ, CNN gần đây tường thuật rằng "[2016] là năm thứ hai liên tiếp mà Texas có trận lụt 500 năm mới có một lần."

Tháng trước, số núi lửa phun trào trong một tuần còn nhiều hơn con số trung bình của cả một năm trong thế kỷ 20. Mưa đá kích thước bằng quả bóng tennis rơi trên khắp Đông Nam Á, trong khi tiểu lục địa Ấn Độ bị quay chín trong đợt nắng nóng kỷ lục năm thứ hai liên tiếp. Châu Âu có tuyết rơi muộn kỷ lục ở nhiều vùng, tiếp theo là bùng phát lốc xoáy, lũ quét tàn phá và mưa đá nhiều đến mức phải cần xe ủi tuyết để dọn dẹp tại một số nơi. Cháy rừng hoành hành trên những vùng rộng lớn phía dưới vành đai Bắc cực, đặc biệt là vùng trung tâm Canada, nơi toàn bộ dân cư của cả một thành phố buộc phải sơ tán.

Tháng này qua tháng khác, mưa ngày càng rơi nhiều hơn, gió ngày càng thổi mạnh hơn, các thiên thạch bay ngày càng sát hơn. Các ngôi nhà bị tàn phá không thể được xây dựng lại đủ nhanh trước khi làn sóng thảm họa thiên nhiên tiếp theo lại giáng xuống. Các nhà lãnh đạo của "thế giới tự do", trong khi tiến hành ngày càng nhiều chiến tranh hơn, cướp bóc ngày càng nhiều tài nguyên hơn, và gây ra ngày càng nhiều chết chóc và đau khổ hơn, vẫn nói với chúng ta rằng chúng ta chưa bao giờ được hưởng cuộc sống tốt đẹp như bây giờ.

Dựa trên tóm tắt các biến động môi trường toàn cầu trong tháng 5/2016 này, có vẻ như Mẹ Thiên Nhiên có ý kiến khác...


Nhận xét: Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ của chúng tôi, hiện đang được dịch sang tiếng Việt, để hiểu về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Sott summaries Vietnamese 4/2016
Động đất tàn phá, lũ quét xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở hầu như mọi vùng trên Trái Đất, tuyết mùa xuân, mưa đá to bằng quả trứng, lốc xoáy tại Trung Đông, cháy rừng hoành hành ở vùng vĩ độ cao, thiên thạch nổ tung trong khí quyển, và các tòa nhà dân cũng như nhà máy đang nổ tung ở khắp nơi...

Giới cầm quyền nói với chúng ta rằng tất cả đều là do "sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra", và rằng biến động của môi trường có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu bằng cách thực hiện những giải pháp hay ho của họ.

Nhưng đấy có phải câu chuyện thực sự không? Làm thế nào trả thuế carbon hoặc "sống xanh", lấy ví dụ, có thể khiến vũ trụ không gửi các quả cầu lửa thiên thạch ngày càng nhiều đến chỗ chúng ta?

Chỉ trong một khoảng thời gian 24 giờ trong tháng trước, hai trận động đất lớn xảy ra ở hai bên của Vành đai lửa Thái Bình Dương, giết hại hàng trăm người. Trận động đất ở Ecuador được nối tiếp bởi đợt mưa xối xả, trong khi trận động đất tại nam Nhật Bản được nối tiếp bởi hàng trăm địa chấn nhỏ - và bọt, một lượng rất lớn bọt trắng kỳ quái không rõ nguồn gốc.

Đây chỉ là một tập hợp có lựa chọn những "dấu hiệu" trong tháng 4/2016, những dấu hiệu cho thấy hành tinh / vũ trụ / Sự Sống đang chuẩn bị "làm lại từ đầu"...


Nhận xét: Xem cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ của chúng tôi, hiện đang được dịch sang tiếng Việt, để hiểu về quá trình biến đổi Trái Đất đang diễn ra và những ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với con người.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 03/2016: Thời tiết Cực đoan, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2016
Kỷ lục tuyết rơi mùa xuân, bùng phát lốc xoáy gây thiệt hại nặng, máy bay rơi khỏi bầu trời, lũ lụt khủng khiếp trên tất cả các lục địa, "âm thanh kim loại bí ẩn trên bầu trời" được nghe ở nhiều địa điểm khác nhau, nhiều cầu lửa từ thiên thạch được chứng kiến và quay lại, động vật chết hàng loạt, hố sụt nuốt chửng xe đang chạy... Đấy chỉ là một số những dấu hiệu thời đại trong tháng 3/2016...


