Lũ lụt
S


Cloud Precipitation

Châu Á chìm trong biển nước

Myanmar flooding
Lũ lụt tại Myanmar
Ngập lụt đang là vấn nạn hàng đầu ở châu Á, đe dọa cuộc sống của hàng triệu con người. Tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, các nước châu Á phải đối mặt với những trận lũ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mùa lũ năm nay trở nên chết người hơn nhờ có sự "đóng góp" của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu

Tính đến ngày 27-7, Ấn Độ đã có hơn 120 người chết vì ngập, 25.000 người rời bỏ nhà cửa. Myanmar hơn 100.000 người bị buộc phải di tản. Ở Thái Lan, hơn 43 tỉnh đang chuẩn bị đối mặt với mưa bão lớn và nguy cơ ngập lụt cao.

Nhận xét: "Biến đổi khí hậu" giờ được trưng ra như một cái đũa thần vạn năng để giải thích cho mọi thảm họa thiên nhiên trên Trái Đất. Nóng quá, lạnh quá, mưa nhiều quá, mưa ít quá, bão lớn, lốc xoáy, động vật chết hàng loạt, v.v..., tất cả đều là do "biến đổi khí hậu", mà thực sự họ ngụ ý là "nóng lên toàn cầu do con người gây ra".

Việc các thảm họa thiên nhiên tăng mạnh trong những năm gần đây, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn và nhiều hiện tượng khác nữa là điều có thật, nhưng chúng là một phần của quá trình Biến đổi Trái Đất. Xem cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để biết thêm về quá trình này, đặc biệt chương sau về hiện tượng lạnh đi toàn cầu:

Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu

Đồng thời xem các video "Tóm tắt Biến đổi Trái Đất" mà chúng tôi đăng hàng tháng để thấy hiện tượng này đang diễn ra trên khắp thế giới như thế nào.


Cloud Precipitation

Mưa lũ nghiêm trọng ảnh hưởng hàng triệu người tại nhiều nước châu Á

Floods in Akita, Japan
© KYODO
Mưa lớn kéo dài cuối tuần qua tại Nhật Bản đã khiến gần 500 nhà bị ngập, trong khi nhà chức trách yêu cầu sơ tán hơn 20.000 cư dân. Hiện chưa có báo cáo thương vong do mưa lũ tại tỉnh này.

Trong hai ngày 22 và 23/7, lượng mưa đo được ở mức hơn 300 mm tại nhiều nơi, trong đó có 2 thành phố Akita và Yokote. Hai trường mẫu giáo tại các thành phố này đã phải đóng cửa ngày 24/7 do ngập lụt nghiêm trọng.

Trong khi đó, 5 thành phố mất nước do hỏng đường ống cấp nước. Dịch vụ tàu siêu tốc tại tỉnh Akita đã bị gián đoạn một phần sau khi đường ray bị hư hại.


Nước sông dâng cao tại một số nơi cũng gây ra một loạt vụ lở đất và cô lập nhiều nhà ở. Tại Daisen (Đai-xên), một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhà chức trách đã chỉ thị sơ tán khoảng 21.000 người thuộc 8.200 hộ gia đình.

Cloud Precipitation

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries June 2017
Tháng 6 quả là một tháng "ngoạn mục" nếu tính về những hỗn loạn khí hậu trên khắp thế giới. Những "bức tường nước mưa" theo nghĩa đen được ghi nhận ở nhiều vùng gây lũ lụt rộng khắp và những đợt lũ bùn gây chết người, cùng những đợt gió giáng đột ngột đầy ấn tượng, mưa đá rất lớn và tuyết rơi trái mùa. Lốc xoáy và vòi rồng nước cũng trình diễn trong tháng này từ Trung Quốc, Nga cho đến New Jersey. Và dĩ nhiên, những quả cầu lửa, hố sụt và đám cháy rừng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn cũng góp vui.

Hãy xem tất cả trong video dưới đây.

