Lũ lụt
S


Cloud Precipitation

Gần 200.000 người sơ tán trước nguy cơ vỡ đập nước cao nhất Hoa Kỳ do mưa lớn

Oroville Dam
Đập Oroville
Gần 200.000 người ở Bắc California (Mỹ) đã được lệnh sơ tán sau khi đập tràn ở hồ Oroville có nguy cơ bị vỡ do mưa lớn nhiều ngày qua.

Lệnh sơ tán này dành cho các cư dân thuộc khu vực hạ lưu đập Oroville ở gần thành phố cùng tên tại khu vực Bắc California, Reuters ngày 13.2 đưa tin. Giới chức sở tại cho biết đập tràn khẩn cấp của đập Oroville cao 230 m có nguy cơ bị vỡ do lượng nước chảy xiết đã làm xói mòn đập tràn, đe dọa gây lũ lụt cho TP.Oroville và các thị trấn lân cận dọc sông Feather.

Sự cố hiếm hoi

Theo tờ Los Angeles Times, chính quyền sở tại đã đưa ra lệnh sơ tán khẩn cấp vào chiều tối 12.2 (giờ địa phương). Cảnh sát trưởng hạt Butte, ông Kory Honea kêu gọi cư dân sống ở những vùng dọc sông Feather nên sơ tán lên vùng đất cao hơn. "Người dân ở các vùng thấp tại Oroville và các khu vực hạ lưu đập hãy nhanh chóng sơ tán. Đây không phải là một cuộc diễn tập", theo Reuters dẫn thông báo của Cảnh sát trưởng Honea trên mạng xã hội tối 12.2.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Dòng hải lưu Gulf Stream, dòng tia (jet stream) và vai trò của chúng trong biến đổi khí hậu

Figure 144: The ocean currents.
© WikimediaCác dòng hải lưu chính trên thế giới. Mũi tên đỏ: dòng hải lưu ấm. Mũi tên xanh: dòng hải lưu lạnh. Tô xanh lá cây: dòng Gulf Stream.
Chương 27: Dòng hải lưu Gulf Stream

Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung vào dòng hải lưu Gulf Stream, dòng hải lưu chính của Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lưu ý rằng mỗi đại dương có một dòng hải lưu tương tự và những nguyên tắc đề cập ở dưới đây có thể được áp dụng cho bất cứ cái nào trong số đó.

Tất cả các dòng hải lưu đại dương chính tại bắc bán cầu, bao gồm cả dòng Gulf Stream (hình trên, vùng màu xanh lá cây) chảy theo chiều kim đồng hồ, trong khi các dòng hải lưu ở nam bán cầu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Theo khoa học chính thống, hiện tượng này hoàn toàn là do "hiệu ứng Coriolis".

Hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía bắc nếu nó xảy ra ở bắc bán cầu. Nếu chất lỏng hay chất khí ở nam bán cầu thì nó sẽ có xu hướng lệch sang bên trái khi hướng xuống phía nam. Điều này dẫn đến chiều quay của các dòng hải lưu đại dương. Vậy là, tại Bắc Đại Tây Dương, nước bị lệch sang bên phải, dẫn đến chiều quay theo chiều kim đồng hồ của dòng hải lưu Gulf Stream.

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

wildfire Israel november 2016
© Sott.netCháy rừng tại Haifa, Israel, tháng 11/2016
Trong khi giới "tinh hoa" theo chủ nghĩa "tự do" phát điên trong tháng trước vì "thảm họa Trump", những kẻ điều hành Đế chế phương Tây đang nhanh chóng mất đi chút khả năng nắm bắt hiện thực cuối cùng họ từng có. Cùng lúc đó, với các hiện tượng thời tiết cực đoan nối tiếp nhau giáng xuống mọi vùng trên Trái Đất, có vẻ như chuyến du hành vào sự điên loạn tập thể này được Mẹ Thiên Nhiên đánh dấu từng bước suốt dọc đường đi. Các sự kiện thảm họa tự nhiên trong tháng 11 bao gồm:
  • Tuyết, mưa đá và lũ lụt trong sa mạc của Ả rập Xê út (một lần nữa)
  • Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử hiện đại của New Zealand
  • Đợt lũ quét tồi tệ nhất trong lịch sử của Johannesburg, Nam Phi
  • Lại một trận động đất mạnh (và sóng thần) ngoài khơi Fukushima, Nhật Bản
  • Bùng phát "hen do bão" tại Melbourne, Úc, giết hại 8 người và khiến 8.500 người phải nhập viện
  • Cơn bão Đại Tây Dương muộn nhất trong lịch sử hiện đại (và xảy ra xa nhất ở phía nam, và là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Costa Rica)
  • Những đợt "siêu cháy rừng" chưa từng có thiêu hủy nhiều vùng tại đông nam Hoa Kỳ

Cloud Precipitation

Lũ lụt nghiêm trọng ở Malaysia và nam Thái Lan ảnh hưởng hàng trăm ngàn người

The floods in Malaysia's east coast, which some describe as the worst in 30 years, forcing the evacuation of thousands in Terengganu and Kelantan.
© THE STAR/ASIA NEWS NETWORKĐợt lũ lụt này tại Malaysia được mô tả là tồi tệ nhất trong 30 năm qua
Những trận lụt ở Kelantan và Terengganu (Đông Bắc Malaysia) đã khiến 23.000 người dân nơi đây phải sơ tán. Các nhà chức trách cho biết, các trung tâm cứu trợ, cứu nạn mới sẽ được mở để giúp đỡ những người dân nơi đây.