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 02/2016: Thời tiết Cực đoan, Cầu lửa từ Thiên thạch, Chấn động Hành tinh

Hố sụt nuốt chửng xe hơi và người, cầu lửa từ thiên thạch rơi như mưa, và núi lửa phun trào khắp nơi - với một tháng ngắn nhất trong năm, tháng 2/2016 quả là đầy biến động...
Sott summary 2/2016 Vietnamese
Trong tháng trước, nhiều núi lửa phun trào ngoạn mục tại Mexico, Guatemala, Nicaragua, Indonesia và Nhật Bản. Ở những nơi khác, mặt đất thực sự mở ra theo nghĩa đen, giết hại một người ở Arizona, trong khi vết nứt khổng lồ nuốt chửng một con sông tại miền nam Mexico. Những trận động đất lớn bao gồm một chấn động 6,4 độ tại Đài Loan lật đổ các tòa nhà và giết hại 33 người, trong khi một trận động đất mạnh khác (5,9 độ) giáng xuống Christchurch, New Zealand, thành phố vẫn còn đang xây dựng lại sau trận động đất khủng khiếp tàn phá nơi này vào tháng 2/2011.

Rất nhiều cầu lửa từ thiên thạch ngoạn mục được quay lại trên camera vào tháng trước. Chỉ trong một ngày, 6/2, có ba sự kiện thiên thạch đáng chú ý. NASA cho biết có một vụ nổ lớn trong bầu khí quyển xảy ra tại nam Đại Tây Dương, trong khi một thiên thạch thứ hai làm rung chuyển nhà cửa khi nó nổ tung trên bầu trời Đan Mạch và ném các mảnh thiên thạch xuống đất. Một thiên thạch thứ ba cũng làm vậy tại miền nam Ấn Độ, giết hại một người, người không may trở thành trường hợp chết bởi thiên thạch chính thức được ghi nhận đầu tiên. Thiên thạch nổ tại nam Đại Tây Dương là thiên thạch lớn nhất rơi xuống hành tinh này kể từ sự kiện Chelyabinsk xảy ra đúng 3 năm trước.
february sott summary
© SOTT.net
Những âm thanh kỳ quái trên bầu trời một lần nữa lại được nghe tại nhiều nơi trên thế giới vào tháng trước, đặc biệt là ở vùng đông bắc Hoa Kỳ và Quebec. Mưa xối xả mang lũ quét đến cho Mauritius. Fiji bị tàn phá bởi cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nước này. Peru hứng chịu những trận lũ bùn tàn phá. Tuyết rơi rất dày ở nhiều vùng tại Hoa Kỳ và Pakistan. Ottawa, Canada nhận lượng tuyết rơi nhiều nhất trong một ngày trong hơn 100 năm nay.

Một dòng Jet Stream ngày càng thất thường cộng với đợt El Nino mạnh kỷ lục mang lại thời tiết cực đoan cho Hoa Kỳ, với vùng tây nam Hoa Kỳ trải qua đợt nắng nóng kỷ lục cho thời gian này trong năm, miền đông bắc Hoa Kỳ trải qua nhiệt độ lạnh kỷ lục, còn miền nam Hoa Kỳ thì nhận được cả những đợt bùng phát lốc xoáy trái mùa và bão tuyết. Có xu hướng ngày càng gia tăng của các động vật biển chết trôi dạt vào bờ với số lượng lớn tại các bãi biển trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng có nhiều đoạn quay cảnh động vật nổi cơn tam bành tàn phá, trong đó có cả một cảnh rất mang tính biểu tượng của một con gấu tấn công người tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là những dấu hiệu thời đại trong tháng 2/2016...


Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2016: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh

Tóm tắt SOTT 1/2016
Cá voi mắc cạn hàng loạt tại Ấn Độ và tây bắc châu Âu - Cơn bão tuyết khổng lồ kỷ lục tạo ra bởi siêu bão mùa đông Jonas ở vùng đông bắc Hoa Kỳ - Đợt lạnh kỷ lục tại vùng Viễn Đông Nga và Đông Nam Á, mang đến tuyết rơi cho cả Việt Nam, Đài Loan và nam Trung Quốc - Tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử tại Kuwait - Lũ lụt nghiêm trọng ở trung tâm Hoa Kỳ, Anh và nhiều nơi khác - Trận bão Thái Bình Dương sớm nhất trong lịch sử và trận bão Đại Tây Dương sớm nhất kể từ năm 1938 - Động đất lớn tại vùng Viễn Đông Nga và Alaska - Nhiều vụ phun trào núi lửa lớn ở trung tâm Hoa Kỳ, Viễn Đông Nga và Nam Cực.

Đây là những "dấu hiệu thời đại" trong tháng 1/2016...


Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2015: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh

Etna volcano eruption
Một năm đầy những sự kiện thời tiết đáng kinh ngạc và thảm họa thiên nhiên tàn phá đã kết thúc một cách đầy kịch tính vào tháng trước, làm hỏng lễ kỷ niệm Giáng Sinh của nhiều người. Các điều kiện khí quyển khác thường và dòng jet stream phía bắc đi "lung tung" đã mang thời tiết ấm kỷ lục đến cho Bắc Cực và Tây Âu, nơi mà những cơn bão nối tiếp nhau tấn công Vương quốc Anh, Ireland và Na Uy với lượng mưa kỷ lục và gió rất mạnh. Một tình huống tương tự xảy ra ở phía đối diện của quả địa cầu, nơi mà, trong năm thứ hai liên tiếp, trận bão Bắc Thái Bình Dương dữ dội nhất từng được ghi nhận giáng xuống Alaska và mang lũ lụt dữ dội đến cho miền tây bắc Hoa Kỳ.

Tháng 12/2015 là 'câu chuyện của hai nước Mỹ', với nửa phía tây trải qua đợt lạnh kỷ lục, tuyết rơi kỷ lục và bão tuyết, trong khi các bang phía đông trải qua thời tiết ấm kỷ lục, bùng phát lốc xoáy gây chết người và lũ lụt kỷ lục. Điều không thể tin nổi là ngày Giáng Sinh ở Boston và thành phố New York còn ấm hơn ở đó vào ngày 4/7. Lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng tất cả các châu lục, với hơn 100.000 người phải sơ tán tại Kinshasa, thủ đô Congo, hơn 160.000 người nữa phải sơ tán ở vùng trung châu Mỹ Latin, và 300 người bị thiệt mạng bởi 'đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ' ở miền nam Ấn Độ.

Tháng trước cũng có nhiều núi lửa phun trào, những quả cầu lửa từ thiên thạch ngoạn mục trên bầu trời, hố sụt mở ra nuốt chửng nhà cửa, mưa đá dữ dội đến mức biến đường phố thành sông băng tại miền bắc Argentina, trong khi lốc xoáy xuất hiện ở New Zealand. Thế giới động vật cũng đang cảm nhận ảnh hưởng của sự chấn động toàn cầu: cá chết hàng loạt tiếp tục lan rộng, hàng loạt những con cá voi khổng lồ chết trôi dạt vào bờ, và lần thứ hai trong vòng 5 tháng, một con mực khổng lồ được quay thấy nổi trên mặt nước... Có phải có gì đó khuấy động dưới đáy sâu không?

Đây là những dấu hiệu thời đại trong tháng 12/2015.


Fireball

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2015: Thời tiết khốc liệt và chấn động hành tinh

fireball bangkok
© Sott.netCầu lửa khổng lồ trên bầu trời Bangkok, Thái Lan, ngày 2/11/2015
Tháng 11 năm 2015 lại là một tháng nữa của những hiện tượng thời tiết khốc liệt, với nhiều đợt bùng phát lốc xoáy lớn tại Hoa Kỳ gây thiệt hại trên diện rộngt từ Iowa đến Texas. Những hệ thống bão tàn phá này mang lại tuyết rơi sớm kỷ lục (và lượng tuyết nhiều kỷ lục) cho nhiều vùng, với Chicago trải qua tháng 11 nhiều tuyết nhất trong "hơn 100 năm". Về phía nam, Oklahoma đi từ cháy rừng dữ dội đến bão tuyết - chỉ trong vòng hai tuần. Ở những nơi khác, bắc Trung Quốc có nhiệt độ lạnh kỷ lục và Nhật Bản trải qua tháng 11 nhiều tuyết nhất trong hơn 60 năm.

Ở nam bán cầu, những cơn bão "mùa hè" thả các cục mưa đá khổng lồ xuống miền bắc Argentina, biến đường phố thành sông băng, trong khi một cơn lốc xoáy khổng lồ nhiều xoáy phá hủy hơn 1000 ngôi nhà tại Brazil. Trận hồng thủy trong tháng 10 cuốn trôi xe hơi và nhà cửa trên khắp vùng Trung Đông tiếp tục trong suốt tháng 11, với Qatar nhận nhiều hơn lượng mưa trung bình hàng năm của nó chỉ trong một ngày. Nhiều vùng của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả Rập Xê Út và Yemen cũng bị nhấn chìm bởi lượng mưa chưa từng có. Trong tháng thứ hai liên tiếp, mưa đá dữ dội khiến băng chảy qua sa mạc Ả Rập.

Hàng loạt các quả cầu lửa từ thiên thạch được thấy trên khắp thế giới vào cuối tháng 10 tiếp tục trong tháng 11, với một quả ngoạn mục tại Bangkok, Thái Lan - sự kiện thứ hai như vậy trong hai tháng ở thành phố này. Trong video Tóm tắt SOTT tháng này, chúng tôi cũng có cảnh quay cầu lửa từ thiên thạch viếng thăm Ireland và Nam Phi hai lần; một quả khác làm rung chuyển cửa sổ sau khi nó nổ tung trên bầu trời Saskatchewan, Canada; và cũng đừng bỏ lỡ quả cầu lửa gào thét theo nghĩa đen trên bầu trời New Mexico...