Bizarro Earth

Thời tiết trên khắp thế giới ngày càng biến đổi thất thường và cực đoan hơn

Pedestrians and vehicles cross a flooded street during heavy rain in Changsha, Hunan province, China, July 1, 2017.
© CNS/Yang HuafengLũ lụt ở Hồ Nam, Trung Quốc ngày 1/7/2017

Nhận xét: Thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn là điều có thật, nhưng nó hoàn toàn không phải do "nóng lên toàn cầu do con người gây ra" như giới truyền thông và các chính trị gia vẫn ra rả nói. Cái đang diễn ra là quá trình Biến đổi Trái Đất, trong đó biến đổi khí hậu (lạnh đi toàn cầu chứ không phải nóng lên toàn cầu) chỉ là một phần. Và quá trình này hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, con người chỉ có đóng góp hầu như không đáng kể vào đó.

Xem thêm cuốn sách "Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ" mà chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt để hiểu thêm về quá trình này.


Từ Mỹ qua Úc đến Nhật và khắp nơi trên thế giới, khí hậu ngày càng cực đoan không thể dự báo những cơ lũ bất thường, những đợt khô hạn liên miên. Tất cả do biến đổi khí hậu.

Theo Hãng tin Bloomberg, sau 6 năm hạn hán triền miên đến mức gây ra khủng hoảng nông nghiệp, miền bắc bang California (Mỹ) năm nay hứng lượng mưa gấp đôi trung bình hằng năm, đánh bại kỷ lục của năm 1983.

Cloud Precipitation

Biển lũ nhấn chìm miền nam Trung Quốc: Hơn 50 người thiệt mạng, 9,5 triệu người ảnh hưởng

A general view shows a flooded area in Liuzhou, Guangxi province, China, July 2, 2017.
© ReutersCảnh lũ lụt tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 2/7/2017
Mưa lớn kéo dài khiến các tỉnh miền trung và nam Trung Quốc chìm trong lũ lụt cướp đi mạng sống của hơn 50 người và buộc hàng trăm nghìn người phải sơ tán.

Mực nước ở hơn 60 con sông thuộc miền nam Trung Quốc đã dâng cao lên mức báo động khiến tình hình lũ lụt có khả năng vẫn sẽ tiếp tục diễn biến xấu.

Chính phủ Trung Quốc đã giải ngân 103 triệu USD để cứu trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền trung và miền nam bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Quý Châu để các tỉnh chống lũ.

Các tỉnh miền nam của Trung Quốc là nơi sản xuất một số loại nông sản chính của nước này. Chẳng hạn, Quảng Tây là vùng sản xuất mía hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Hồ Nam là tỉnh chăn nuôi lợn lớn thứ 3 cả nước. Ngoài ra, phía nam sông Dương tử cũng là vựa gạo lớn của Trung Quốc.

Cloud Lightning

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 5/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summaries Vietnamese May 2017
Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, môi trường trên hành tinh chúng ta có vẻ như đang phản ánh mức độ rối loạn và bạo lực đang diễn ra trong xã hội loài người. Tháng 5 này, những đợt lũ lụt khủng khiếp (và thường là "chưa từng có") lại một lần nữa gây thiệt hại lớn rộng khắp trên hành tinh này.

Tuyết rơi cực kỳ muộn từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Trung Quốc gây các vấn đề nghiêm trọng cho người dân cũng như mùa màng. Những đợt mưa đá lớn gây thiệt hại nặng nề cũng vậy.

Lốc xoáy, cháy rừng, vòi rồng nước, xoáy nước, bão cát, núi lửa phun trào, động vật hành động khác lạ, và rất nhiều hiện tượng khác nữa đã biến tháng 5 thành một tháng rất đáng báo động nữa trên hành tinh Trái Đất.


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 4/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese April 2017
Sự hỗn loạn trong môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng 4.

Sau khi Peru bị nhấn chìm trong tháng 3, Columbia xếp hàng tiếp sau để hứng chịu lượng mưa và lũ lụt khủng khiếp, dẫn đến những vụ sạt lở đất gây chết người tại thành phố Mocoa. Lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng cũng xảy ra ở Ấn Độ, Indonesia, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cháy rừng một lần nữa tấn công bang Florida của Hoa Kỳ trong khi tuyết rơi rất muộn trong năm phủ kín nhiều nước châu Âu, khiến nhiều vụ mùa mất trắng.