Cơn mưa nặng hạt kéo dài 5 ngày qua khiến chính quyền địa phương phải sơ tán 10.038 người dân Kelantan, 12.910 người dân ở vùng lân cận Terengganu. 101 trường học trong vùng đã phải đóng cửa, nhiều tuyến đường cũng như các chuyến tàu đến Kelantan đều bị tê liệt do ảnh hưởng của mưa.

Ông Che Adam Abdul Rahman, phụ trách lực lượng dân sự bang Terengganu, cho biết số người được sơ tán đã tăng từ 4.352 người lên 12.910 người trong 1 ngày. Hiện, những người này đang được cung cấp đồ ăn, nước uống cũng như các dịch vụ cứu trợ tại 139 trung tâm.

"Trời vẫn đang mưa rất lớn. 30 tuyến đường trong bang đã bị chặn, mực nước ở nhiều nơi đã vượt ngưỡng 1 mét. Hiện nay, chúng tôi đang phải dùng thuyền cứu hộ để sơ tán người dân."

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

ECS October 2016
© Sott.netTháng 10/2016: Lại một sự kiện "ngàn năm có một" nữa giáng xuống hai bang Carolina, Hoa Kỳ. Sự kiện "ngàn năm có một" trước đó xảy ra vào... tháng 9.
Trong khi tất cả các cặp mắt tháng trước hướng vào kết cục khác thường nhất trong một mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, Biến đổi Trái Đất vẫn tiếp tục.

Sự kiện dạo đầu trong tháng 10/2016 là Siêu bão Matthew. Nó để lại một dải tàn phá suốt dọc vùng Caribbean và bờ biển đông Hoa Kỳ. Là cơn bão mạnh nhất ở bắc Đại Tây Dương trong một thập kỷ nay, Matthew cũng là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra gần xích đạo đến vậy. Nó đổ xuống lượng mưa nhiều đến mức kỷ lục mưa bị phá vỡ ở mọi nơi trên đường đi của nó, và gây ra thiệt hại hơn 10 tỷ đôla. Haiti là nơi chịu thiệt hại chính, nơi hơn 1600 người thiệt mạng.

Thời tiết cực đoan giờ trở nên "bình thường" đến mức South Carolina tháng trước trải qua sự kiện ngập lụt "ngàn năm có một" thứ bảy chỉ trong 6 năm, phá kỷ lục lượng mưa rơi lập trong... tháng 9/2016. Trong khi hầu hết Hoa Kỳ có nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 10, rất nhiều tuyết rơi ở nước Nga khiến mức độ tuyết phủ tại bắc bán cầu vào cuối tháng 10 chỉ thua kỷ lục vào năm 1976.

Chúng tôi cũng có hơn một chục sự kiện thiên thạch rất ấn tượng trong video của tháng này, phản ánh cái mà chúng tôi nghi ngờ là một đợt gia tăng cuối năm nữa của các "vị khách từ vũ trụ". Như chúng tôi tường thuật đầu năm nay, số cầu lửa đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và bầu trời trở nên đặc biệt được ""rọi sáng"" vào nửa cuối của mỗi năm.

Đây là những "dấu hiệu" trong tháng 10/2016...

Cloud Precipitation

Philippines tan hoang vì hai siêu bão tàn phá trong vòng một tuần

typhoon haima damage
© REUTERS/Erik De Castro
Siêu bão Haima ập vào miền bắc Philippines đã làm ít nhất 5 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng.

Cơn bão mạnh nhất tấn công Philippines trong vòng 3 năm qua đã tàn phá các khu vực trồng lúa của nước này như các tỉnh miền bắc Cagayan, Isabela và Ilocos vào khuya 19.10. Với sức gió 225 km/giờ và giật đến 315 km/giờ, bão Haima đã khiến gần 100.000 người phải sơ tán.

Giới chức Philippines cho hay nhờ sơ tán dân kịp thời nên số thương vong đã giảm thiểu đáng kể. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 2 công nhân bị đất lở chôn vùi lán trại của họ ở thị trấn La Trinidad thuộc tỉnh Benguet, 2 người dân ở tỉnh Ifugao gần Benguet và 1 cụ ông 70 tuổi tử vong vì trụy tim tại tỉnh Isabela, theo AP dẫn nguồn từ giới chức sở tại.