Thiên thạch, cầu lửa cũng được nhìn thấy trên khắp hành tinh này, và đặc biệt, một sao chổi cũng xuất hiện.


Cloud Precipitation

Lũ lụt, vỡ đê, Montreal, thành phố lớn thứ 2 tại Canada, ban bố tình trạng khẩn cấp

People row a boat in a flooded residential area in Gatineau, Quebec
© Chris Wattie / ReutersLũ lụt ở Quebec, Canada
Từ hôm thứ Bảy 6/5, hàng trăm binh lính Quân lực Canada được triển khai ở khắp Quebec để giúp ứng phó với mực nước dâng cao của sông hồ, làm ngập nhà cửa, và khiến hàng ngàn cư dân, đường sá và tài sản bị nguy hiểm.

Hôm Chủ nhật 7/5, hai thành phố Montreal và Laval đã ban bố tình trạng khẩn cấp do nước lụt ngày càng dâng cao sau nhiều ngày mưa liên tục.

Thị trưởng Denis Coderre của Montreal nói lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp cho thành phố quyền hạn giải quyết tình hình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ông cho biết sẽ có những đang tản cư bắt buộc ở một số vùng.

Tình trạng khẩn cấp được dành cho các vùng:

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 3/2017: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Vietnamese 3/2017
Sự hỗn loạn môi trường trên khắp hành tinh tiếp tục không suy giảm trong tháng này. Nhiều quả cầu lửa ngoạn mục được nhìn thấy từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Cháy rừng tàn phá nhiều bang trung tây Hoa Kỳ trong khi gió mạnh khác thường tấn công Illinois và New York. Bão dữ dội giáng xuống Madagascar, Brazil, New Zealand và Pháp.

Lũ lụt nghiêm trọng tấn công nhiều nơi trên quả địa cầu, nhưng bị nặng nhất là Peru, nơi hàng chục người đã chết và hàng trăm ngàn người không còn nhà cửa. Với những đợt sóng khổng lồ xảy ra từ Ira đến Nam Phi, vụ nổ khí ga bí ẩn ở Anh và khí mêtan rò rỉ ở Nga, chưa kể tuyết rơi ngoài khơi Nam Phi và sét đánh trực tiếp vào xe đang chạy, tháng 3 quả là một tháng dữ dội cho hành tinh này và những cư dân của nó.


Cloud Precipitation

Lũ lụt tồi tệ nhất trong 100 năm qua tại San Jose, California khiến 50.000 người phải sơ tán

San Jose floods
© Noah Berger / AFP/Getty ImagesNước lụt ngập quanh nhà cửa tại San Jose hôm 22/2.
Hàng chục ngàn người dân tại thành phố San Jose, phía bắc bang California, đã phải sơ tán trong ngày 22-2 sau khi một trận lũ lớn nhất trong 100 năm trở lại đây gây ngập nhiều khu dân cư và vô hiệu hóa một tuyến đường cao tốc trọng yếu.

Xa lộ liên bang 101 bị đóng cả hai chiều giao thông ở đoạn nằm về phía Nam thành phố San Francisco vì nước tràn lên mặt đường. Thậm chí cơ quan chức năng cho biết chưa rõ khi nào xa lộ huyết mạch dẫn vào vùng Silicon Valley này có thể được mở lại.

Chính quyền địa phương đã ban bố lệnh sơ tán bắt buộc đối với khoảng 14.000 dân và ra khuyến cáo sơ tán đối với khoảng 22.000 người khác đang sinh sống tại các khu vực ngập lụt.

Chính quyền yêu cầu người dân chỉ đem theo những vật dụng cần thiết như thú cưng, thuốc thang và đến trú tạm tại các trung tâm di tản càng nhanh càng tốt.

Trong đêm 21-2. nhân viên của chính quyền địa phương đã đến gõ cửa từng nhà dân để yêu cầu di tản lên vùng đất cao hơn vì sông suối và các đập nước tràn bờ và khiến nước ngập đến ngực trong một số khu dân cư.