Đa số người dân Philippines tại những vùng trên nói rằng sức tàn phá của cơn bão Haima không kém gì siêu bão Haiyan (Hải Yến) từng càn quét nước này hồi năm 2013, cướp đi sinh mạng của khoảng 7.350 người. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy tại tỉnh Cagayan, cây cối bị bật gốc, trụ điện đổ ngã khắp nơi, nhiều đường phố biến thành sông. Có thể thấy nhiều xe tải bị lật, các cửa hàng hai bên đường bị hư hại nặng do gió thổi bay bảng quảng cáo, cửa kính bị vỡ...

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 9/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT Summary Sept 2016 Vietnamese
Video tóm tắt "Biến đổi Trái Đất" của SOTT cho tháng 9/2016: Các sự kiện thời tiết cực đoan, dấu hiệu của những chấn động hành tinh (địa chấn, núi lửa, v.v...) và vật thể gần Trái Đất dưới dạng cầu lửa trên bầu trời.

Trong khi Đế Quốc đang sụp đổ dưới sự ngông cuồng của chính họ, và trong khi ngọn lửa bất mãn trong dân chúng đang lan rộng giữa những lời đồn đại về chiến tranh thế giới, biến động hành tinh vẫn tiếp tục không ngừng. Tháng này, siêu bão Matthew có lẽ sẽ được ghi nhớ như trận bão tồi tệ nhất của cả năm tại Hoa Kỳ (và trên toàn thế giới). Nhưng hai trận bão khác của tháng 9, Hermine và Julia - một trong số chúng là cơn bão lớn đầu tiên của bang Florida kể từ năm 2005, và cái còn lại là cơn bão đầu tiên được hình thành ngay trên đất liền tại bang này - đã nhấn chìm cả vùng bờ biển đông nam Hoa Kỳ.

Một loạt bão cũng mang đến hết đợt lũ lụt này đến đợt lũ lụt khác cho vùng đông nam Úc, phá kỷ lục lượng mưa của nước này kể từ khi thành lập nước vào thế kỷ 19 và làm cho mùa đông này trở thành mùa đông mưa nhiều thứ ba trong lịch sử tính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều cơn bão ở vùng tây bắc Thái Bình Dương tàn phá Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy bão ngày nay mạnh hơn 50% so với 40 năm trước. Cơn bão mạnh nhất trong số chúng - siêu bão Meranti - là cơn bão mạnh nhất trên toàn thế giới trong năm nay và chỉ thua siêu bão Haiyan năm 2013 trong sách kỷ lục.

SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

Cloud Precipitation

Trận lụt khủng khiếp nhất trong 70 năm ở Triều Tiên: 133 người chết, 395 mất tích

North Korea flood 2016
© Xinhua/REX/Shutterstock
Theo Liên Hiệp Quốc, Triều Tiên đang hứng chịu trận lụt kinh hoàng, khiến 133 người chết, 395 người mất tích và hơn 100.000 người phải sơ tán.

Văn phòng Điều phối Các Vấn đề Nhân đạo của LHQ (OCHA) trích dẫn các số liệu từ thủ đô Bình Nhưỡng - Triều Tiên cho biết khoảng 107.000 người sống dọc theo sông Tumen đã phải sơ tán.

Trong thông báo đưa ra ngày 11-9, OCHA cho biết trận lụt tàn phá trên diện rộng khiến 35.500 căn nhà bị ảnh hưởng, 69% trong số đó hoàn toàn bị phá hủy. Khoảng 8.700 công trình công cộng bị hư hại.

Ngoài ra, khoảng 16.000 héc-ta đất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng và ít nhất 140.000 người cần được giúp đỡ khẩn cấp. Hãng KCNA đưa tin các tuyến đường sắt, đường bộ, nguồn điện và các nhà máy cũng bị tàn phá hoặc ngập trong nước.

Cloud Precipitation

Lũ lụt khủng khiếp ở Ấn Độ: 300 người chết, 6 triệu người bị ảnh hưởng

Bus swept away in Indian flood
Lũ lụt khủng khiếp đang diễn ở miền trung và đông Ấn Độ khiến ít nhất 300 người thiệt mạng và hơn 6 triệu người bị ảnh hưởng.

Mưa lớn khiến nhiều con sông trong đó có sông Hằng bị tràn bờ, buộc người dân tại các bang Madhya Pradesh, Bihar, Uttar Pradesh, Rajasthan và Uttarakhand phải sơ tán đến các trại cứu trợ. Lũ lụt khủng khiếp nhấn chìm nhiều ngôi làng, cuốn trôi hoa màu, phá hủy đường xá, làm mất điện và đường điện thoại.

Tại bang Bihar, giới chức cho biết đây là một trong những trận lụt khủng khiếp nhất trong năm nay khiến gần 120 người thiệt mạng, hơn 5 triệu người bị ảnh hưởng, tình hình tại đây đang rất nghiêm trọng.

Tại bang Uttar Pradesh, 43 người đã thiệt mạng, 1 triệu người bị ảnh hưởng, trường học đã phải đóng cửa. Hai con sông Yamuna và sông Hằng đã vượt quá mức nguy hiểm, nước lũ vẫn đang tiếp tục dâng cao.